Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Xử lý nước thải là một vấn đề cấp bách và cần thiết để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, đặc biệt là nước thải sinh hoạt do dân số tăng nhanh và nhu cầu sinh hoạt ngày càng tăng của con người.

Yêu cầu tất yếu cho việc thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là việc xác định chính xác thành phần và lưu lượng nước thải. Mức độ chính xác đảm bảo sẽ không dẫn đến những trở ngại cho việc vận hành hệ thống xử lý sau này, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, thành phần và lưu lượng nước thải là hai thông số quan trọng nhất trong việc lựa chọn và quyết định công nghệ xử lý.

Tính chất nước thải dùng làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được lấy theo các số liệu khảo sát tại các khu du lịch và một số đơn vị khác có tính chất nước thải tương tự.
Theo kết quả phân tích nước thải ở các khu vực tương tự cho thấy, nước thải sinh hoạt bị nhiễm bẩn gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn xả thải. Do đó để đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý cần phải tiến hành khảo sát đầy đủ và chính xác. Việc xác định qui trình xử lý phải dựa trên thông số lưu lượng, thành phần nước thải đầu vào trạm xử lý và yêu cầu xử lý.
Nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Bình Thuận enviroment science có đặc điểm là chứa nhiều các chất lơ lửng, nhiều chất hoạt động bề mặt. Trong nước thải có nhiều các hợp chất hữu cơ khác nhau. Đặc biệt ở đây bao gồm cả nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh của khu căn hộ nên hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và Phốtpho. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
he thong xu ly nuoc thai sinh hoat Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại tphcm
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Nước thải theo hệ thống mương dẫn chảy qua thiết bị tách mỡ nhằm tách hàm lượng dầu mỡ cũng như lượng rác trong dòng thải. Từ đây nước thải chảy sẽ chảy vào bể gom tập trung để bơm vào công trình đầu tiên của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Từ bể gom, nước thải được bơm vào bể điều hòa, ở đây nước thải sẽ được ổn định về lưu lượng và nồng độ nhờ hệ thống khí từ máy thổi khí. Một phần các chất bẩn được loại bỏ ở bể điều hòa. Từ bể điều hòa nước thải được bơm qua bể sinh học hiếu khí có gắn giá thể. Tại đây những vi khuẩn hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn sót lại của quá trình phân huỷ kỵ khí. Lớp giá thể có bề mặt riêng lớn là môi trường dính bám thuận lợi cho vi sinh vật, vì vậy lượng bùn hoạt tính trong bể sẽ được giữ lại trên lớp giá thể nên nồng độ bùn trong bể luôn luôn ổn định và hiệu quả xử lý cao. Từ 80 – 85% hàm lượng các chất bẩn được loại bỏ. Nhằm đảm bảo lượng oxy hoà tan đầy đủ cho quá trình lên men hiếu khí, trong bể hiếu khí được bố trí hệ thống phân phối không khí bọt mịn có hiệu suất hoà tan oxy rất cao.
Sau khi qua bể hiếu khí nước thải sẽ chảy qua bể lắng để lắng các màng sinh học dư bong ra từ lớp giá thể. Bùn lắng trong bể lắng sẽ được tuần hoàn trở lại bể sinh học hiếu khí nhằm đảm bảo lượng bùn sinh học trong bể luôn ổn định. Còn phần bùn dư định kỳ sẽ bơm vào bể phân huỷ bùn để xử lý. Phần nước lắng được sẽ chảy qua bể khử trùng để tiếp tục xử lý.
Nước thải chảy qua bể khử trùng để tiêu diệt lượng vi trùng có trong nước thải nhằm bảo đảm nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh của nước thải.
Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực để tách hoàn toàn lượng cặn lơ lửng còn sót lại trong nước thải nhằm đảm bảo chất lượng nước sau xử lý.
Thiết bị lọc định kỳ sẽ tiến hành rửa lọc nhằm tách hàm lượng cặn lâu ngày bám phủ lên bề mặt lớp vật liệu gây tắc lọc, làm giảm hiệu quả xử lý. Phần nước sau khi rửa lọc sẽ được chảy vào bể phân huỷ bùn để xử lý.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý của công ty Môi Trường Minh Việt chúng tôi sẽ đạt giá trị C cột A với hệ số k=1 theo QCVN:14-2008.
Phần bùn dư từ bể lắng sinh học và bùn từ quá trình rửa lọc sẽ được bơm về bể phân huỷ bùn. Tại bể phân huỷ bùn, bùn sẽ được tách nước phần nước sau khi tách bùn sẽ chảy về hố gom để xử lý. Phần bùn lắng sẽ được phân huỷ kỵ khí và định kỳ được hút bỏ.
Để được tư vấn thiết kế, lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý tốt nhất quý khách hàng hãy liên hệ với công ty chúng tôi:
                     CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT

                      Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax:08.5427.3427

                       
Read more ...

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG NGUY HẠI

Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Công ty XXXX xử lý chất thải nguy hại, hệ thống xử lý chất lỏng nguy hại tại nhà máy có công suất 30m3/ngày. Hệ thống xử lý chất lỏng nguy hại bao gồm nhiều đơn nguyên không chỉ dùng để xử lý các chất thải nguy hại dạng lỏng thu gom từ các khách hàng, mà hệ thống xử lý còn có thể tiếp nhận lượng nước thải phát sinh từ hoạt động của nhà máy. Tất cả nước thải được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài qua cống thoát nước thải xxxxxxxxx.
Các loại nước thải sau khi được vận chuyển về nhà máy sẽ được tiếp nhận và phân loại chứa trong các bồn chứa riêng cho từng loại. Đây là công đoạn đơn giản nhưng giúp cho việc xử lý ở các công đoạn phía sau được thuận lợi, tiết kiệm được chi phí và tối ưu hóa công nghệ xử lý, bao gồm các loại sau:
  • Nước thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học;
  • Nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng cao;
  • Nước thải nhiễm dầu.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
he thong xu ly chat long nguy hai Hệ thống xử lý chất lỏng nguy hạiHệ thống xử lý chất lỏng nguy hại” width=”729″ height=”798″ />
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Nước thải phát sinh được thu gom về bể chứa nước thải (có 3 ngăn), bể có nhiệm vụ tập trung nước thải, phân chia nước thải thành 3 loại theo tính chất. Ngăn thứ nhất chứa nước thải có thành phần các chất khó phân hủy sinh học và kim loại nặng; Ngăn thứ hai chứa thành phần các chất dễ phân hủy sinh học và Ngăn thứ ba chứa nước thải nhiễm dầu.
Tại Ngăn chứa nước thải có thành chất dễ phân hủy sinh học sẽ được bơm qua Thiết bị keo tụ kết hợp lắng 1, quá trình keo tụ – lắng được thực hiện bằng cách bổ sung hóa chất điều chỉnh pH, chất keo tụ và trợ keo tụ, kết hợp với khuấy trộn thích hợp nhằm keo tụ triệt để chất hữu cơ khó phân hủy, các cặn lơ lửng trong nước thải. Các bông cặn tạo ra từ quá trình keo tụ có kích thước lớn, dưới tác dụng của trọng lực chúng lắng xuống đáy thiết bị và được giữ lại dưới đáy bể lắng và định kỳ xả về bể chứa bùn. Phần nước trong chảy vào máng thu nước phía trên và được dẫn về Bể điều hòa.
Tại Bể điều hòa, máy thổi khí sẽ cấp khí và hòa trộn đồng đều không khí trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải sau khi điều hòa sẽ được dẫn về Bể sinh học kỵ khí. Tại bể sinh học ky khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau :
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể sinh học kỵ khí tự chảy sang Bể sinh học hiếu khí (Aerotank).
Tại Bể sinh học hiếu khí các vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng lượng oxy hoà tan trong nước để phân huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, oxy được cấp liên tục vào bể bằng sự cấp khí từ máy thổi khí. Quá trình này BOD của nước thải giảm khoảng 80 – 85%.
Nước thải sau xử lý hiếu khí sẽ tiếp tục được dẫn đến Bể lắng để tách bùn sinh học, ở đây phần lớn bùn là các màng sinh học bong ra từ giá thể. Dưới tác dụng của trọng lực, bùn có trong nước thải sẽ được lắng xuống đáy bể. một phần bùn sau khi lắng sẽ được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để đảm bảo lựơng bùn luôn ổn định cho vi sinh vật hoạt động. Phần bùn dư sẽ được bơm về Bể phân hủy bùn.
Nước trong sau khi lắng tại bể lắng sinh học sẽ theo chế độ chảy tràn sang Bể trung gian + khử trùng, tại đây hóa chất khử trùng sẽ được bơm định lượng đưa vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại có trong nước thải, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước. Sau đó nước được bơm qua thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn lơ lửng còn lại trong nước thải, nước sau lọc đươc chảy sang bể kiểm tra, tại bể này sẽ tiến hành lấy mẫu nước phân tích khi đạt yêu cầu xả thải nước sẽ được xả ra cống thải. 

Nếu nước vẫn chưa đạt yêu cầu xả thải thì sẽ được bơm về Bể keo tụ kết hợp lắng 2 để thực hiện quá trình keo tụ các chất khó phân hủy và các kim loại còn xót lại một lần nữa, sau đó được kiểm tra một lần nữa trước khi xả ra môi trường. Tại Ngăn chứa nước thải có thành phần các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học sẽ được bơm qua thiết bị oxi hóa bậc cao, việc áp dụng các quá trình oxy hóa nâng cao cho phép phân hủy các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học hoặc cắt mạch các chất hữu cơ loại khó hoặc không thể phân hủy sinh học thành những hợp chất hữu cơ đơn giản dễ phân hủy sinh học cho giai đoạn kế tiếp của quá trình. Do đó, nước thải khó phân huỷ sinh học được xử lý bằng quá trình oxi hóa nâng cao với tác nhân oxi hóa mạnh. Sau thời gian phản ứng, nước thải được để lắng nhằm lắng lại các cặn sinh ra từ quá trình oxi hóa. 


Nước sau quá trình oxi hóa sẽ được lấy mẫu kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ được đưa về Bể trung gian và bơm lọc sẽ thực hiện quá trình lọc áp lực rồi xả ra môi trường. Nếu kết quả kiểm tra nước chưa đạt tiêu chuẩn xả thải, tùy vào chất lượng nước thải được bơm về Bể keo tụ kết hợp lắng 2 hoặc Bể điều hòa tiếp tục quá trình xử lý. Bùn từ quá trình oxi hóa định kỳ được xả đáy về bể chứa bùn.
Tại Ngăn chứa nước thải nhiễm dầu một phần dầu được thu hồi bằng Thiết bị vớt váng dầu, sau đó nước thải được bơm qua cụm 3 Thiết bị tách pha, tại đây do khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn nước sẽ tách thành hai pha, lớp dầu ở trên được thu hồi và dẫn về Bồn chứa dầu. Phần nước bên dưới, vẫn còn một phần dầu còn tạp lẫn nên được bơm qua Thiết bị tuyển nổi. 

Tại đây với công nghệ tuyển nổi khí hòa tan, phần dầu còn xót lại sẽ tách ra khỏi nước tạo thành lớp váng nổi trên mặt thiết bị. Cơ sở của quá trình tuyển nổi là sự lôi cuốn các hạt lơ lững lên bề mặt các bọt khí phân tán nhỏ, các bọt khí kết dính với các hạt lơ lững trong nước, khi lực nổi của tập hợp này đủ lớn sẽ cùng nhau nổi lên mặt nước. váng dầu sẽ được thu hồi về Bồn chứa dầu. 

Phần nước sau tuyển nổi sẽ được đưa về bồn chứa nước và thực hiện quá trình kiểm tra, nếu chất lượng nước đạt thì được dẫn về Bể trung gian và thực hiện quá trình lọc trước khi xả thải, ngược lại tùy vào chất lượng nước sẽ được dẫn về Thiết bị keo tụ kết hợp lắng 1 hoặc Thiết bị keo tụ kết hợp lắng 2 để tiếp tục quá trình xử lý.
Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức A – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Tại Bể chứa bùn, quá trình ổn định bùn diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng.Từ bể chứa bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Read more ...

HƯỚNG GIẢI QUYẾT Ô NHIỄM CHO NHÀ MÁY THỦY SẢN

Tiếp tục những thành quả đạt được từ việc xử lý nước thải chế biến thủy sản, Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, DN xử lý môi trường hàng đầu Việt Nam đã làm việc với Sở TN-MT An Giang về xử lý nước thải NM thủy sản theo cơ chế phát triển sạch CDM.
Theo đó, Cty sẽ lập phương án khả thi cho dự án xử lý nước thải các NM chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản. Thiết kế, cung cấp và lắp đặt toàn bộ các hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh để SX điện và khí mêtan (CH4).
Đồng thời, cung cấp các dịch vụ mua bán khí đốt Biogas hoặc điện với giá cả hợp lý theo từng thời điểm. Đặc biệt, từ việc ứng dụng công nghệ này, DN có thể tăng thêm lợi nhuận từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải CERs (gây hiệu ứng nhà kính) theo cơ chế phát triển sạch cho Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức.
GĐ Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, Huỳnh Viết Thanh cho biết: "Các công nghệ xử lý nước thải hiện nay đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành rất lớn, nhưng lợi ích đem lại không nhiều. Đồng thời, chưa tận dụng nguồn năng lượng và nguồn khí Biogas (xả vào bầu không khí làm ô nhiễm môi trường và là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính - hiện tượng ấm dần lên của trái đất) để phục vụ SX".


Ứng dụng công nghệ xử lý nước thải này, doanh nghiệp không phải tốn kém chi phí đầu tư, mà còn tận dụng nguồn năng lượng và thu hồi triệt để nguồn khí Biogas phục vụ SX, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp từ cơ chế bán chứng chỉ giảm phát thải, không gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.Theo tính toán của các NM chế biến thủy sản, cứ 1 tấn cá thành phẩm thì có 10 - 15 m3 nước thải, thời gian xả thải khoảng 8 - 12 giờ/ngày. Nước thải phát sinh chủ yếu từ 3 nguồn: SX, vệ sinh công nghiệp và sinh hoạt. Dựa vào các tính chất này, Cty đã đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý bằng phương pháp tốc độ cao kết hợp thu hồi Biogas.

Với sự cộng tác của Cty Intraco (tư vấn về CDM) và Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức, Hoài Nam - Hoài Bắc quyết tâm đầu tư thực hiện dự án xử lý nước thải cho 26 Cty chế biến thủy sản và thức ăn thủy sản trên địa bàn tỉnh.  
Theo các NM chế biến thủy sản trong tỉnh, chi phí đầu tư cho 1 m3 xử lý nước thải khoảng 8 - 12 triệu đồng, chi phí vận hành cho 1 m3 nước thải khoảng 2.500 - 4.500 đồng, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm. Chính vì thế, việc đầu tư và vận hành hoàn chỉnh một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là rất tốn kém.
Nói về vấn đề này, Phó GĐ Sở TN-MT An Giang, Trần Anh Thư cho biết, không thể phủ nhận rằng hiện nay ngành chế biến thủy sản của tỉnh ta đã thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại thì vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề gây bức xúc. Hơn nữa, hiện  nhiều NM dù đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nhưng vẫn còn lén xả nước thải ra môi trường, một số NM có hệ thống xử lý nhưng trong tình trạng quá tải… Vì thế, nếu dự án này thành công, các NM khỏi tốn tiền đầu tư và vận hành xử lý nước thải tốt hơn.
nh-2-3144606319
Lượng nước thải ở các NM chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh lên đến hàng chục ngàn m3/ ngày. Lượng nước này nếu không được xử lý triệt để thì hiểm họa trước mắt cũng như có những tác động lâu dài là điều khó tránh khỏi. Do đó, tỉnh đã đặt ra mục tiêu: Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường theo cơ chế phù hợp, kinh tế và hiệu quả. Nếu dự án này khả thi sẽ mang lại nhiều tín hiệu lạc quan cho môi trường thủy sản tỉnh nhà, góp phần giảm chi phí SX, tăng năng lực SXKD cho DN
nongnghiep.vn
Read more ...

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Tiến hành thêm 3 đợt lấy mẫu đánh giá ô nhiễm vụ chôn thuốc trừ sâu ở Thanh Hóa

Chiều 24.9, nguồn tin từ Sở TTTT Thanh Hóa cho biết: Liên quan đến việc xử lý ô nhiễm môi trường tại Cty CP Nicotex Thanh Thái (Lao Động đã có nhiều bài điều tra, phản ánh), Sở TNMT đã chính thức có báo cáo số 124/BC-STNMT và gửi các đơn vị liên quan. 


Theo báo cáo đã gửi đi thì toàn bộ khối lượng 239.072,5kg chất thải nguy hại và đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi khai quật, đóng gói đã được Cty CP phát triển công nghệ tài nguyên môi trường (đơn vị có chức năng vận chuyển chất thải nguy hại) cho xe chuyên dùng vào vận chuyển đi xử lý trong lò nung của Nhà máy ximăng Thành Công (Cty CP sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công III - đơn vị được Bộ TNMT cấp phép xử lý chất thải nguy hại) đóng tại xã Hiệp Sơn, huyện Kim Môn, Hải Dương. 

Mặt khác, toàn bộ 3.054kg chất thải nguy hại, trong đó có 1.845kg các loại bao bì bằng nhựa dính hóa chất BVTV nêu trên, 1.200kg nguyên liệu dùng trong sản xuất hóa chất BVTV hết hạn sử dụng, các loại chất thải khác có dư lượng hóa chất BVTV lưu giữ tại Cty Nicotex Thanh Thái được Cty CP môi trường đô thị và công nghiệp 11 vận chuyển về nhà máy tại tỉnh Hưng Yên xử lý theo quy định. 

Dưới sự giám sát của Sở TNMT, Công an tỉnh, Tổ giám sát liên ngành, trong giai đoạn I, Nicotex Thanh Thái và đơn vị thi công đã khai đào, bốc xúc, đóng toàn bộ chất thải nguy hại chôn lấp trái quy định trong khuôn viên Cty này. Sau đó, chất thải được phân loại, đóng gói, lưu giữ và xử lý đúng quy định, đảm bảo an toàn. 

Kết quả công tác xử lý đất nhiễm hóa chất đã khai đào, đóng gói: Tính từ ngày 26.6 - 17.7, dưới sự giám sát của các đơn vị liên quan, Nicotex Thanh Thái phối hợp với Viện Môi trường nông nghiệp tiến hành xử lý tại chỗ toàn bộ 714.151kg đất nhiễm thuốc BVTV đã đóng gói, lưu giữ tại Nicotex Thanh Thái bằng phương pháp hóa học. Quá trình xử lý, tổ giám sát phối hợp cùng đơn vị thi công, chủ đầu tư lấy 16 mẫu đất sau xử lý gửi Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường - Bộ Tư lệnh Hóa học phân tích, đánh giá hiệu quả. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các hóa chất BVTV có trong đất sau xử lý thấp hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần (không còn ô nhiễm hóa chất BVTV). 

Cũng tại báo cáo do ông Lưu Trọng Quang - PGĐ Sở TNMT ký khẳng định: Kế hoạch trong thời gian tới, Tổng cục Môi trường thành lập đoàn công tác tổ chức 3 đợt lấy mẫu, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường trong và ngoài khuôn viên Nicotex Thanh Thái. Tổ chức hội thảo lần thứ nhất do Viện Môi trường thực hiện. 

Trên cơ sở đó, Tổng cục Môi trường đang chỉ đạo hoàn thiện để công bố bản đồ ô nhiễm môi trường khu vực Nicotex Thanh Thái. Sau khi công bố kết quả, nếu còn ô nhiễm, Sở TNMT sẽ thúc đẩy, chỉ đạo lập để đưa ra phương án và triển khai thực hiện xử lý triệt để  để tránh ô nhiễm môi trường những khu vực này.
Read more ...

NHANG NHIỄM ĐỘC CHẤT GÂY NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG

Bằng rất nhiều cách khác nhau, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại nhang (hương) làm bằng hóa chất độc hại mà khi đốt cháy, chúng tạo ra mùi hương có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của con người và môi trường xung quanh.
Đã có rất nhiều cảnh báo về loại nhang này nhưng thực tế, hầu hết người tiêu dùng đều không phân biệt được nhang độc và nhang làm từ nguyên liệu tự nhiên thông thường dẫn đến những hậu quả sức khỏe khôn lường.
Có thể nói, do mới xuất hiện trên thị trường một thời gian chưa lâu nên những nghiên cứu chính xác về tác hại của nhang độc với sức khỏe con người là chưa có. Tuy nhiên, rất nhiều người đốt nhang đã cho biết rằng, có nhiều loại nhang mua trên thị trường hiện nay có mùi thơm rất khác lạ. Cụ thể, ban đầu ngửi thoáng qua thì thơm nhưng chỉ một vài phút, đầu óc choáng váng và ngực thấy khó thở ở phổi. Nếu ngửi nhang lâu hơn nữa, ngay cả chân tay cũng cảm thấy mỏi rũ rượi. Đặc biệt, nhiều tăng ni phật tử sinh sống ở chùa hiện nay cho biết. Do chùa chiền là nơi thường xuyên đốt nhang và các loại nhang này cũng đều do phật tử và du khách đem đến nên mọi người đều biết hiện nay có nhiều loại nhang thơm làm bằng hóa chất, chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc, rất có hại cho sức khỏe. Đặc điểm của loại nhang này là ban đầu có nhiều mùi thơm nhưng nếu hít nhiều sẽ dẫn đến tức ngực, khó thở. Vì vậy, nhiều ngôi chùa hiện nay đều có người kiểm tra nhang của khách thập phương trước khi đốt hoặc khuyến khích khách thập phương dâng nhang lễ phật bằng chính nhang của nhà chùa chuẩn bị sẵn để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và người xung quanh.
Ảnh: Người đưa tin
  Ảnh: Người đưa tin
Theo tìm hiểu của chúng tôi, quy trình làm nhang của những làng nhang lâu đời ở nước ta thường là lấy những chất thơm từ nguyên liệu tự nhiên như trầm, quế… sau đó nghiền nhỏ ra, trộn với một số hóa chất tạo độ kết dính khác rồi se vào thân nhang. Có thể nói, đây là quy trình làm những loại nhang tự nhiên, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe người tiêu dùng khi hương thơm cũng xuất phát từ nguyên liệu tự nhiên. Thế nhưng hiện nay, do lợi nhuận và do nguyên liệu tự nhiên khó kiếm tìm, nhiều người đã bất chấp sản xuất và buôn bán những loại nhang độc hại như nêu ở trên. Hơn nữa, theo một số công nhân làm nhang thì hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là sau khi đốt, tàn nhang không bị bay đi mà đọng lại, tạo thành những vòng cung cho đẹp mắt nên nhiều chủ sản xuất nhang đã tìm cách tẩm thêm những chất khác như vôi, thạch cao vào bột nhang để chúng không bị bay đi khi lửa tàn. Những hóa chất này sau khi bị đốt cháy thường tạo ra những hợp chất khí Các bon níc gây hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, theo nhiều người tiêu dùng thì những loại nhang độc này đang được bày bán tràn lan ở hầu hết các tiệm bán nhang trên cả nước. Hơn nữa, nhang này còn được phân ra làm nhiều loại nhỏ, hấp dẫn khách hàng với những mùi thơm khác nhau như hoa nhài, hoa hồng, hoa quế… khiến nhiều người vẫn nhẹ dạ cả tin để mua chúng. Ngoài ra, nếu so sánh với những loại nhang có mùi thơm được làm từ nguyên liệu thiên nhiên truyền thống thì nhang thơm hóa chất có giá thành rẻ hơn cả chục lần khiến nhiều người vẫn vô tình mua phải chúng.
Theo một số chuyên gia y tế đánh giá, những loại nhang trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, nhãn hiệu hay xuất xứ với nhiều mùi thơm khác nhau hầu hết là nhang độc, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, nhất là trẻ em và những phụ nữ mang thai. Cụ thể, nếu sử dụng một thời gian dài những loại nhang này, người tiêu dùng có thể nhiễm các bệnh về hô hấp, nhiễm độc gan hay phổi. Hơn nữa, nếu tiếp xúc nhiều với nhang này bằng cách cầm nắm, các loại hóa chất độc hại ở thân nhang có thể gây mẩn ngứa, sưng tấy và ngứa ngáy ngoài da.
Có thể nói, chỉ vì một chút lợi nhuận trước mắt mà hiện nay nhiều kẻ đã bất chấp mọi giá để tạo ra những sản phẩm độc hại như nhang độc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người cũng như ô nhiễm môi trường sống xung quanh. Vì vậy, trước khi các cơ quan chức năng tìm cách hạn chế những loại nhang này, chính người tiêu dùng cũng phải tự cảnh giác, nâng cao ý thức đề phòng và tuyên truyền những người xung quanh hạn chế sử dụng những loại nhang này để bảo vệ sức khỏe và ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
Đoàn Đại Trí – Viện nghiên cứu môi trường và các vấn đề xã hội – phân viện phía nam
 Theo nguồn: thiennhien.net
Read more ...

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Ô NHIỄM NƯỚC SINH HOẠT Ở TP. HỒ CHÍ MINH

                Nước sau xử lý ở nhà máy nước Tân Hiệp phát hiện có chất gây rối loạn nội tiết. - Ảnh: Tuổi Trẻ
Nước sau xử lý ở nhà máy nước Tân Hiệp phát hiện có chất gây rối loạn nội tiết. - Ảnh: Tuổi Trẻ
Các chất gây rối loạn nội tiết ở nước sông hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai đặc biệt ở mức nghiêm trọng khi cho thấy đã hiện diện ở một số nguồn cấp nước như trạm bơm Hoá An, trạm bơm Bình An, nhà máy nước Biên Hòa và trạm bơm Hòa Phú, thậm chí có cả ở trong nước cấp sinh hoạt sau xử lý.
Như đã thông tin, đã có sự xuất hiện các chất gây rối loạn nội tiết và dư lượng kháng sinh trong nước ở hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai. Đây là kết quả nghiên cứu khảo sát được của nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên hiệu trưởng đại học Tài nguyên môi trường TP.HCM.
Nước sông Sài Gòn - Đồng Nai là nguồn nước thô dùng để cung cấp nước sinh hoạt và nước uống cho TP.HCM.
Nước cấp sinh hoạt sau xử lý cũng nhiễm
Không chỉ ở khu vực hạ nguồn, ngay ở khu vực thượng nguồn sông Sài Gòn - Đồng Nai, trong một đề tài nghiên cứu khác mới đây của nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Tấn Phong và PGS.TS Đỗ Hồng Lan Chi (đại học Bách khoa TP.HCM), cũng cho thấy có hiện diện các chất gây rối loạn nội tiết.
Trong đó, phần lớn các hợp chất gây rối loạn nội tiết tăng dần về phía hạ nguồn.
Trong 11 chất gây rối loạn nội tiết lựa chọn của đề tài, hầu hết đều hiện diện trong mẫu nước sông Sài Gòn Đồng Nai, nhiều nhất là NPE3 có ở 23/28 mẫu với nồng độ nhỏ hơn giới hạn phát hiện tới 535ng/l; NPE2 có ở 22/28 mẫu với nồng độ nhỏ hơn giới hạn phát hiện tới 219ng/l.
Tổng hàm lượng các chất này cao nhất tại Phú Cường, hạ nguồn trạm bơm Hoà Phú, kế đến là kênh rạch nội thành TP.HCM.
Nước thải đã xử lý của các khu công nghiệp cũng hiện diện các chất gây rối loạn nội tiết, nồng độ thấp dưới ngưỡng quy định của châu Âu và cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ. Còn nước thải từ các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp như nhà máy tinh bột khoai mì, cao su, chăn nuôi heo thì hàm lượng cao.
Các chất gây rối loạn nội tiết cũng đã có mặt ngay cả ở các hồ thượng nguồn như Dầu Tiếng, Trị An.
Nghiên cứu còn cho thấy một số chất gây rối loạn nội tiết phát triển trong nước sông Sài Gòn - Đồng Nai rất phức tạp, biến thiên bất thường.
 Nước ô nhiễm thải thẳng ra môi trường khiến nguồn nước bị nhiễm chất gây rối loạn nội tiết.
Ảnh: Internet 
Đáng nói hơn, theo khảo sát, đã có sự xuất hiện của chất gây rối loạn nội tiết (cụ thể là nonylphenol ethoxylates - NPE2, NPE3) trong nước cấp sinh hoạt đã sau xử lý của nhà máy nước Tân Hiệp và trong mạng lưới phân phối.
Theo nhóm tác giả, liều lượng phát hiện này (28-29ng/l NPE2 và 32-54ng/l NPE3) vẫn còn đang thấp hơn ngưỡng quy định của các hướng dẫn trên thế giới, liên quan đến các chất gây rối loạn nội tiết.
Tuy nhiên, khi thử nghiệm các chất gây rối loạn nội tiết đã khảo sát được với 3 loài sinh vật tại nơi này trong điều kiện Việt Nam, nghiên cứu cho thấy các chất này đều gây độc mãn tính với các sinh vật thí nghiệm (vi giáp xác Ceriodapnia cornuta, Daphnia magna và cá sọc vằn Danio rerio). Các sinh vật này đều bị chết trên dưới 50%...
Khoảng trống tiêu chuẩn an toàn
Hiện nay, thế giới đã thực hiện nhiều nỗ lực pháp lý trong việc thiết lập các quy định về các chất gây rối loạn nội tiết ở nhiều lĩnh vực, trong đó có chất lượng nước môi trường xung quanh. Tuy nhiên, với Việt Nam, đây lại hoàn toàn là một “khoảng trống”.
 Cửa thu nước thô trạm bơm Hóa An - Ảnh: Tuananhpri
Thực tế, các chất gây rối loạn nội tiết đang được thải ra môi trường từ hoạt động của con người.
Theo đề tài nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Tấn Phong, ở Việt Nam, vì tránh gây “hoang mang” cho cộng đồng, hầu hết các chất gây rối loạn nội tiết không được công bố rộng rãi tại thời điểm này. Nó cũng chưa được đánh giá, kiểm soát chặt chẽ và chưa có tài liệu công bố về mức độ hiện diện và độc tính của nó trong môi trường.
Vì vậy, trong đề tài này, nhóm tác giả đề xuất bổ sung các tiêu chuẩn cho nước sinh hoạt, ăn uống, và nước xả thải ra môi trường. Theo đó, nghiên cứu đề xuất một số công nghệ cần tăng cường trong hệ thống xử lý nước cấp ăn uống hiện nay, cũng như xử lý nước thải, nhằm giảm thiểu hàm lượng các chất gây rối loạn nội tiết.
Theo nhóm tác giả, việc phát triển các kĩ thuật phân tích hoá học là một trong những cách cải tiến nhanh chóng trong công nghệ xử lý, dù rằng không thể loại bỏ tất cả các chất này trong nước dưới mức giới hạn phát hiện.
Chưa kể, thiết bị phân tích lẫn chi phí để giảm được nồng độ các chất gây rối loạn nội tiết trong nước thải, đặc biệt là trong nước cấp đến dưới mức giới hạn phát hiện là một thách thức lớn với Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu cảnh báo, do không có hướng dẫn quy định về giới hạn nồng độ, độc tính cũng như dữ liệu phơi nhiễm cần thiết lập mục tiêu dựa trên sức khoẻ, mỗi tỉnh thành cần có thêm thông tin và hướng dẫn, hoặc có biện pháp chủ động để xử lý và loại bỏ các chất gây rối loạn nội tiết từ nước thải và nước uống, mặc dù chi phí và lợi ích mang lại là không có, hoặc không rõ ràng!
motthegioi
Read more ...

Ảnh nude Kim Kardashian và hàng loạt sao bị phát tán

Ảnh khỏa thân của Kim Kardashian, Vanessa Hudgens và các ngôi sao giải trí khá vừa bị phát tán trên mạng trong ngày 20.9.



Như vậy, đây là đợt rò rỉ ảnh nhạy cảm thứ hai, chưa đầy một tháng sau vụ hacker tung ảnh khỏa thân của Lawrence cùng hàng loạt ngôi sao khác hôm 1.9 sau khi đột nhập vào tài khoản iCloud của họ.
Ngoài Kim Kardashian, những sao bị hacker tung ảnh khỏa thân lần này còn nữ diễn viên Vanessa Hudgens, Aubrey Plaza, Mary-Kate Olsen, Hayden Panettiere, Leelee Sobieski
và ngôi sao bóng đá nữ Hope Solo.
Vanessa Hudgens lại lộ ảnh nude.
Các bức ảnh trần trụi của Vanessa Hudgens, Hope Solo xuất hiện chớp nhoáng trên trang 4chan và trang mạng xã hội Reddit trước khi bị gỡ bỏ, theo TMZ.
Trong khi trang BuzzFeed (Mỹ) hé lộ các video và hình ảnh cá nhân của Aubrey Plaza, Mary-Kate Olsen, Hayden Panettiere và Leelee Sobieski cũng đã bị đăng trên các trang mạng xã hội, cùng những tấm ảnh chưa từng được công bố của ngôi sao nóng bỏng Jennifer Lawrence.
Read more ...

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Ứ ĐỘNG MƯƠNG THOÁT NƯỚC

Thời gian gần đây, đường dây nóng báo Kinh tế & Đô thị liên tục nhận được phản ánh về việc tuyến mương tiêu thoát nước thải trên địa bàn phường Xuân Phương đã, đang bị người dân lấn chiếm, thậm chí xây nhà trên mặt mương gây tắc nghẽn dòng chảy.
 Rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Thực tế tại hiện trường, cho thấy, nội dung phản ánh của công dân là hoàn toàn có cơ sở. Qua quan sát, mương thoát nước của khu vực dân cư các phường Phương Canh, Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm) và Vân Canh, Kim Chung (quận Hoài Đức) đang bị xâm lấn nghiêm trọng. Tại địa phận phường Xuân Phương, con mương này gần như song song với trục đường chính của phường- đường Phương Canh, chạy qua khu dân cư Hòe Thị, Thị Cấm.
Theo phản ánh của người dân địa phương, tình trạng xây dựng lấn chiếm lòng mương đã xảy ra một thời gian. Hiện có khoảng hơn 10 trường hợp xây dựng lấn chiếm lòng mương. Khu vực bị lấn chiếm trầm trọng nhất là ở đối diện nhà văn hóa thôn Thị Cấm, sau khu vực chợ cóc và trạm bơm nước sạch Xuân Phương.
Việc xây dựng lấn chiếm lòng mương đã khiến rác thải bị ùn ứ tại nhiều điểm, gây tắc nghẽn, cản trở dòng chảy và ô nhiễm môi trường khu vực.
Trước tình trạng dòng chảy ngày càng bị tắc nghẽn, các hộ dân đã kiến nghị chính quyền địa phương sớm kiểm tra, giải tỏa, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng lấn chiếm bờ và lòng mương. Tuy nhiên, các vi phạm hiện nay vẫn chưa bị xử lý?.
Read more ...

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

BỊ PHẠT VÌ GÂY Ô NHIỄM

Ngày 21-9, UBND huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết vừa ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp của ông Lê Viết Hạ ở thôn Thọ Lộc Tây, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, về hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Nước thải ô nhiễm từ cơ sở sản xuất, chế biến nhựa của ông Lê Viết Hạ
Nhận được tin báo của người dân phản ánh về việc doanh nghiệp chế biến nhựa của ông Lê Viết Hạ xả thải ra môi trường không qua xử lý gây ô nhiễm dân cư, UBND huyện Sơn Tịnh đã cử ngành chức năng đi lấy mẫu nước thải để phân tích các chỉ số ô nhiễm.

Kết quả cho thấy, nước thải từ hoạt động của cơ sở ông Hạ không được xử lý theo đúng quy trình cam kết, không qua hệ thống lọc mà chỉ lắng và chứa. Các chỉ số trong nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép.
Sau kiểm tra, UBND huyện Sơn Tịnh quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường với mức phạt tiền 3,5 triệu đồng. Đồng thời, yêu cầu ông Lê Viết Hạ hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải sản xuất và vận hành đúng theo quy trình cam kết. Đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép. Ngoài ra, tạm đình chỉ việc thải nước thải ra môi trường đến ngày 25-9 và hoàn thành việc khắc phục trước khi hoạt động trở lại.
Read more ...

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Thần dược lá SAKÊ ức chế ung thư

Sakê là một loại cây được trồng khá phổ biến ở Malaysia, Mỹ, Canada, châu Âu… có tên khoa học là Artocarpus altilis (Parkinson) Fosberg, họ dâu tằm - Moraceae. Trái có giá trị dinh dưỡng cao, chứa bột đường khoảng 25%, vitamin C 20mg%, vitamin B1 0,1mg% và một số vi chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể (kali, kẽm,…), được dùng làm lương thực ở nhiều quốc gia với tên gọi “quả bánh mì” (breadfruit) vì sau khi chiên, nướng hoặc nấu có mùi vị tương tự khoai tây, gần giống bánh mì tươi.
 
Nhiều bộ phận khác của cây sakê được sử dụng để làm thuốc: nhựa, rễ, lá, vỏ, gỗ thân…

Nhiều bộ phận khác của cây sakê được sử dụng để làm thuốc: nhựa, rễ, lá, vỏ, gỗ thân… Y học dân gian Ấn Độ và Indonesia dùng lá sakê cho bệnh nhân xơ gan, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các hợp chất flavonoid chiết xuất từ sakê có hiệu quả ức chế u tuyến tiền liệt, kháng khối u và bệnh bạch cầu (Ragone, D. 1997). Dịch chiết lá sakê có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư của người như: ung thư phổi (SPC-A-1), ung thư ruột kết (SW-480), ung thư gan (SMMC-7721)… đồng thời giảm cholesterol và giảm tích tụ mảng vữa trong thành động mạch chủ của động vật thí nghiệm. Điều đó cho thấy có nhiều triển vọng ứng dụng trong phòng ngừa đột quỵ.
Cho đến nay, chưa có bằng chứng đáng tin cậy về hiệu quả phối hợp lá sakê với các vị thuốc khác. Ví dụ bài thuốc trị viêm gan vàng da có lá sakê tươi, diệp hạ châu tươi, củ móp gai tươi, cỏ mực khô. Trong bài thuốc này có hai vị thuốc là diệp hạ châu và cỏ mực đã được nghiên cứu khá nhiều bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước về hiệu quả bảo vệ gan, chống oxy hoá. Nếu muốn sử dụng cây cỏ thiên nhiên để bảo vệ gan, chỉ nên sử dụng riêng rẽ từng vị thuốc (diệp hạ châu hoặc cỏ mực) thay vì sử dụng một công thức nhiều thành phần chưa rõ hiệu quả phối hợp. Dựa vào kinh nghiệm sử dụng ở nhiều quốc gia và kết quả nghiên cứu về dược lý hoá học của sakê, lời khuyên cần thiết cho mọi người là chỉ nên dùng trái sakê để chế biến thành các món ăn chín, việc sử dụng các bộ phận khác của cây sakê trên người bệnh phải hết sức thận trọng và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
PGS.TS.DS Nguyễn Phương Dung Trưởng khoa Y học cổ truyền kiêm trưởng bộ môn Bào chế đông dược, đại học Y dược TP.HCM
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn
Read more ...

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ: BÁO ĐỘNG ĐỎ

            Theo đề án  bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt , đến năm 2015 , cơ quan chức năngvà chính quyền các địa phươngphải xử lí triệt để ô nhiễmtại 47 làng nghề ô nhiễmmôi trường đặc biệt nghiêm trọng; đồng thời thanh tra , kiểm tra100% cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy , kim loại, nhựa , nhôm , giết mổ , chế biến gia súc , thủy sản... Gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng hoạt động trong các làng nghề , buộc cơ sở vi phạm khắc phục hậu quả và lập kế hoạch di dời cơ sở sản xuất vào khu , cụm công nghiệp hoặc yêu cầu chuyển đổi sản xuất.
          Tình trạng ô nhiễmmôi trường tại các làng nghề ở Việt Nam đã ở mức “báo động đỏ”. Kéo theo nó là những hệ lụy ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động sản xuất mà còn gây tổn hại đến sức khỏe người dân.
           Đến năm 2020 , tiếp tục xử lý ô nhiễmtại 57 làng nghề ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng theo danh mục do Bộ Tài nguyên - Môi trường xác định; triển khai , nhân rộng các mô hình xử lý ô nhiễmmôi trường làng nghề trên phạm vi cả nước...
             Tình trạng ô nhiễmmôi trường tại các làng nghề ở Việt Nam đã ở mức “báo động đỏ”. Kéo theo nó là những hệ lụy ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động sản xuất mà còn gây tổn hại đến sức khỏe người dân.
             Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam , nước ta có khoảng 2.800 làng nghề trong đó có 240 làng nghề truyền thống , giải quyết việc làm cho hơn 11 triệu lao động. Có đến 90% trong tổng số các làng nghề vi phạm pháp luật về môi trường.
            Trung bình mỗi ngày , các hộ làm nghề thải ra từ 300 đến 500 tấn bã , hơn 15.000 m3 nước thải , hàng trăm tấn thải rắn , chứa  các chất gột rửa hóa học qua quá trình phân hủy tạo ra những mùi hôi thối nồng nặc.
           Đó tình trạng hàng nghìn làng nghề ở Việt Nam đang vướng phải nghịch lý giữa sự phát triển và  vấn đề môi trường. Ở rất nhiều làng nghề , các chỉ số về ô nhiễm môi trường đã vượt quá mức  quy chuẩn cho phép hàng chục lần. Đầu tiên , người dân ở chính các làng nghề phải gánh chịu những hậu quả do mình gây ra. Nhận thức được điều đó nhưng để giải quyết bài toán này không phải chuyện dễ dàng.Nguyên nhân là các cơ sở sản xuất , hộ gia đình chỉ chú ý đến việc tăng doanh thu , mặt hàng mà thiếu quan tâm công việc bảo vệ môi trường.
           Tại khu vực sản xuất cũng như cống rãnh ở các làng nghề chế biến nông sản trên địa bàn huyện Quốc Oai , Hoài Đức , Đều có lượng chất thải lớn , mùi khó chịu nồng nặc , nhất là khi thời tiết nắng nóng và tắc nghẽn cục bộ khi trời mưa.
             Có thể nói , nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề là do ý thức người dân. Nhiều người biết rõ mức độ nguy hiểm của việc gây ô nhiễmnhưng vẫn vi phạm , trong khi đó , cơ quan quản lý nhà nước lại chưa chú trọng việc kiểm tra, xử lí , nếu không nói là thiếu bổn phận đối với công tác này.
               Một nguyên nhân khác là nguồn kinh phí đầu tư cho công tác khắc phục ô nhiễmmôi trường làng nghề còn hạn chế , đa phần cơ sở sản xuất , hộ gia đình không có kinh phí đầu tư cho hệ thống xử lí nước thải , khí thải , thu gom phân loại chất thải rắn... Bên cạnh đó , thiết bị , công nghệ sản xuất ở các làng nghề vẫn lạc hậu, mặt bằng thì chật hẹp...
             Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do quy mô sản xuất trong các làng nghề là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực  sản xuất , gia công hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống ở địa bàn nông thôn hướng đến nhỏ , chủ yếu là quy mô hộ gia đình; công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá , chưa được đầu tư đồng bộ , hồ hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất , kinh doanh vấn đề thu gom xử lí chất thải , khói bụi độc hại , nước thải của các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức.
          Vì vậy , để giải quyết ô nhiễmmôi trường làng nghề cần một giải pháp tổng thể nhằm phòng ngừa , giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao năng lực quản lý... , trong đó quan trọng nhất là người dân làng nghề phải tự ý thức và có bổn phận trong việc bảo vệ môi trường.
           Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy , có đến 46% số làng nghề có môi trường ( không khí, nước , đất hoặc cả ba dạng trên ) bị ô nhiễmnặng và có 27% ô nhiễmvừa. Bây giờ , ô nhiễmmôi trường ở các làng nghề vẫn tiếp tục có những biến diễn phức tạp.
            Kết quả quan trắc môi trường không khítại 46 làng nghề thuộc các lĩnh vực dệt nhuộm , sản xuất hàng mỹ nghệ , chế biến lương thực-thực phẩm , luyện kim-cơ khí của Cục kiểm tra ô nhiễm( Tổng cục Môi trường ) mới đây cũng cho thấy 45/46 làng nghề ( chiếm 97 , 8% ) có định mức quan trắc chất lượng không khívượt quy chuẩn cho phép từ 1 , 1-4 , 3 lần , ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.
          Theo đó , chúng tôi cần quy hoạch lại với những giải pháp cụ thể cho từng loại làng nghề; đưa công nghệ kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng hệ thống xử lí nước thải và chất thải đáp ứng các  tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
       Các chính sách và hệ thống pháp luật cũng cần tiếp tục xây dựng và tiếp tục hoàn thiện để tạo cơ sở hành lang pháp lý trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, chúng tôi nên phát triển bền vữngcác làng nghề cũng như làm cơ sở ưu tiên phát triển xanh , gắn các mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sống.
       Theo nhận định của các chuyên gia môi trường , Việt Nam là một trong những nhà nước đang phải đối diện với rất nhiều thách thức liên quan đến vấn đề ô nhiễmvà suy thoái môi trường. Trong đó , ô nhiễm làng nghề là tác nhân chính hủy hoại môi trường và đe dọa tới sức khỏe của cộng đồng dân cư.
      Đến năm 2015 , các Địa phương trên cả nước cần tiếp tục triển khai xử lí ô nhiễmmôi trường tại các làng nghề có mật độ ô nhiễmcao; khẩn trương đưa các làng nghề gây ô nhiễmmôi trường trầm trọng vào các cụm công nghiệp làng nghề đã được quy hoạch , góp phần cải thiện môi trường , nâng cao sức khỏe người dân ở các làng nghề và người dân.
       Giải quyết  vấn đề môi trường làng nghề cần có sự kết hợp của các cấp , các ngành và cả người dân trong làng nghề. , bên cạnh đó cần có các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề , trong đó nêu rõ bổn phận của từng ngành , Địa phương trong quản lý.
       Đồng thời hoàn thiện các hệ thống văn bản về bảo vệ môi trường làng nghề như đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đối với làng nghề; lồng ghép bảo vệ môi trường làng nghề vào  tiêu chuẩn mục tiêu nhà nước xây dựng nông thôn mới và chiến lược , quy hoạch , kế hoạch phát triển của địa phương.
       Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường , xã , thị trấn và coi đây là hệ thống quản lý môi trường hiệu quả tại các làng nghề gắn liền để duy trì và phát triển nghề truyền thống trong thời kỳ công nghiệp hóa , hiện đại hóa , các làng nghề đã thành lập hiệp hội làng nghề nhằm tập hợp thu hút những người làm nghề cùng chung tay gây dựng để làng nghề ngày một phát triển.
        Do vậy , việc quan trọng của ngành tài nguyên và môi trường , Ủy ban quần chúng các thành phố cần phải siết chặt công tác quản lý , ngăn chặn kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách trong thời kì tới.
Cùng với đó , tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp , cụm công nghiệp , đặc biệt tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn , làng nghề hiện nay.
Read more ...
Designed By VungTauZ.Com