Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

NƯỚC LẨU SẢN SINH CHẤT GÂY UNG THƯ

Nước lẩu bị đun sôi quá lâu sản sinh ra chất hóa học nitrit và hợp chất nitrosamine có khả năng gây ung thư hay không?
Nước lẩu đun lâu sản sinh chất ung thư

Mới đây, trên tờ Tân hoa xã (Trung Quốc) đăng tải một thông tin khiến không ít người giật mình: Ăn lẩu làm tăng nguy cơ ung thư. Theo đó, nước lẩu càng để lâu càng nguy hiểm, vì nó có chứa nitrit và hóa chất gây ung thư nitrosamine. Nghiên cứu được thực hiện trên 4 loại lẩu phổ biến là lẩu dưa chua, lẩu hải sản, lẩu xương hầm và lẩu vịt.

Kết quả là, nồng độ nitrit trong nước lẩu thay đổi trong thời gian ăn, chia làm bốn lần, lúc bắt đầu, 30 phút, 60 phút và 90 sau khi ăn. Thời gian ăn lẩu càng dài thì hàm lượng nitrit trong nước lẩu lại càng tăng. 

Sau 90 phút, nước lẩu dưa chua có nồng độ nitrit cao nhất, cao gấp 9,38 lần so với lúc đầu, lẩu hải sản có nitrit cao gấp 7,06 lần. Lẩu nước hầm xương và lẩu vịt có lượng nitrit nhỏ hơn là 2,88 lần và 3,05 lần. Lúc nồi lẩu bắt đầu sôi, nồng độ nitrit trong nước lẩu không quá cao, chỉ khoảng 1,3 - 1,8mg/lít. Tuy nhiên, thời gian ăn lẩu càng kéo dài, nồng độ nitri càng lúc càng cao. Nước lẩu dưa chua có hàm lượng nitrit cao nhất là 15,73mg/l, lẩu hải sản có nồng độ 12,70mg/l.

Người ăn lẩu có thể bị ngộ độc nitrit. Nếu nồng độ nitrit cao nhất trong nước lẩu đo được là 15mg/l thì khi uống 2 bát canh, tương đương với 400ml, lượng nitrit cơ thể hấp thụ là 6mg. Ăn kèm cùng các loại thực phẩm nhúng, người tiêu dùng không hấp thụ quá 20mg. Dù không ngộ độc gây chết người ngay, nhưng trong nước canh lẩu, hàm lượng axit amin khá cao, trong điều kiện nhiệt độ cao có thể kết hợp cùng nitrit trở thành một loại hợp chất gây ung thư nitrisamine.

Tuy hàm lượng chất gây ung thư nitrisamine trong nước lẩu không xác định được, nhưng sự hiện diện của nó gây lo lắng cho người tiêu dùng. Nếu như thường xuyên ăn lẩu, những yếu tố gây ung thư sẽ có cơ hội phát triển, vì vậy, hạn chế uống nước canh lẩu là giải pháp an toàn để đảm bảo sức khoẻ.
Nước lẩu đun sôi lâu sản sinh ra chất hóa học nitrit và hợp chất nitrosamine có khả năng gây ung thư. 

Nitrit có thể gây ung thư

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm cho rằng, rất có thể nguyên liệu để làm các món lẩu trên đã bị nhiễm nitrit từ khâu nguyên liệu, đặc biệt là dưa muối thì hàm lượng nitrit càng nhiều. Lẩu thực chất là một món canh lành tính được nhiều người ưa chuộng. Việc đun nấu lâu không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thực phẩm và không gây sản sinh ra nitrit trừ khi trong nguyên liệu đã có nitrit rồi. Nitrit chỉ sinh ra trong điều kiện chiên rán ở nhiệt độ cao trong dầu mỡ. 

Thực phẩm công nghiệp, đồ đóng hộp được đun nấu trong điều kiện thời gian cũng rất lâu nhưng không có nghĩa là sẽ có nhiều nitrit. Nitrit là một chất độc, có khả năng gây ung thư. Trong công nghiệp thực phẩm, một số trường hợp đặc biệt, người ta buộc phải sử dụng nitrit để bảo quản, không cho vi sinh vật có hại tồn tại như lạp xườn, một số loại thịt cá dùng để ăn sống có chủng vi sinh vật có thể gây chết người.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, đối với lẩu hay bất cứ  món ăn được chế biến theo cách nào, nếu sử dụng nguyên liệu có chứa nitrit thì chắc chắn người sử dụng thực phẩm sẽ bị nhiễm nitrit. Người ta tưới rau bằng phân đạm trước khi thu hoạch sẽ khiến rau bị nhiễm nitrit, một số người bán hàng để bảo quản thịt tươi lâu cũng cho nitrit vào ướp. 

Khi ăn phải thực phẩm này, nitrit đi vào cơ thể sẽ sinh ra nitrisamine gây ung thư. Tất nhiên mỗi cơ thể có khả năng đào thải và hấp thụ riêng nên nguy cơ này nặng nhẹ ở từng người. 

Theo các chuyên gia, đối với món lẩu, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì phải kiểm soát tốt các nguyên liệu nấu. Nếu rau, thịt cá bị nhiễm nitrit thì chắc chắn nồi lẩu sẽ sản sinh ra nitrisamine. Khi ăn lẩu, nên kết hợp thịt cá với nhiều loại rau tươi để giảm nguy cơ hình thành hợp chất gây ung thư nitrisamine. 
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

NGUY CƠ NHIỄM ĐỘC CHÌ TỪ ẮC QUY CŨ


- Chì trong bình điện và vỏ nhựa của bình điện khi thải ra môi trường đều là những thứ gây ô nhiễm, độc hại đến sức khỏe con người
Xe[-]đạp[-]điện[-]và[-]nguy[-]cơ[-]nhiễm[-]độc[-]chì[-]từ[-]ắc[-]quy[-]cũ
Các bạn trẻ đạp xe tham quan một số công trình kiến trúc cổ khác ở TP.HCM như khách sạn Grand, Majestic, Ngân hàng Nhà nước - Ảnh tư liệu


Hiện nay trên cả nước đã có hàng triệu xe gắn máy và ô tô, xe tải cùng các thiết bị khác đều sử dụng bình ắc-quy làm phương tiện tích trữ năng lượng điện.

Không thể phủ nhận tính ưu việt của thiết bị lưu trữ điện này.

Đặc biệt là tại những nơi vùng sâu, miền núi chưa có hệ thống điện quốc gia thì không có thiết bị nào có thể thay thế chúng.

Với tình hình giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, việc sử dụng xe đạp điện thay thế xe gắn máy sẽ là chuyện tất yếu của đại bộ phận người lao động. Do giá xe đạp điện chỉ vài triệu đồng, bằng 25% giá xe gắn máy nên học sinh, sinh viên sử dụng rất nhiều. 

Các xe đạp điện, xe máy điện do Trung Quốc sản xuất có mẫu mã đẹp nhưng chất lượng thì cần phải xem lại. Do giá rẻ nên chất lượng sẽ không bảo đảm, đặc biệt là chất lượng bình chỉ sử dụng được vài tháng. 

Những thông tin, con số giật mình

Với thông tin gần 500 trẻ em bị phơi nhiễm độc chì từ gấp 4-7 lần ngưỡng cho phép tại làng tái chế bình ắc-quy cũ ở huyện Đông Mai, Hưng Yên trong chương trình thời sự vào 19g ngày 30-11 trên VTV1 khiến Bộ Y tế đã phải vào cuộc điều tra.

Số liệu thống kê khiến chúng ta phải giật mình với lượng ắc-quy tại Việt Nam thải loại ra năm 2010 là 40.000 tấn, dự kiến đến năm 2017 sẽ lên đến khoảng 70.000 tấn ắc-quy chì.

Xe[-]đạp[-]điện[-]và[-]nguy[-]cơ[-]nhiễm[-]độc[-]chì[-]từ[-]ắc[-]quy[-]cũ
Ảnh chụp lại từ màn hình

Quá trình sản xuất ra ắc-quy chì đã là một quá trình gây ô nhiễm: (sản xuất các tấm chì điện cực, sản xuất nhựa vỏ bình ắc-quy, sản xuất ra a-xít...), và việc thu hồi tái chế hay tiêu hủy lại càng gây ô nhiễm hơn.

Chính vì thế khi nói xe đạp điện, xe máy điện đôi khi chúng ta ngộ nhận là thân thiện môi trường, thuật ngữ tiêu chí mà nhà sản xuất thường đưa ra “xanh” thì chỉ nói đến vấn đề giảm xả thải khí SO2, CO2... mà họ đã cố tình không nhắc đến việc sản xuất cũng như trách nhiệm của mình trong việc tái chế, tiêu hủy chúng.

Độc hại từ chì và nhựa


Với giá xe đạp điện và xe máy điện như hiện nay, chỉ trong vài tháng nữa, cả nước sẽ có thêm hàng triệu chiếc. Hậu quả là hằng năm sẽ thải ra môi trường (chủ yếu là vứt bỏ, tái chế đạt yêu cầu rất ít) hàng ngàn tấn chì độc hại và hàng triệu vỏ nhựa ắc-quy, nguy cơ ngộ độc khi sử dụng các sản phẩm nhựa được tái chế theo công nghệ lạc hậu từ nhựa vỏ ắc-quy là rất cao.

Chưa kể, thói quen sử dụng sai của người dân như: chở quá tải, nạp điện khi điện ắc-quy vẫn còn, nạp chưa đủ thời gian... dẫn đến bình ắc-quy giảm tuổi thọ. Nếu không có cách sử dụng đúng và sử dụng quá nhiều thì trung bình tuổi thọ bình ắc-quy của xe đạp điện khoảng 1 - 2 năm.

Nếu các sản phẩm nhựa này sử dụng trong ngành thực phẩm như: muỗng, đũa, hũ... thì hậu quả vô cùng to lớn. Bài học về sự tiện lợi của túi ni lông, túi xốp ở những năm mới ra đời và mức độ gây ô nhiễm của chúng ngày nay vẫn còn nóng hổi!

Nên sử dụng xe đạp truyền thống


Nên chăng chúng ta sử dụng xe đạp truyền thống rẻ tiền thay thế xe đạp điện. Sử dụng xe đạp vừa vận động cơ thể khỏe mạnh, vừa giảm mức độ gây ô nhiễm lại tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền.

Đi xe đạp có nhiều điều lợi, nên ở nước ngoài, người ta thu nhập hằng tháng vài ngàn USD hơn hẳn chúng ta nhiều lần mà họ vẫn đi xe đạp.

Còn nhớ hồi sinh viên, chúng tôi đi học và làm thêm rất xa đến hơn chục ki-lô-mét nhưng vẫn đạp xe mỗi ngày! Vậy mà cứ đến mỗi tối thứ bảy tôi và “con ngựa sắt” còn đèo người yêu dạo chơi khắp thành phố với bao kỷ niệm đẹp mà có cảm thấy mệt mỏi gì đâu!

Mọi việc dần rồi cũng sẽ quen.

Mặt khác, để góp phần bảo vệ môi trường sống, chúng ta nên sử dụng xe đạp truyền thống là hợp lý nhất.
Cách sử dụng đúng ắc-quy

Ắc-quy chia thành hai nhóm: loại dùng a-xít (ắc-quy chì, nước) và ắc-quy khô (không dùng dung dịch a-xít). Ắc-quy nước thì phải kiểm tra mức nước thường xuyên trên 2 vạch vỏ bình của nhà sản xuất. Định kỳ kiểm tra 1-2 tháng/lần tùy theo mức độ sử dụng (tùy việc xe đi ít hay nhiều).

1. Chỉ châm thêm nước cất (không phải nước a-xít) khi dung dịch trong bình bị cạn dưới vạch quy định (riêng ắc-quy khô thì không cần châm nước).

2. Để ắc-quy tuổi thọ lâu bền là không sử dụng đến khi ắc-quy cạn kiệt rồi mới mang đi sạc lại.

Tốt nhất là khi ắc-quy còn lại 15-20% là nên sạc lại. (Ví dụ: ắc-quy xe máy điện đi được 60km/lần sạc thì xe đi được quảng đường khoảng 40-45km thì nên sạc điện lại)

3. Khi sạc điện cho ắc quy phải dùng bộ sạc đi kèm theo của nhà sản xuất. (đúng điện áp V, cường độ sạc Ampe). Thông thường cường độ dòng sạc khoảng 10-12% dung lượng bình. Ví dụ: Ắc-quy có dung lượng là 100A, thì dòng sạc sẽ có cường độ là 10-12Ampe. Thời gian sạc khoảng 6-8 giờ tùy theo dung lượng của ắc quy.

4. Phải sạc ắc-quy thật no đủ điện khi để xe không sử dụng. Nếu không sử dụng trong thời gian dài phải sạc lại định kỳ (hàng tháng) với thời gian từ 6 đến 10 giờ. 

5. Không chở quá tải khi sử dụng xe.
KS NGUYỄN THANH TUẤN KIỆT (TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY VIỆT CƯỜNG - TP.HCM)
Read more ...

PHÁT HIỆN TRUNG TÂM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN DỆT MAY PHỐ NỐI - HƯNG YÊN XẢ NƯỚC THẢI KHÔNG QUA XỬ LÝ RA MÔI TRƯỜNG

(Tinmoitruong.vn) - Vào lúc 00 giờ 02 phút ngày 5/12/2014, Đoàn thanh tra công tác BVMT của Tổng cục Môi trường phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Hưng Yên đã phục kích bắt quả tang Trung tâm xử lý nước thải Khu công nghiệp (KCN) Dệt may Phố Nối đang xả nước thải không qua xử lý ra ngoài môi trường.
Hưng[-]Yên:Trung[-]tâm[-]xử[-]lý[-]nước[-]thải[-]KCN[-]Dệt[-]may[-]Phố[-]Nối[-]xả[-]nước[-]thải[-]không[-]qua[-]xử[-]lý[-]ra[-]môi[-]trường
Hình ảnh đường ống trái phép đường kính 300 mm

Theo đó, Trung tâm xử lý nước thải KCN Dệt may Phố Nối xả nước thải không qua xử lý ra ngoài môi trường qua đường ống trái phép đường kính 300mm. Vào thời điểm Trung tâm đang xả trộm nước thải có ông Trần Quốc Việt là cán bộ đang trực vận hành hệ thống xử lý. Theo lời khai của ông Việt, ông Việt đã mở van trái phép nước thải qua đường ống này vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 4/12/2014. Thời điểm dự kiến xả trong khoảng 04 giờ theo như thông lệ đã xả từ trước đến nay được ghi trong Sổ giao ca và ký trực.

Theo ghi nhận của Đoàn thanh tra và báo cáo của Trung tâm, mỗi ngày Trung tâm xả 01 lần trong khoảng 04 giờ liên tục, bắt đầu từ 22 giờ, 23 giờ hoặc 24 giờ hôm trước, lượng nước thải trung bình khoảng 3.500m3/ngày.
 
Tại thời điểm bắt quả tang, nước thải có màu đen, nhiều vẩn đục, bốc mùi hôi thối. Đoàn thanh tra đã đã tiến hành lấy 02 mẫu nước thải (01 mẫu lưu và 01 mẫu phân tích các thông số ô nhiễm).
 
Qua xem xét Sổ ghi nước thải do Trung tâm cung cấp, Đoàn thanh tra phát hiện, bên cạnh việc xử lý nước thảicho KCN Dệt may Phố Nối B, Trung tâm còn xử lý nước thải sản xuất của Công ty Minh Tâm chở đến là 4.782 m3 (từ ngày 20/6/2012 đến ngày 24/10/2014) và Công ty Mỹ Hưng khoảng 09 m3 (từ ngày 23/4/2012 đến ngày 20/12/2012).
 
Đoàn thanh tra đã yêu cầu Trung tâm cung cấp Giấy đề nghị xuất kho (hóa chất xử lý nước thải) và 12 Sổ giao ca và ký trực năm 2014 để Đoàn thanh tra nghiên cứu, xác định phạm vi.
 
Trước đó, ngày 31/10/2014 và ngày 4/12/2014, Đoàn thanh tra Tổng cục Môi trường đã tiến hành thanh tra và kiểm tra đột xuất Trung tâm xử lý nước thải KCN Dệt may Phố Nối.
 
Theo đó, Đoàn thanh tra đã phát hiện Trung tâm còn một số tồn tại, vi phạm như: Chưa đăng ký cấp lại sổ đăng ký CTNH theo quy định; Chưa cung cấp đầy đủ chứng từ quản lý CTNH theo yêu cầu của Đoàn; Xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn theo Giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi đã được cấp; Bố trí khu vực lưu giữ CTNH không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật; Chưa chuyển giao đầy đủ các loại CTNH cho đơn vị có chức năng xử lý (chưa chuyển giao bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, bao bì đựng hóa chất thải).
 
Tại thời điểm kiểm tra đột xuất, Đoàn thanh tra nhận thấy nước thải xung quanh khu vực kênh Trần Thành Ngọ (là nguồn tiếp nhận nước thải của Trung tâm) có màu đen, đặc trưng cho nước thải dệt nhuộm. Đoàn thanh tra đã phát hiện Trung tâm đã dừng hoạt động Bể xử lý hiếu khí số 2. Theo báo cáo, Trung tâm đang cải tạo hệ thống để tăng thời gian xử lý vi sinh.
 
Theo đó, nước thải được đấu tắt bằng đường ống thép đường kính 300 mm từ Bể hiếu khí số 1 vào hệ thống lọc qua than hoạt tính. Tuy nhiên, đường ống đấu tắt này được chia làm hai đường, 01 đường đưa nước thảivào hệ thống lọc qua than hoạt tính, 01 đường có miệng xả vào hố thu nước thải sau xử lý; trên miệng xả này được lắp đặt 01 van khóa điều khiển đóng mở dễ dàng theo ý của người vận hành. Đoàn đã yêu cầu Trung tâm mở van khóa này thì nước thải có màu đen xả trực tiếp ra ngoài. Vì vậy, Đoàn thanh tra yêu cầu Trung tâm tháo dỡ hoặc hàn bịt đường ống này, báo cáo kết quả về Tổng cục Môi trường để kiểm tra.

Hưng[-]Yên:Trung[-]tâm[-]xử[-]lý[-]nước[-]thải[-]KCN[-]Dệt[-]may[-]Phố[-]Nối[-]xả[-]nước[-]thải[-]không[-]qua[-]xử[-]lý[-]ra[-]môi[-]trường
Trung tâm xử lý nước thải Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối (viết tắt là Trung tâm) trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam có địa chỉ tại KCN Dệt may Phố Nối B, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
 
Trung tâm bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2005 trên tổng diện tích mặt bằng của Trung tâm là 11.648 m2 và số lượng cán bộ, công nhân viên hiện có là 05 người.
 
Hiện nay, Trung tâm đang thu gom nước thải từ 11 Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp về hệ thống xử lý nước thải tập trung với tổng khối lượng từ 2.500 - 3.000 m3/ngày.đêm; công suất thiết kế của hệ thống xử lý là 10.000 m3/ngày.đêm, điểm tiếp nhận là kênh Trần Thành Ngọ.

Tổng hợp theo VEA, TMT
Read more ...

BỊ PHẠT 100 TRIỆU ĐỒNG VÌ CHÔN LẤP CHẤT THẢI SAI QUY ĐỊNH

- UBND tỉnh Tây Ninh vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Xuân (ấp Cẩm Bình, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, Tây Ninh) với số tiền phạt 100 triệu đồng về hành vi chôn, lấp, đổ chất thải rắn không đúng quy định về bảo vệ môi trường.

Chôn[-]lấp[-]chất[-]thải[-]sắt[-]thép[-]không[-]đúng[-]quy[-]định,[-]doanh[-]nghiệp[-]bị[-]phạt[-]100[-]triệu[-]đồng
Ảnh minh hoạ IE

Doanh nghiệp còn bị tước quyền sử dụng Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường và Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (do UBND huyện Gò Dầu cấp) trong thời hạn 3 tháng; đồng thời buộc phải thu gom, bảo quản và hợp đồng với đơn vị chức năng để xử lý 54 m3 xỉ sắt đã chôn lấp (trái phép) trong khuôn viên của Công ty này.

Theo Công an tỉnh Tây Ninh, ngành nghề của Công ty cổ phần đầu tư Vạn Xuân là sản xuất sắt, thép. Trong quá trình hoạt động, Công ty không xử lý chất thải (xỉ sắt) đúng theo quy định về bảo vệ môi trường mà lén lút chôn lấp, phi tang chất thải nguy hại này ngay trong khuôn viên của Công ty, gây nguy cơ ô nhiễm nặng môi trường đất và nước khu vực xung quanh.

Trước đó, n gày 12/11/2014, phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra, phát hiện, lập biên bản vi phạm của Công ty này về hành vi chôn lấp, đổ chất thải rắn (khoảng 54 m3) không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Theo tinmoitruong.vn
Read more ...

HÀNG TRĂM NGƯỜI DÂN SƠ TÁN VÌ BỒN CHỨA GA BỊ RÒ RỈ

- Các lực lượng chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng rò rỉ bồn chứa 40 tấn gas ở trạm chiết gas thuộc Công ty CP Kinh doanh khí lỏng hóa chất miền Nam chi nhánh Nha Trang (đặt tại thôn Như Xuân 1, xã Vĩnh Phương).

Khu vực được cho là rò rỉ gas phía trong công ty CP Kinh doanh khí lỏng hóa chất miền Nam, chi nhánh Nha Trang - Ảnh: Tiến Thành
/TTO

Tối 10-12, bà Nguyễn Thị Tuyết - chủ tịch UBND xã Vĩnh Phương (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) - cho biết như trên.

“Gas vẫn tiếp tục xì ra, ai cũng lo lắng” - bà Tuyết nói.

Theo bà Tuyết, lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp 30 hộ dân ở gần trạm chiết gas này, cắt điện hoàn toàn khu vực và đang vận động gần 100 hộ khác sơ tán đến nơi an toàn để đề phòng sự cố cháy nổ có thể xảy ra.

Cùng thời điểm, thượng tá Dương Văn Thành - phó trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Khánh Hòa - cho biết đã cử lực lượng chốt trên quốc lộ 1 để đề phòng sự cố dẫn đến ảnh hưởng giao thông.

“Tất cả phương tiện qua lại quốc lộ 1 đoạn thôn Như Xuân 1 vẫn chạy bình thường, nhưng không được phép dừng đỗ” - ông Thành cho hay.

Bà Tuyết nói sự cố rò rỉ gas tại trạm chiết gas này xảy ra khoảng 14g ngày 10-12 nhưng cơ quan chức năng chỉ biết khi người dân gọi điện báo.

Nguyên nhân chính thức chưa được công bố, nhưng theo một công an xã Vĩnh Phương có mặt để ghi nhận hiện trường ban đầu, là vì một xe bồn vào sang chiết gas, sau đó rời trạm mà tài xế quên tháo ống đấu nối giữa bồn và xe khiến ống dẫn gas của bồn bị hỏng, gây ra sự cố rò gas.

Tổng hợp theo TTO, TMT
Read more ...

XỬ PHẠT 670 TRIỆU ĐỒNG NHÀ MÁY THÉP GÂY Ô NHIỄM TẠI BÀ RỊA - VŨNG TÀU

- Công ty TNHH Thép Đồng Tiến (xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) vừa bị xử phạt với tổng mức phạt là 670 triệu đồng.


Bà[-]Rịa-[-]Vũng[-]Tàu:[-]Nhà[-]máy[-]thép[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]bị[-]phạt[-]670[-]triệu[-]đồng
Thùng đựng hóa chất nguy hại được Công ty Thép Đồng Tiến nấu chảy gây ra mùi khó chịu - Ảnh: Đông 
/TTO

Tổng cục trưởng tổng cục Môi trường- Bộ Tài nguyên và môi trường Bùi Cách Tuyến vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đối với Công ty TNHH Thép Đồng Tiến với tổng mức phạt 670 triệu đồng.

Theo quyết định, với các hành vi vi phạm gồm: Không lập báo cáo chất thải nguy hại; không đăng ký cấp lại chủ nguồn thải; xả nước thải vượt quy chuẩn chất thải; không lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý môi trường như cam kết và xử lý chất thải nguy hại không có giấy phép, công ty này bị phạt tổng cộng số tiền như trên.

Trong đó, hành vi xử lý chất thải nguy hại không có giấy phép bị phạt tới 400 triệu đồng. Đồng thời, nhà máy thép của công ty TNHH Thép Đồng Tiến bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm đến ngày 1-1-2015.

Trước đó vào đầu tháng 11-2014, nhà máy thép của công ty này đã gây ô nhiễm, khiến người dân ở xung quanh không chịu được mùi hôi và họ đã bao vây nhà máy, yêu cầu nhà máy dừng hoạt động.

Sau đó, ngành chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát hiện trong khu vực chứa, nấu phế liệu của công ty này có khoảng 1.600 thùng phuy còn dính hóa chất nguy hại chưa được xử lý sạch trước khi nấu chảy.

Đến ngày 20-11, Thanh tra Tổng cục Môi trường đã vào cuộc giám sát và phát hiện thêm các vi phạm khác của Công ty TNHH Thép Đồng Tiến.

Theo Tinmoitruong.vn

Read more ...

Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT DO NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP

Tình trạng nước thải từ các khu công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề nguồn nước mặt, đặc biệt là các lưu vực sông đang làm nhức nhối dư luận.


Hình ảnh xử lý nước thải
Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, các lưu vực sông bị ô nhiễm nặng nề nhất như hệ thống sông Đồng Nai, sông Nhuệ, sông Đáy, Sông Cầu đều là các lưu vực gắn với các vùng phát triển các Khu công nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng này chính là việc các khu công nghiệp vẫn phớt lờ trách nhiệm xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Theo thống kê sơ bộ, lượng nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng 1.000.000m3/ngày, chiếm 35% tổng lượng nước thải trên toàn quốc (lượng nước thải từ khu công nghiệp khu vực Đông Nam Bộ chiếm khoảng 54%). Nhưng, hơn 75% lượng nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất không được xử lý trước khi xả thẳng ra môi trường (chủ yếu là xả vào sông, ngòi, kênh rạch). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế chỉ có 60 trên 219 khu công nghiệp, khu chế xuất  trên địa bàn toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nhưng các hệ thống này có vận hành thường xuyên và xử lý nước thải đạt chuẩn hay không lại là chuyện khác. Nhiều khu công nghiệp như Vĩnh Lộc, Tân Phú Trung, Bình Chiểu có thời điểm nước thải vượt mức cho phép trên 100 lần. Kênh Bàu Lăng (Quảng Ngãi) vốn là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sau nhiều năm tiếp nhận  nước thải của khu công nghiệp Quảng Phú đã biến thành kênh nước thải ô nhiễm nghiêm trọng.

Lẽ ra việc quy hoạch các khu công nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường, trong đó có việc xử lý nước thải triệt để và tiết kiệm hơn so với việc xử lý phân tán, đơn lẻ. Tiếc rằng, đến thời điểm này vẫn còn quá nhiều  khu công nghiệp  không tuân thủ việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. Một trong các nguyên nhân của tình trạng này là do vẫn chưa có một cơ quan đầu mối quản lý  chính về môi trường đối với khu công nghiệp. Chính sự phân cấp không rõ ràng giữa cơ quan quản lý ngành (Sở TN& MT) và Ban Quản lý Khu công nghiệp cộng với việc kiểm tra, giám sát chưa thật quyết liệt, liên tục khiến cho các khu công nghiệp vẫn lảng tránh nghĩa vụ xử lý ô nhiễm môi trường, khiến cho các lưu vực sông bị "chết oan" hàng ngày.
Công ty môi trường công nghệ cung cấp các dịch vụ xử lý môi trườngxử lý nước thảixử lý khí thải ngoài ra chúng tôi còn có dịch vụ quan trắc môi trường và tư vấn môi trường
Read more ...

MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT

- UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP.
Theo đó, tổ chức, cá nhân nộp phí sử dụng nước của đơn vị cung cấp nước sạch, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính bằng 10% trên giá bán nước sạch sinh hoạt (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Nhiều hồ ở Hà Nội bị ô nhiễm.
Nhiều hồ ở Hà Nội bị ô nhiễm.

Đối tượng là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân, trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến, mức thu phí tính đến 30/9/2015 là 500 đồng/người/tháng, đến 1/10/2015 là 600 đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, đối tượng là bệnh viện, phòng khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, mức thu tính đến 30/9/2015 là 900 đồng/m3, đến 1/10/2015 là 1.000 đồng/m3. Đối tượng là cơ sở rửa ô tô, xe máy, sửa ô tô, xe máy, mức thu tính đến 30/9/2015 là 1.000 đồng/m3, đến 1/10/2015 là 1.500 đồng/m3.
Đối tượng là khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác (có nước thải không phải là nước thải công nghiệp, mức thu tính đến 30/9/2015 là 2.000 đồng/m3, đến 1/10/2015 là 2.500 đồng/m3.

Theo hanoimoi.com


Read more ...

NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC


1. Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Thí dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Thí dụ lò sát sinh La Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu mầm yếm khí trong 1cm 3 nước thải, trong đó có nhiều loài gây bệnh( Plancho in Furon,1962).
Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu

Âu thuyền Thọ Quang đang là điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở Đà Nẵng do nước thải từ các nhà máy trong KCN dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang. Ảnh: HC


2. Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật.
Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.
Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật và người. Tai nạn ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.


3. Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu.
Ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989).
Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983). Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng dầu trên mặt (Furon,1962).
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển.
Hình 1. Con đường vận chuyển dầu mỏ


3.1. Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông
 Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm...sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni).
8
Nước xà phòng của Cty bột giặt Nét tràn vào nhà dân.
Nước bơm xuống bể lọc lần 2 vẫn còn mùi tanh
Nước bơm xuống bể lọc lần 2 vẫn còn mùi tanh
Để lấy nước ăn, phải lọc lần thứ 3...
Để lấy nước ăn, phải lọc lần thứ 3...
...sau đó tiếp tục lọc qua máy nóng lạnh.
...sau đó tiếp tục lọc qua máy nóng lạnh.
Màng dày trên lưới bể lọc
Màng đóng dày trên lưới bể lọc
Trạm nước của thôn Huỳnh Cung, phục vụ dân trong thôn còn chưa đủ
Trạm nước của thôn Huỳnh Cung, phục vụ dân trong thôn còn chưa đủ
Nước xà Phòng của Cty bột giặt Nét tràn lênh láng trên đường...
Nước xà Phòng của Cty bột giặt Nét tràn lênh láng trên đường...
1
Nước giếng khoan trong bể lắng đục lờ, váng vàng nhớt bám quanh thành bể.
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Vung-o-nhiem-toan-tap-o-Ha-Noi/20751177/157/
3.2. Nông dược (Pesticides)
Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp. Thuật ngữ pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là chất diệt dịch hay chất diệt hoạ.
Người ta phân biệt:
- Thuốc sát trùng (insecticides).
- Thuốc diệt nấm (fongicides).
- Thuốc diệt cỏ (herbicides).
- Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides).
- Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides).
Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển.
Nước dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi khó chịu không sử dụng được, vào năm 1948. Nguyên nhân là do một nhà máy sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4-D cách đó hàng trăm km thải chất cặn bã kỹ nghệ ra sông làm ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh Californie, bởi hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông dược. Hãng này sản xuất từ đầu năm 1970, 2/3 số lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm một diện tích 10.000 km2 (Mc Gregor, 1976), làm cho một số cá không thể ăn được tuy đã nhiều năm trôi qua.
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể.

4. Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.  



BIỂN
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Biển vô cùng quan trọng.



NHƯNG
Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau:.Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại.
.Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.
.Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển v.v...
.Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển.
.Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển.
Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển: Các hoạt động trên đất liền, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương, thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hoá trên biển và ô nhiễm không khí.

Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển.

Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác khoáng sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong nước có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển. Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức. Loại hoá chất bền vững như DDT có mặt ở khắp các đại dương. Theo tính toán, 2/3 lượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con người sản xuất, hiện đang còn tồn tại trong nước biển. Một lượng lớn các chất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chôn xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã được tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh được hải quân Mỹ đổ ra biển.
Hoạt động vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hoá, phương tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho lượng CO2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển.
Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên v.v...
Bảo vệ môi trường biển là một trong những nội dung quan trọng của các chương trình bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới. Công ước Luật biển năm 1982, Công ước Marpol 73/78 chống ô nhiễm biển, Công ước quốc tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống ô nhiễm dầu đã thể hiện sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển.

Theo thuvienkhoahoc.com 
Read more ...
Designed By VungTauZ.Com