Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Xả thải gây ô nhiễm, công ty gây ô nhiễm bị xử phạt hơn 120 triệu đồng

Công ty BEEAHN Việt Nam có trụ sở tại thôn Cao Xá, thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ vừa bị UBND tỉnh Hưng Yên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổng số tiến phạt là hơn 120 triệu đồng.




Công ty may BEEAHN Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm may, thêu xuất khẩu đi vào hoạt động từ năm 2007. Công ty này bị lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh Hưng Yên phát hiện đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên, vi phạm Điểm b, Khoản 4, Điều 13, Nghị định số 179/2013NĐ-CP của Chính phủ. Theo dư luận nhân dân thị trấn Trần Cao, với nguồn nước thải từ máy giặt mềm không qua xử lý, Công ty BEEAHN Việt Nam đã xả trực tiếp ra môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước sản xuất và sinh hoạt của khu dân cư. 


Ngoài xử phạt bằng tiền, UBND tỉnh Hưng Yên còn yêu cầu Công ty BEEAHN Việt Nam dừng ngay việc xả thải chưa đạt quy chuẩn về chất thải ra ngoài môi trường, có biện pháp xử lý nước thải ra môi trường đạt quy chuẩn theo QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả thải và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tỉnh cũng chỉ đạo ngành chức năng tiếp tục theo dõi, kiểm tra đôn đốc và giám sát việc chấp hành quy định xử phạt của doanh nghiệp này. 



 Trước đó 2 tháng, UBND tỉnh Hưng Yên cũng đã ra quyết định xử phạt Công ty trách nhiệm hữu hạn Tuấn Cường Plastic số tiền gần 220 triệu đồng do gây ô nhiễm môi trường đối với 2 xã Chỉ Đạo và Minh Hải ở huyện Văn Lâm; đồng thời đình chỉ hoạt động xả nước thải sản xuất ra môi trường.



 Hiện nay, tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hưng Yên có hàng chục doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của người dân. Mặc dù nhiều doanh nghiệp bị xử phạt nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục tái phạm, gây bức xúc trong dư luận.


Theo Mai Hoa - tinmoitruong
Read more ...

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Phương pháp ion - xử lý nước cấp

Phương pháp trao đổi ion được sử dụng rộng rãi trong các quá trình xử lý nước thải cũng nhưnước cấp.
Trong xử lý nước cấp, phương pháp này thường được sử dụng để khử các muối, khử cứng, khử khoáng, khử màu, khử kim loại và các ion kim loại nặng và các ion kim loại có trong nước.
Trong xử lý nước thải, phương pháp trao đổi ion được sử dụng để loại ra khỏi nước các kim loại (kẽm, đồng, crom,chì, thủy ngân….),các hợp chất của asen, photpho, xianua và các chất phóng xạ. Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị với độ làm sạch nước cao.
1. Cơ sở của phương pháp:
 Là quá trình trao đổi ion gồm các phản ứng hóa học đổi chỗ (phản ứng thế) giữa các ion trong pha lỏng và các ion trong pha rắn (là nhựa trao đổi). Qúa trình này phụ thuộc vào từng loại nhựa trao đổi và các loại ion khác nhau.
Có hai phương pháp sử dụng trao đổi ion với lớp nhựa chuyển động, vận hành và tái sinh liên tục; và trao đổi ion với lớp nhựa trao đổi đứng yên, vận hành và tái sinh gián đoạn. Trong đó trao đổi ion với lớp nhựa tĩnh là phổ biến nhất.
2. Phân loại vật liệu trao đổi ion:
- Lọai cationit
a. Vô cơ
  • Tự nhiên (zeolit, khoáng sét).
  • Tổng hợp (zeolit tổng hợp, permulit, silicat tổng hợp).
b. Hữu cơ
  • Tự nhiên (than bùn, ligin).
  • Than sunfon hóa.
  • Tổng hợp (nhựa trao đổi ion trên cơ sở phản ứng trùng ngưng polymer hóa).
- Loại anionit
a. Vô cơ
  • Tự nhiên (dolomite, apatit, hydroxyl apatit).
  • Tổng hợp (silicat của kim loại nặng).
b. Hữu cơ
  • Tổng hợp (nhựa trao đổi ion).
3. Tính năng thuận nghịch của phản ứng trao đổi ion:
Phản ứng trao đổi ion là phản ứng thuận nghịch. Dựa trên tính chất này người ta dùng dung dịch chất hoàn nguyên, thông qua chất trao đổi ion đã mất hiệu lực để khôi phục năng lực trao đổi của nó.
4. Tính acid, kiềm: tính năng của chất Cationit RH và chất Anionit ROH, giống chất điện giải acid, kiềm.
5. Tính trung hòa và thủy phân: tính năng trung hòa và thủy phân của chất trao đổi ion giống chất điện giải thông thường.
6. Tính chọn lựa của chất trao đổi ion:
 Ở hàm lượng ion thấp trong dung dich, nhiệt độ bình thường, khả năng trao đổi tăng hóa trị của ion trao đổi tăng.
7. XỬ LÍ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRAO ĐỔI ION.
  1. Xử lý amoni (NH4+) trong nước ngầm.
Nghiên cứu xử lý amoni trong nước ngầm ứng dụng kỹ thuật trao đổi ion trên vật liệu trao đổi ion là nhựa cationit; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi amoni là nồng độ amoni trong nước đầu vào, tốc độ dòng chảy, độ cứng của nước và thời gian hoàn nguyên…
  1. Khử sắt trong nước ngầm.
Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị 2 (Fe 2+) là thành phần của các muôí hòa tan, hàm lượng sắt có trong các nguồn nước ngầm thường cao và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu. Nước có hàm lượng sắt cao, làm cho nước có mùi tanh và có màu vàng, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Do đó, khi mà nước có hàm lượng sắt cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn thì chúng ta phải tiến hành khử sắt.
Fe(OH)3,  FeCl3…trong đó Fe(OH)3 là chất keo tụ, dễ dàng lắng đọng trong các bể lắng và bể lọc. Vì thế,các hợp chất vô cơ của sắt hòa tan trong nước hoàn toàn có thể xử lý bằng phương pháp lý học: làm thoáng lấy oxy của không khí để oxy hóa sắt hóa trị 2 thành sắt hóa trị 3 và cho quá trình thủy phân, keo tụ Fe(OH) xảy ra hoàn toàn trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và các bể lọc.

Áp dụng quá trình khử sắt vào việc xử lý nước ngầm để cấp nước cho cộng đồng dân cư nông thôn.
Mục đích của việc xử lý nước cấp là cung cấp đầy đủ lượng nước cho quá trình sử dụng của người dân và đảm bảo an toàn về mặt hóa học. Nước có chất lượng tốt không chứa các chất gây đục, gây ra màu,mùi,vị của nước. Tóm lại, mọi nguồn nước thô sau khi qua hệ thống xử lý phải đạt: “tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt – TCVN 5501 – 1991”.

 Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm và tràn đầy nhiệt huyết, công ty Minh Việt tự hào là một trong các công ty hàng đầu về kỹ thuật. Với tiêu chí “uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng” và áp dụng các công nghệ xử lý hiện đại, Minh Việt tự tin cùng bạn giải quyết khó khăn. Hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23, Đường Lê Văn Thọ, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh 
MST:0304116535  E – mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.62731380 – 08.62741380

Read more ...

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

          Công ty môi trường Minh Việt chuyên cung cấp dịch vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường với giá rẻ thủ, tục nhanh gọn. Tiêu chí của chúng tôi là “uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”. Dưới đây là chúng tôi đề cập đến các vấn đề liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường đề quý khách hiểu thêm về văn bản này.

          1. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?

         Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) là quá trình phân tích, dự báo, đánh giá những ảnh hưởng đến môi trường của một dự án, giúp dự án phù hợp về kinh tế, xã hội về môi trường, đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Đây là công cụ bắt buộc trong công tác quản lý Nhà Nước.
         Xã hội phát triển kéo theo đó là nhu cầu của con người tăng lên làm cho môi trường cũng bị tác động đáng kể. Tác động này có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại, tuy nhiên với việc "lập báo cáo đánh giá tác động môi trường" sẽ giúp cho các nhà đầu tư đánh giá được mức độ ảnh hưởng của hoạt động dự án đến môi trường từ đó đưa ra được giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường. Lập báo cáo DTM các doanh nghiệp sẽ được các cơ quan Nhà Nước cấp giấy phép triể khai dự án. Khi lập báo cáo DTM cần phải xem xét tất cả những ảnh hưởng đối với sức khỏe con người, hệ sinh thái, khí hậu và khí quyển...trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện và vận hành dự án.
       2. Những quy định pháp luật có liên quan:
           • Căn cứ vào luật bảo vệ môi trường 29/11/2005.
         • Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của chính phủ về  đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
           • Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.

     3. Đối tượng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

        • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Chính phủ, Thủ Tướng Chính Phủ:
        • Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản văn hóa thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.
        • Dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường.
   Thời gian lập và trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 13 NĐ số 29/2011/NĐ-CP.

       4. Các dự án cần phải xin cấp lại giấy báo cáo đánh giá tác động môi trường:

  • Thay đổi địa điểm thực hiện dự án;
  • Không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba mươi sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra.
   Các hồ sơ xin thẩm định, phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được qui định tại các điều 13, 14 và 15 Thông tư ngày 26/2011/TT-BTNMT.

       5. Các quy trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.

            • Sàng lọc dự án.
            • Xác định phạm vi.
            • Đánh giá tác động môi trường.
            • Thẩm định DTM
            • Giám sát các tác động.

      6. Hồ sơ nộp phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm:

           • Một văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án.
          • Bảy bản DTM của dự án (phụ thuộc vào số lượng thành viên hội đồng thẩm định). Hình thức của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu qui định tại Phụ lục 2.4 và 2.5 luật bảo vệ môi trường)
           • Một bản dự án đầu tư.

     7. Các trường hợp cần bổ sung thêm một số giấy tờ:

         • Các dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp quy mô cơ sở sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II NĐ số 29/1011/NĐ-CP phải bổ sung thêm: 1 bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường hoặc văn bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký của đơn vị kinh doanh, sản xuất.
         • Trường hợp xin lập lại DTM cần bổ sung thêm 1 bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó.
Thời gian thẩm định và phê duyệt. (Không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá tác động môi trường ).
     + Thời hạn thẩm định DTM:
          • Thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT: tối đa là 45 ngày và tối đa 60 ngày đối với các dự án phức tạp.
         • Không thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT: tối đa 30 ngày và tối đa 45 ngày đối với các dự án phức tạp.
     + Thời hạn phê duyệt DTM: tối đa 15 ngày.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, công ty Minh Việt cam kết tư vấn, cung cấp dịch vụ với giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất, thời gian nhanh nhất để quý doanh nghiệp được triển khai dự án nhanh hơn và  đúng quy chuẩn Nhà Nước đề ra.

NGUỒN MOITRUONGMIVITECH.COM
Read more ...

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

CÁT TẶC LỘNG HÀNH TRÊN SÔNG CÁI ĐE DỌA MÔI TRƯỜNG

TN&MT) - Hàng chục năm qua, tình trạng khai thác cát trái phép ở khu vực hạ lưu sông Cái, đoạn qua huyện Diên Khánh và TP. Nha Trang (Khánh Hòa) chưa bao giờ ngưng nghỉ. Hiện đang mùa cao điểm xây dựng, để cung ứng thị trường, cát tặc đang mặc sức đục khoét đoạn sông này cả ngày lẫn đêm.
Xem thêm: đánh giá tác động môi trường | báo cáo đánh giá tác động môi trường | lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đoạn sông này luôn có nhiều ghe ngang nhiên hút cát trái phép.
Dưới sông tấp nập ghe hút cát
Đêm trung tuần tháng 7, trăng sáng vằng vặc, chúng tôi được anh Trung (thôn 1, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh) dẫn ra mật phục sau vườn nhà anh nằm bên bờ sông Cái. Anh Trung. cho hay: “Khu vực này cát tặc lộng hành nhiều nhất từ trước đến nay. Các đối tượng hút trộm cát suốt ngày đêm; ban ngày chỉ 5 - 6 ghe hoạt động, còn ban đêm thì hơn chục chiếc. Đêm nào cũng vậy, chúng nổ máy hút cát làm náo loạn một khúc sông khiến chúng ngủ cũng không yên”. Anh Trung vừa dứt lời, chúng tôi đã nghe tiếng ghe máy từ hướng hạ lưu tiến lên hướng cầu gỗ nối xã Diên Phú và xã Vĩnh Trung (TP. Nha Trang). Dưới ánh trăng, 4 chiếc ghe từ  kéo đến khu vực này để hút cát, khiến cả khúc sông dậy sóng. Đến khoảng 19 giờ 30, 5 chiếc ghe khác cũng tiến đến khúc sông này. Tiếng í ới gọi nhau của đội quân hút cát trộm xen lẫn tiếng tiếng máy nổ làm náo loạn cả khu vực. Cứ khoảng 20 phút, mỗi bơm hút cát lên các bãi tập kết.
Những tưởng các đối tượng khai thác cát trái phép chỉ chủ yếu hoạt động lén lút vào ban đêm, nhưng không. Mới sáng sớm hôm sau, cũng tại khúc sông này, nhiều ghe hút cát trộm vẫn ngang nhiên hoạt động. Trên mỗi chiếc có 2 người đàn ông, một người hì hục luồn ống hút có đường kính chừng 7-10 cm xuống đáy sông, một người dùng cây sào dài nọc cát dưới đáy sông để máy hút lên ghe. Phút chốc, tiếng máy nổ gầm rú, hoà với tiếng rào rào của cát, tiếng nước chảy ồng ộc từ một chiếc ống khác xả nước xuống sông. Chưa đầy 20 phút, chiếc ghe đã chứa đầy cát, chạy về hướng các bãi tập kết . Cùng lúc ấy, chúng tôi lại tiếp tục nghe tiếng của  nghiều chiếc ghe máy  từ phía cầu gỗ chạy  ngược lên, có  2 chiếc chạy vào sát bờ Nam sông Cái (đoạn thôn Bình Cang, xã Vĩnh  Trung) để hút cát, 4 chiếc khác thì tiếp tục ngược sông dòng, cách chỗ chúng tôi chừng 100 m thì định vị để bắt đầu “ăn hàng”. Tương tự những ghe trước, chỉ sau 20 phút, cát đã được hút đầy khoang, rồi  lại  xuôi dòng về tập kết cát ở các bãi quanh khu vực hai đầu cầu gỗ. Theo quan sát của chúng tôi, mỗi chuyến hút cát lên ghe, rồi chạy về bơm lên điểm tập kết  chỉ diễn ra trong vòng 50 phút. Sau hơn 2 giờ quan sát, chúng tôi ghi nhận tại khúc sông này hàng chục chiếc ghe khai thác cát lậu, ước mỗi chiếc chứa khoảng 4-5 m3/chuyến.
Đoạn sông này luôn có nhiều ghe ngang nhiên hút cát trái phép.
Ngoài đoạn sông nói trên, các đối tượng khai thác cát trái phép nơi đây còn xuôi dòng xuống đoạn sông chảy qua  xã Diên An (huyện Diên Khánh) và các xã Vĩnh Phương, Vĩnh Trung (TP. Nha Trang) để hút cát. Dọc hai bên bờ đoạn sông này cũng có rất nhiều điểm tập kết cát trái phép.
Cát tặc hoành hành liên tục mấy chục năm qua khiến vườn tược của người dân giáp bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, trong đó đã có một số nhà dân bị sụp xuống sông. Bức xúc trước thực trạng này, trước đây một số hộ dân địa phương đứng ra ngăn cản không cho hút cát gần bờ, nhưng đã bị các đối tượng cát tặc hành hung. Hiện nay, các hộ dân ở gần “điểm nóng” ban đêm không dám ra bờ sông, bởi các đối tượng hút cát trộm luôn chuẩn bị sẵn gạch đá để ném về phía người dân. Không thể xua đuổi cát tặc, người dân dọc hai bên đoạn sông này liên tục phản ánh lên chính quyền địa phương song tình trạng này cũng chưa bao giờ chấm dứt. “Với đà này thì chỉ qua mùa mưa năm nay khúc sông này sẽ mở rộng thêm vài mét nữa, đất đai vườn tược của chúng tôi sẽ sạt lỡ xuống sông hết, như khu vườn của gia đình tôi mỗi năm bị sạt hơn 4 mét, mới đây, hàng tre tôi trồng để bảo vệ đất cũng bị cuốn xuống sông”, một người dân ở gần bãi tập kết cát trái phép ở thôn 1 xã Diên Phú bức xúc.
Trên bờ nhộn nhịp cảnh bán mua
Nếu như dưới sông, nhiều ghe hút cát hoạt động sống ngày đêm, thì tại các bãi tập kết cát trên trên bờ, không ít xe tải nhỏ 2,5 tấn cũng vận chuyển cát lậu hết công suất.
Qua nhiều ngày theo dõi hoạt động của cát tặc tại các xã Diên Phú, Vĩnh Trung, chúng tôi phát hiện khu vực 2 bên cầu gỗ Vĩnh Trung khá nhiều bãi tập kết. Ở bờ Bắc có các bãi của ông Đông, ông Tèo (ở thôn 1, Diên Phú), ở bờ Nam có các bãi của ông Tốt, ông Tâm (ở thôn Bình Cang, xã Vĩnh Trung)…
Cát tặc bơm cát lên bãi tập kết.
Tại các bãi tập kết này, dù ban ngày hay đêm tối, xe chở cát lậu vẫn liên tục vào ra. Chúng tôi tiếp cận bãi cát của ông Tèo khi trên bãi có 5 người đàn ông (1 người nhà chủ bãi, 2 người của ghe khai thác, 2 người thuộc nhà xe) đang hì hục bơm cát từ ghe lên thẳng trên xe tải để chở đi tiêu thụ. Thấy chúng tôi chủ động bắt chuyện, một người đàn ông trong số họ tỏ ra khó chịu, lên tiếng: “Các ông là ai, đến đây làm gì?”. Nghe chúng tôi nói đang chuẩn bị xây nhà, đi hỏi mua cát, sau ánh nhìn dò xét, một người đàn ông khác tự nhận tên Quang, người nhà ông Tèo. Quang bảo muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu chở về nội thành Nha Trang giá 420.000 đồng/xe (2,5 m3), sang các xã ngoại thành như Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh thì 380.000 – 400.000 đồng/xe tuỳ theo quãng đường vận chuyển. Theo lời Quang, việc mua bán được tiến hành dứt điểm theo từng công đoạn. Cụ thể, 1 xe cát lậu khoảng 2,5 m3 thì chủ ghe sau khai thác bơm lên bãi bán cho chủ bãi với giá 150.000 đồng/xe; chủ bãi lại bán cho chủ xe tải 180.000 đồng/xe 3m3. Để xúc cát lên xe, các chủ xe phải nhân công với giá 40.000 đồng/chuyến. Hơn 30 phút đứng ở bãi tập kết của ông Tèo chúng tôi chứng kiến 3 xe tải chở vật liệu xây dựng của người dân xã Vĩnh Phương vào ăn hàng.
Cách đó không xa, ở bãi tập kết của ông Đông, ông Tốt cảnh bán mua cũng sôi động không kém. Những ghe vừa hút cát trở về đậu phía dưới bến chờ đến lượt để bơm cát lên bờ, gần bãi có 2 xe tải đang chờ tiến vào “ăn hàng”. Tiếp cận tài xế tên Định (ở xã Vĩnh Phương), chúng tôi được người này cho biết xe anh ta chủ yếu mua cát tại những bãi tập kết này để bán lại cho người dân xã Vĩnh Phương và các cửa hàng vật liệu xây dựng. “Từ đầu năm đến hè là mùa xây dựng, nhu cầu cát tăng cao nên tôi chạy suốt ngày, thậm chí có khi chạy đến thâu đêm mới kịp đổ cát cho khách”, Định cho biết. Không riêng xe của Đ, điểm tập kết cát lậu này còn có hàng chục xe thường xuyên vào vận chuyển cát khiến cả đoạn đường đất ở cửa bãi bị cày nát. Tất cả các hoạt động trái phép này đều diễn ra hiên ngang ngay giữa ban ngày mà không gặp phải bất kỳ sự ngăng cản nào từ chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng.
Khu vực “điểm nóng” với hàng chục bãi tập kết cát trái phép, nhiều lượt xe tải vào “ăn hàng”
cả ngày lẫn đêm.
“Cuộc chiến” cam go
Theo ông Nguyễn Đức Phú – Phó Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Diên Khánh, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Cái, đoạn qua huyện Diên Khánh, đã xuất hiện từ những năm 1995-1996 và tiếp diễn liên tục từ đó đến nay và ở tất cả các xã có địa bàn tiếp giáp với sông Cái. Trong đó nóng nhất từ trước đến nay là địa bàn xã Diên Phú. “Đội liên ngành của huyện thường xuyên phối hợp với lực lượng của các địa phương dùng ca nô tuần tra, bắt giữ ghe khai thác cát trái phép trên sông; đồng thời huyện cũng chỉ đạo các xã tiếp giáp với Sông cái triệt xóa các bãi chứa cát trên bờ và xử ly xe vận chuyển cát trái phép. Tuy nhiên, việc khai thác cát trái phép mang lại lợi nhuận rất lớn nên nhiều đối tượng vẫn bất chấp khai thác, thậm chí không ít lần chúng tấn công lại lực lượng liên ngành khi bị truy quét trên sông.
Trước tình trạng khai thác cát trái phép tái diễn phức tạp từ đầu năm đến nay, nhất là địa bàn xã Diên Phú, UBND huyện đã chỉ đạo Đội liên ngành và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử ly cả ở dưới sông và trên bờ”, ông Phú cho hay.
Vậy nhưng, dù là địa bàn nóng nhất về tình trạng khai thác cát trái phép, ông Nguyễn Văn Phú – Chủ tịch UBND xã Diên Phú vẫn quả quyết: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức lực lượng triệt xóa các bãi tập kết cát trái phép trên bờ nên hiện tại tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn chỉ diễn ra lẻ tẻ”!?
Khu vực “điểm nóng” với hàng chục bãi tập kết cát trái phép, nhiều lượt xe tải vào “ăn hàng”
cả ngày lẫn đêm.
Một điều không thể phủ nhận là từ trước đến nay, việc xử ly tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn là công tác thường xuyên liên tục của UBND huyện Diên Khánh. Đội liên ngành của huyện thường xuyên tuần tra, xử ly trên sông, lực lượng của các xã cũng liên tục xóa bỏ các điểm tập kết cát trên bờ và xử phạt hành không ít chủ phương tiện vận chuyển cát trái phép. Ngoài ra, UBDN huyện cũng chỉ đạo các xã giáp ranh sông Cái đẩy mạnh tuyên tuyền vận động người dân địa phương không khai thác cát trái phép và phối hợp trong việc tuần tra, truy quét các đối tượng dùng ghe khai thác cát trái phép. Tuy nhiên vì “siêu lợi” nên các đối tượng khai thác cát trái phép vẫn bất chấp, rất liều lĩnh và manh động nên công tác truy quét của lực lượng chức năng đã gặp không ít khó khăn.
Ông Lê Xuân Nhàn – Chủ tịch UBND huyện Diên Khánh cho biết: “Thời gian gần đây, tại một số khu vực trên địa bàn đã hình thành các bến bãi tập kết cát khai thác trái phép mới nên UBND huyện đã chỉ đạo các xã liên quan tăng cường kiểm tra, phối hợp với Phòng Tài nguyên – Môi trường có phương án triệt xóa; đồng thời chỉ đạo Đội liên ngành tăng cường tuần tra, xử ly các đối tượng dùng ghe hút cát trái phép trên sông.  Nếu xã nào để hình thành bến bãi trái phép thì Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBDN huyện. Vậy nhưng hiện tại, việc triệt xóa nạn khai thác cát vẫn là một “cuộc chiến” cam go của chúng tôi”.
Xem thêm: đánh giá tác động môi trường | báo cáo đánh giá tác động môi trường | lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Read more ...

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Bán cầu bắc như thế nào ?

Các đợt nắng nóng và mưa lớn đã diễn ra thường xuyên hơn ở Bắc bán cầu trong thế kỉ này. Rõ ràng thời tiết khắc nghiệt kéo dài trong vài tuần cùng thời điểm ở khu vực nóng là nguyên nhân chính. Một nghiên cứu đã được công bố.


Sự gián đoạn các luồng khí hình thành nên đợt mãnh liệt uốn khúc khi chúng thổi quanh Trái Đất tại độ cao so với mặt biển. Và luồng không khí lạnh từ hiện tượng băng tan ở Bắc cực có thể giải thích tại sao thời tiết xấu lại diễn ra thường xuyên hơn. 

 Thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè ,chẳng hạn như đợt nóng kỉ lục ở Mỹ đã “hạ gục” những nông dân trồng ngô và làm cho hiện tượng cháy rừng trở nên tồi tệ hơn vào năm 2012- đạt đến con số kỉ lục trong suốt 10 năm qua. Viên nghiên cứu sự tác động của môi trường Potsdam đã công bố kết quả về hiện tượng này. Những hiện tượng khắc nghiệt kéo dài triền miên khác bao gồm đợt nắng nóng ở Nga năm 2010 và lũ lụt ở Pakistan. 

Bên cạnh đó, đợt nắng nóng ở Châu Âu năm 2003 và mưa lớn đã gây ra ngập lụt ở hai con sông Elbe và Danube vào năm 2002. Tác giả Tim Coumou tuyên bố trong buổi báo cáo về môi trường: “Loài người chúng ta đang làm bầu không khí nóng lên vì lượng khí CO2 thải ra môi trường do đốt nguyên liệu hóa thạch. Nhưng đợt nóng tăng lên đáng kể ở vài khu vực điển hình như châu Âu và Mỹ dường như không cân đối”. 

 Biến đổi khí hậu đã làm gián đoạn các dòng chảy của luồng khí thổi từ tây sang đông xung quanh Trái Đất và hình thành những luồng khí cao hàng ngàn ki –lô-mét trong khí quyển. Kết quả nghiên cứu cho thấy:“Trong thời kì khí hậu khắc nghiệt, một trong những luồng khí đã tích lại hoàn toàn và khuếch đại lên rất nhiều. Hiện tượng diễn ra chỉ trong vài ngày có tác động rất ít. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng trực tiếp đến con người và hệ sinh thái có thể trở nên trầm trọng hơn khi thời kì này kéo dài”. Trong tập san Proceedings của Viện Hàn Lâm Khoa Học của Mỹ, nghiên cứu đã liệt kê 7 ví dụ điển hình của hiện tượng khí hậu khắc nghiệt từ năm 2000. 

 Nghiên cứu chỉ tập trung vào những hiện tượng gay gắt vào mùa hè. Những nghiên cứu khác đề cập những sự tan băng ở Bắc cực, sự đa dạng của thiên nhiên hay sự biến đổi của biển Thái Bình Dương gây ra những cơn sốt rét gần đây điển hình như trận sốt rét ở Mỹ trong năm nay. Hội đồng Liên Hiệp Quốc của các nhà khoa học khí hậu cho biết ít nhất 95% nguyên nhân là từ hoạt động của con người, việc đốt nguyên liệu hóa thạch trong thời gian gần đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên của Trái Đất. Hồ Thị Minh Hòa
Theo tinmoitruong.vn
Read more ...

Xuất hiện virus H5N6 tại Hà Tĩnh

Virus cúm A (H5N6), chủng virus có độc lực cao, mới ghi nhận một trường hợp mắc và tử vong tại Trung Quốc, vừa được phát hiện trên đàn gà, vịt tại Lạng Sơn và Hà Tĩnh. Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp) đây là lần đầu tiên virus cúm này được ghi nhận tại Việt Nam. Kết quả giải trình tự gene cho thấy, các mẫu virus cúm tại Việt Nam có sự tương đồng đến 99% so với chủng virus cúm A(H5N6) gây mắc và tử vong đầu tiên trên người tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào tháng 4 năm 2014. Virus này cũng được phát hiện trên đàn gia cầm ở khu vực bệnh nhân sinh sống. Đây là trường hợp duy nhất mắc cúm này ở người cho đến nay. Trước đó Trung Quốc chưa có báo cáo về nhiễm virus cúm này trên gia cầm.

Trung Quốc ghi nhận một trường hợp mắc và tử vong duy nhất chủng cúm A(H5N6). Ảnh minh họa: AP.

Chủng virus này từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan. Tại Lào cũng đã phát hiện các mẫu gia cầm bị nhiễm nhưng không gây bệnh lâm sàng cho gia cầm tại tỉnh Luang Prabang vào tháng 7/2014. Theo Tổ chức Thú y Thế giới, đây là chủng virus có độc lực cao và chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người. Vì thế, việc theo dõi, giám sát diễn biến của chủng virus mới cần được thực hiện chặt chẽ. 

 Để chủ động phòng, chống lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi các địa phương, đề nghị Sở Nông nghiệp tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm; ngăn chặn nhập lậu… Đồng thời, thông báo kịp thời tình hình dịch cúm gia cầm cho ngành y tế để phối hợp giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm A(H5N6) ở người. Sở Y tế các địa phương được yêu cầu tăng cường giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng do virus, đặc biệt những người có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bị bệnh… 

 Người dân cần chú ý hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ… Khi có các biểu hiện hoặc dấu hiệu của bệnh cúm, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
Nam Phương
Theo vnexpress.net
Read more ...

"Ô nhiễm làng nghề" bao giờ người dân mới hết khổ!

Từ nhiều năm nay, tình trạng ô nhiễm khói bụi, khí thải, nước thải từ các làng nghề và các lò gạch thủ công; rác thải sinh hoạt chưa được thu gom xử lí, nước thải chăn nuôi xả trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Trong đó, phải kể đến làng nghề sản xuất tái chế nhôm Bình Yên. Làng nghề Bình Yên có diện tích 16ha, với 570 hộ gia đình. 

Năm 1989 chỉ có 4 hộ chế tạo các loại chậu, xoong nhôm với nguyên liệu nhôm cán được nhập về từ Vân Chàng hoặc Bắc Ninh. Hiện nay số lượng các hộ gia đình tham gia sản xuất nhôm lên đến 269 hộ. Hoạt động sản xuất nơi đây đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 2.000 người. Tuy nhiên, trong sản xuất, kinh doanh, các hộ chỉ chú tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm đến môi trường. Mỗi ngày hàng trăm mét khối nước thải độc hại thải trực tiếp ra kênh, mương; hàng trăm ki-lô-gam chất thải rắn nguy hại đổ ra lề đường, ruộng lúa, chưa kể khói bụi và tiếng ồn đang “bức tử” môi trường tự nhiên ở làng nghề Bình Yên. 

Chất thải độc hại từ quá trình sản xuất chảy thẳng vào các mương, sông mà không qua xử lí, trong khi hệ thống cống của thôn xóm chủ yếu là cống hở, rất ô nhiễm. Khí thải thoát ra từ quá trình tái chế, nhúng rửa các sản phẩm nhôm, gây mùi khó chịu nhất là vào mùa Hè. Kết quả quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về môi trường nước mặt tại sông Nam Ninh Hải, nơi chứa nước thải của các cơ sở sản xuất tại làng nghề thải ra cho thấy, có hàm lượng SS cao gấp 12,2 lần Quy chuẩn Việt Nam; COD cao gấp 20 lần; BOD5 cao gấp 21,2 lần, v.v… Khắp làng tiếng ồn, khói bụi vì hầu như xóm nào cũng có nhiều hộ làm nghề. Các rãnh nước trong ngõ xóm trắng xóa nước tẩy rửa. Hệ thống, kênh mương ở Bình Yên từ nhiều năm nay không thể nạo vét vì bùn độc hại chẳng biết đổ ở đâu. Hiện mặt đáy kênh, mương đã cao hơn mặt ruộng, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Do ô nhiễm nặng trong hệ thống tưới tiêu, diện tích lúa không thể canh tác được lên tới 4ha. Đặc biệt, bãi chất thải từ quá trình cô đúc nhôm (được xếp loại chất thải rắn nguy hại với hai loại chất thải cơ bản là xỉ than và bã cô nhôm) đổ bừa bãi bên lề đường ngày càng lớn. UBND xã đã nhiều lần báo cáo và xin ý kiến cơ quan chuyên môn về biện pháp giải quyết nhưng chưa có giải pháp xử lí vì chất thải này được xếp vào loại chất thải nguy hại cần được bảo quản vận chuyển và xử lí theo đúng quy trình xử lí chất thải nguy hại. 

Trong khi đó kinh phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lí rất lớn, nếu chỉ thu của riêng những hộ làm nghề thì các hộ không đủ điều kiện đóng góp. UBND xã Nam Thanh đã đầu tư xây dựng bãi chôn lấp xử lí rác thải sinh hoạt 8.320m2, đến giữa năm 2011 chính thức hoàn thiện tất cả các hạng mục, đủ điều kiện đi vào sử dụng. Xã đã thành lập các tổ dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt, thu gom 4 buổi mỗi tuần. Với mô hình này phần lớn rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã được thu gom, đường làng, ngõ xóm phong quang sạch sẽ hơn. Cây xanh được trồng ở nhiều khu công cộng, môi trường nông thôn được cải thiện đáng kể. Các hoạt động cải tạo môi trường được cộng đồng tham gia và ủng hộ, đóng góp kinh phí. 

 Đối với chất thải sản xuất của làng nghề Bình Yên, năm 2008, Sở TN&MT Nam Định phối hợp với Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ thực hiện “Dự án Quản lí chất thải tại làng nghề Bình Yên” với tổng đầu tư gần 443 triệu đồng. Khi Dự án kết thúc vào cuối năm 2009 thì vấn đề ô nhiễm lại đâu vào đấy vì người dân không thể tự bỏ tiền trong khi các ống khói và hố gas không còn phù hợp với quy mô sản xuất ngày càng lớn của các hộ. Ông Vũ Minh Lượng, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Nam Định cho biết: Ô nhiễm ở Bình Yên vượt quá khả năng xử lí của địa phương. Nhà nước cần có cơ chế rõ ràng và nên quy hoạch đưa các hộ sản xuất vào khu công nghiệp tập trung nằm ngoài khu dân cư có hệ thống xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường. Nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân biện pháp cơ bản nhất là quy hoạch làng nghề trên khu đất nằm ngoài khu dân cư, đặc biệt các khâu sản xuất có ảnh hưởng nhiều đến môi trường. 

Cần khuyến khích cải tiến, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm giảm lượng phát thải, giảm định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu. Tạo điều kiện cho chủ các cơ sở sản xuất được tập huấn về công nghệ và thiết bị trong sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ. 
 Nhật Minh
Theo nguoicaotuoi.org.vn
Read more ...

Lắng nghe thượng tướng nói về chủ đề " nóng"

Vấn đề tài nguyên và môi trường thường là chủ đề “nóng” nhất trong các cuộc hội thảo khoa học toàn cầu. Phóng viên Báo Người cao tuổi phỏng vấn Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ KHQS Nguyễn Huy Hiệu, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng LLVT nhân dân về nội dung trên… 

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

 PV: - Thưa Thượng tướng, mặc dù đã được nghỉ hưu, song điều gì khiến ông lúc nào cũng trăn trở, day dứt về thực trạng tài nguyên, môi trường của nước ta hiện nay? 

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: - Mặc dù được nghỉ hưu, song chưa lúc nào tôi nghĩ mình được “quyền” nghỉ ngơi. Tôi cảm thấy đau xót phải chứng kiến bao thảm họa khủng khiếp do thiên nhiên: Hạn hán, bão lụt gây thiệt hại vô cùng lớn về người và tài sản, tài nguyên của đất nước. Nhiều đêm giật mình tỉnh giấc, tôi nghĩ phải làm gì, làm thế nào cho tài nguyên đất nước không bị cạn kiệt, môi trường không bị ô nhiễm, giữ nguyên được vẻ đẹp, để cho bầu không khí trong lành, khi trái đất chưa bị tác động của chính con người hằng ngày “hun nóng”. Chính nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau. Vì thế, tài nguyên và môi trường thường là chủ đề “nóng” nhất trong các cuộc hội thảo khoa học toàn cầu. Cuộc sống và thiên nhiên, môi trường luôn gắn kết hòa hợp với nhau. Môi trường sống là yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe cho con người. Nếu chúng ta không xác định được những yếu tố bão lụt, hạn hán là “loại giặc” thì nó không những chỉ tàn phá môi trường mà còn đe dọa nghiêm trọng tính mạng, tài sản của nhân dân, gây nên những thảm họa khủng khiếp. Vấn đề quan trọng là phải chú trọng phòng chống bão lụt, phòng hộ đê, chủ động xây dựng, bảo vệ hệ thống đê vững chắc, kênh mương được khơi thông thoáng… Trong hoàn cảnh chiến tranh thiên tai đi liền với địch họa, đó là sự “phá hoại kép” gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Những khi như thế, người cao tuổi lại được “trưng dụng” đem những kinh nghiệm quý báu phổ biến, hỗ trợ chính quyền trong việc phòng chống bão lũ; còn các cháu thanh niên trẻ, khỏe lại tiên phong trong việc bảo vệ đê điều, cứu trợ giúp đỡ đồng bào những vùng bị thiên tai lũ lụt… 

 PV: - Thượng tướng có thể cho biết nguyên nhân nào dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi đó? 

 Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: - Biến đổi khí hậu của trái đất có nhiều nguyên nhân, nhưng chính do tác động con người ảnh hưởng đến môi trường bởi sự khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bừa bãi… Trước những thách thức, tác động của biến đổi khí hậu, sự không đồng bộ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp, nhiều nơi đất bị xói mòn, thoái hóa, chất lượng các nguồn nước nhiễm độc do các chất thải công nghiệp từ nhiều nhà máy, xí nghiệp thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí, các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu thải ra môi trường ngấm vào ao hồ, sông, suối làm tôm, cá chết vì nước nhiễm độc, con người ăn phải cũng bị nhiễm độc. Không những vậy, các chất đó ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước nhiều nơi không còn khả năng sử dụng, hủy hoại trực tiếp đến đời sống sức khỏe của con người, sinh vật trong khu vực. Sự ô nhiễm khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt ảnh hưởng xấu môi sinh. Hằng năm, con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt, khói từ xe hơi, xe gắn máy… thải vào môi trường gây nhiều bệnh cho con người, nó tạo ra các cơn mưa a-xít làm hủy diệt nhiều khu rừng và hiệu ứng nhà kính, hiện tượng lỗ hổng tầng ô-zôn (CFC) là “kẻ phá hoại” chính của tầng ô-zôn… Mọi sự ô nhiễm có thể dẫn đến phá hủy cơ thể sống, trong đó có con người; chẳng hạn gây ra bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, đau tức ngực, ung thư… nhiều trường hợp gây chết người do ăn uống phải thực phẩm nhiễm độc, nước bẩn chưa được xử lí. 

 PV: - Hình ảnh về tài nguyên – môi trường của đất nước hình như ngày càng trở nên tồi tệ. Trong đó, do sự vô ý thức, vô trách nhiệm của chính con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên. Theo Thượng tướng cần phải có biện pháp gì làm cho môi trường không bị ảnh hưởng và tài nguyên không bị khai thác triệt để như hiện nay? 

 Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: - Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì chủ quan vẫn là chính yếu. Những người nghèo ở phía Bắc hay Tây Nguyên, vì không có đất canh tác nên phá rừng để canh tác du canh, du cư không bền vững. Hủy hoại tài nguyên vẫn không thoát được nghèo. Người nghèo ở vùng ven biển, sống chủ yếu đánh bắt ven bờ, sử dụng những phương tiện đánh bắt hủy diệt gây cạn kiệt nguồn thủy hải sản, làm cho họ ngày càng nghèo thêm. Người nghèo ở khu vực đô thị, do không có điều kiện phải sống ở những “ổ chuột” vứt rác bừa bãi… làm cho môi trường ô nhiễm nặng thêm. Từ đó, đặt ra các điều kiện thiết yếu làm tiền đề, tạo thế và lực cho công tác bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng cao. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học phải được tăng cường, nếu chúng ta vẫn thờ ơ thì môi trường nước ta vẫn tiếp tục xuống cấp nhanh, có lúc đã đến mức báo động. 

Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa, chất lượng nguồn nước bị suy giảm, không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng. Tài nguyên thiên nhiên bị con người khai thác một cách vô ý thức, vô trách nhiệm, hàng vạn héc-ta rừng bị con người chặt phá (chủ yếu là khai thác gỗ quý), hàng trăm tấn nước thải từ các khu công nghiệp hằng ngày đổ ra các dòng sông; rừng bị chặt phá nên mùa mưa bão đến, gây lũ lớn, nước biển dâng gây triều cường, mưa đá. Lũ lụt, mưa bão, đặc biệt nguy hiểm cường độ ngày càng lớn, diễn biến ngày càng phức tạp. Hằng năm chúng ta phải hứng chịu hàng chục cơn bão. Mưa lũ làm chết hàng trăm người, hàng vạn ngôi nhà bị lũ cuốn trôi… gây thiệt hại hàng chục nghìn tỉ đồng. Thành quả lao động và phát triển của nhiều địa phương trong nhiều năm chỉ sau một đợt thiên tai có thể mất trắng. Nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc được với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Ở các vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng cực kì yếu kém, nhà cửa lụp xụp tạm bợ, cuộc sống kinh tế cực kì khó khăn, thông tin hạn chế, họ sống trong các lán trại ẩm thấp tuềnh toàng, không có nước sạch. Họ không có điều kiện để sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả các quốc gia phát triển kinh tế cũng vậy. Do đó, phải có cách phòng ngừa (phòng ngừa bão lũ như phòng bệnh), nếu phòng ngừa tốt, giáo dục tốt cho mọi người dân biết về thảm họa môi trường và cần phải đưa vào nhà trường để giáo dục học sinh hiểu biết về môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ lúc nhỏ. Nhà nước phải có kế hoạch “chiến lược bảo vệ môi trường”. Nếu không có giải pháp cấp thiết, thỏa đáng sẽ là lực cản đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của đất nước. 

 Muốn phát triển bền vững tài nguyên, môi trường của đất nước, cần phải có sự kết hợp hài hòa: Phát triển về kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Phải xem môi trường là nội dung quan trọng, không thể tách rời trong quá trình phát triển kinh tế và không thể xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Đó là nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình, của mọi người, là biểu hiện nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí của xã hội văn minh. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài và đòi hỏi có sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo và quản lí thống nhất của Chính phủ sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội. 

 PV: - Trân trọng cảm ơn Thượng tướng! 
 Phan Thanh Hương (Thực hiện)
Theo nguoicaotuoi.org.vn
Read more ...
Designed By VungTauZ.Com