Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Ô NHIỄM NƯỚC SINH HOẠT Ở TP. HỒ CHÍ MINH

                Nước sau xử lý ở nhà máy nước Tân Hiệp phát hiện có chất gây rối loạn nội tiết. - Ảnh: Tuổi Trẻ
Nước sau xử lý ở nhà máy nước Tân Hiệp phát hiện có chất gây rối loạn nội tiết. - Ảnh: Tuổi Trẻ
Các chất gây rối loạn nội tiết ở nước sông hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai đặc biệt ở mức nghiêm trọng khi cho thấy đã hiện diện ở một số nguồn cấp nước như trạm bơm Hoá An, trạm bơm Bình An, nhà máy nước Biên Hòa và trạm bơm Hòa Phú, thậm chí có cả ở trong nước cấp sinh hoạt sau xử lý.
Như đã thông tin, đã có sự xuất hiện các chất gây rối loạn nội tiết và dư lượng kháng sinh trong nước ở hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai. Đây là kết quả nghiên cứu khảo sát được của nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên hiệu trưởng đại học Tài nguyên môi trường TP.HCM.
Nước sông Sài Gòn - Đồng Nai là nguồn nước thô dùng để cung cấp nước sinh hoạt và nước uống cho TP.HCM.
Nước cấp sinh hoạt sau xử lý cũng nhiễm
Không chỉ ở khu vực hạ nguồn, ngay ở khu vực thượng nguồn sông Sài Gòn - Đồng Nai, trong một đề tài nghiên cứu khác mới đây của nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Tấn Phong và PGS.TS Đỗ Hồng Lan Chi (đại học Bách khoa TP.HCM), cũng cho thấy có hiện diện các chất gây rối loạn nội tiết.
Trong đó, phần lớn các hợp chất gây rối loạn nội tiết tăng dần về phía hạ nguồn.
Trong 11 chất gây rối loạn nội tiết lựa chọn của đề tài, hầu hết đều hiện diện trong mẫu nước sông Sài Gòn Đồng Nai, nhiều nhất là NPE3 có ở 23/28 mẫu với nồng độ nhỏ hơn giới hạn phát hiện tới 535ng/l; NPE2 có ở 22/28 mẫu với nồng độ nhỏ hơn giới hạn phát hiện tới 219ng/l.
Tổng hàm lượng các chất này cao nhất tại Phú Cường, hạ nguồn trạm bơm Hoà Phú, kế đến là kênh rạch nội thành TP.HCM.
Nước thải đã xử lý của các khu công nghiệp cũng hiện diện các chất gây rối loạn nội tiết, nồng độ thấp dưới ngưỡng quy định của châu Âu và cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ. Còn nước thải từ các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp như nhà máy tinh bột khoai mì, cao su, chăn nuôi heo thì hàm lượng cao.
Các chất gây rối loạn nội tiết cũng đã có mặt ngay cả ở các hồ thượng nguồn như Dầu Tiếng, Trị An.
Nghiên cứu còn cho thấy một số chất gây rối loạn nội tiết phát triển trong nước sông Sài Gòn - Đồng Nai rất phức tạp, biến thiên bất thường.
 Nước ô nhiễm thải thẳng ra môi trường khiến nguồn nước bị nhiễm chất gây rối loạn nội tiết.
Ảnh: Internet 
Đáng nói hơn, theo khảo sát, đã có sự xuất hiện của chất gây rối loạn nội tiết (cụ thể là nonylphenol ethoxylates - NPE2, NPE3) trong nước cấp sinh hoạt đã sau xử lý của nhà máy nước Tân Hiệp và trong mạng lưới phân phối.
Theo nhóm tác giả, liều lượng phát hiện này (28-29ng/l NPE2 và 32-54ng/l NPE3) vẫn còn đang thấp hơn ngưỡng quy định của các hướng dẫn trên thế giới, liên quan đến các chất gây rối loạn nội tiết.
Tuy nhiên, khi thử nghiệm các chất gây rối loạn nội tiết đã khảo sát được với 3 loài sinh vật tại nơi này trong điều kiện Việt Nam, nghiên cứu cho thấy các chất này đều gây độc mãn tính với các sinh vật thí nghiệm (vi giáp xác Ceriodapnia cornuta, Daphnia magna và cá sọc vằn Danio rerio). Các sinh vật này đều bị chết trên dưới 50%...
Khoảng trống tiêu chuẩn an toàn
Hiện nay, thế giới đã thực hiện nhiều nỗ lực pháp lý trong việc thiết lập các quy định về các chất gây rối loạn nội tiết ở nhiều lĩnh vực, trong đó có chất lượng nước môi trường xung quanh. Tuy nhiên, với Việt Nam, đây lại hoàn toàn là một “khoảng trống”.
 Cửa thu nước thô trạm bơm Hóa An - Ảnh: Tuananhpri
Thực tế, các chất gây rối loạn nội tiết đang được thải ra môi trường từ hoạt động của con người.
Theo đề tài nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Tấn Phong, ở Việt Nam, vì tránh gây “hoang mang” cho cộng đồng, hầu hết các chất gây rối loạn nội tiết không được công bố rộng rãi tại thời điểm này. Nó cũng chưa được đánh giá, kiểm soát chặt chẽ và chưa có tài liệu công bố về mức độ hiện diện và độc tính của nó trong môi trường.
Vì vậy, trong đề tài này, nhóm tác giả đề xuất bổ sung các tiêu chuẩn cho nước sinh hoạt, ăn uống, và nước xả thải ra môi trường. Theo đó, nghiên cứu đề xuất một số công nghệ cần tăng cường trong hệ thống xử lý nước cấp ăn uống hiện nay, cũng như xử lý nước thải, nhằm giảm thiểu hàm lượng các chất gây rối loạn nội tiết.
Theo nhóm tác giả, việc phát triển các kĩ thuật phân tích hoá học là một trong những cách cải tiến nhanh chóng trong công nghệ xử lý, dù rằng không thể loại bỏ tất cả các chất này trong nước dưới mức giới hạn phát hiện.
Chưa kể, thiết bị phân tích lẫn chi phí để giảm được nồng độ các chất gây rối loạn nội tiết trong nước thải, đặc biệt là trong nước cấp đến dưới mức giới hạn phát hiện là một thách thức lớn với Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu cảnh báo, do không có hướng dẫn quy định về giới hạn nồng độ, độc tính cũng như dữ liệu phơi nhiễm cần thiết lập mục tiêu dựa trên sức khoẻ, mỗi tỉnh thành cần có thêm thông tin và hướng dẫn, hoặc có biện pháp chủ động để xử lý và loại bỏ các chất gây rối loạn nội tiết từ nước thải và nước uống, mặc dù chi phí và lợi ích mang lại là không có, hoặc không rõ ràng!
motthegioi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VungTauZ.Com