Để thi công ga nổi và đường sắt trên cao, nhiều cây xanh ở Hà Nội sẽ bị đốn hạ, cầu đi bộ được tháo dỡ, trạm trung chuyển xe buýt được di dời.
Hàng loạt cây xà cừ có đường kính hơn 2 m đoạn từ đền V
oi Phục đến khách sạn Daewoo (Ba Đình) sẽ bị chặt hạ. Ảnh: Minh Minh.
"Để thi công nhà ga số 8 (khu vực trước cổng Đại học Giao thông Vận tải) của tuyến đường sắt số 3 (đoạn Nhổn - ga Hà Nội) nhiều cây xanh sẽ bị đốn hạ", Phó ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội Lê Huy Hoàng cho VnExpress hay.
Ban quản lý đã bàn với Sở Xây dựng về việc đốn hạ cây xanh từ dốc Voi Phục đến khách sạn Daewoo (đường Kim Mã, quận Ba Đình). "Thành phố đã xem xét, cân nhắc rất kỹ và khu vực đó phải đốn hạ hơn 30 cây xà cừ", ông Hoàng nói.
Theo Phó giám đốc Công ty công viên cây xanh Hà Nội Nguyễn Xuân Hưng, Ban quản lý đường sắt phải làm việc cụ thể xin ý kiến Sở Xây dựng, khi có đầy đủ thủ tục mới thực hiện đốn cây hoặc di chuyển chúng.
Ngoài việc chặt cây xanh, khi thi công nhà ga số 8, trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy sẽ bị di dời để lấy mặt bằng. Theo đó, trạm sẽ dịch chuyển sang hai phía sát Đại học Giao thông Vận tải và vườn thú Hà Nội để duy trì việc đón trả 50.000 khách cho 15 tuyến xe mỗi ngày
Cầu đi bộ trước cửa trường ĐH GTVT sẽ bị tháo dỡ để thi công nhà ga số 8 (ảnh Minh Minh)
Tại khu vực thi công nhà ga số 8, cầu đi bộ sẽ được phá bỏ. Lãnh đạo Ban quản lý đường sắt nội đô Hà Nội cho biết có hai phương án về cây cầu trên. Một là di chuyển đến vị trí mới cách vị trí cũ khoảng 100 m, hai là bỏ luôn. Vị này nhận định, khả năng di chuyển tới vị trí mới là không cao.
Nếu cây cầu đi bộ trên bị phá thì chỉ trong hơn một năm, Hà Nội đã dỡ bỏ ba cây cầu đi bộ để làm các công trình giao thông khác nhau. Năm 2013, khi Hà Nội xây dựng cầu vượt tại nút giao Đại Cồ Việt - Bạch Mai và nút giao Kim Mã - Daewoo, hai cầu đi ở các khu vực trên đã bị phá bỏ. Tất cả các cây cầu đi bộ trên đều có giá trị hàng tỷ đồng.
"Hệ thống cầu vượt, đường sắt trên cao đều được quy hoạch. Cầu đi bộ không có quy hoạch và đó chỉ là giải pháp tình thế về giao thông", ông Hoàng giải thích về sự lãng phí khi phá bỏ các cầu đi bộ.
Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội dài khoảng 12,5 km (8,5 km đi trên cao, 4 km đi ngầm) với 12 nhà ga (8 ga trên cao, 4 ga ngầm đi qua các quận Bắc Từ Liêm - Nam Từ Liêm - Cầu Giấy - Ba Đình - Đống Đa - Hoàn Kiếm). Dự án có tổng đầu tư gần 1.180 triệu Euro tương đương 33.000 tỷ đồng, khởi công tháng 9/2010 và dự kiến hoàn thành tháng 11/2018.
Minh Minh
Theo vnexpress.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét