Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Gần 35 tỉ đồng được tỉnh Trà Vinh đầu tư để xử lý chất thải y tế

Tỉnh Trà Vinh đang gấp rút triển khai chương trình xử lý chất thải y tế cho các trạm y tế và phòng khám đa khoa đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn không vi phạm các luật bảo vệ môi trường .



Với số vốn khủng lên tới 34,7 tỉ đồng , chương trình được thực hiện từ năm 2014-2018 và có thể kéo dài tới năm 2020

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2018, Trà Vinh sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế cho 30 trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực đã được xây dựng đạt chuẩn quốc gia về y tế. Từ 2018 đến 2020, dự kiến tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư cho 21 trạm y tế.

Các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực sẽ được đầu tư xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải y tế hoàn chỉnh gồm nhà điều hành, bể thu gom, bể điều hòa, bể lắng, bể lọc sinh học, bể thu gom bùn, bể đặt thiết bị, hệ thống thiết bị xử lý nước thải.

Đối với hệ thống xử lý nước thải y tế, rác thải y tế, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng và lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống gồm nhà bao che, bể chứa rác và lò đốt rác...

Qua khảo sát của Sở Y tế Trà Vinh, hiện nay toàn tỉnh có đến 113 phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế, cơ sở khám chữa bệnh chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Vì vậy, cùng với thực hiện chương trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, chất thải y tế, Sở Y tế Trà Vinh chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc tận dụng các phương tiện tạm thời để thực hiện thu gom chất thải y tế để xử lý, không để lây lan dịch bệnh qua môi trường nước thải, chất thải y tế làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng và xã hội


Read more ...

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Ô nhiễm trầm trọng ở những làng quê Việt Nam

Những bãi rác lộ thiên như thế này đang ngày càng phổ biến khiến cho làng quê nông thôn nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Rác thải nơi đâu cũng thấy



Tình hình kinh tế ngày càng phát triển nhưng không đồng nghĩa với việc y thức người dân được tăng lên. Do đó hiện trạng như hiện nay được coi là tất yếu khi có sự phát triển không đồng đều.


Thoạt đầu rác thải sinh hoạt được người dân mang ra đổ ở mương máng, ao hồ quanh làng.


Do khi đó rác chưa nhiều và chủ yếu là rác hữu cơ nên qua nhiều năm vẫn chưa nhìn thấy sự ô nhiễm đáng kể nào! Thế nhưng, chỉ khoảng chục năm gần đây rác thải trở nên quá tải vì ao hồ, mương máng không thể còn chỗ chứa nổi nữa. Người ta mang rác đổ lung tung, thậm chí là cả ven các bờ vùng bờ thửa, ven các khu ruộng đất canh tác…


Nếu như trước đây rác đổ công khai, thì nay nhiều hộ phải mang rác đi đổ… trộm ngoài đồng vì quá bí chỗ đổ.

Những bãi rác ngổn ngang tự phát dễ dàng được phát hiên ở bất cứ đâu.


Rác tràn xuống ruộng, rác lấp ao hồ và rác “bao vây” cả các khu dân cư.


Mùi xú uế của rác thải khiến môi trường sống của chính người nông dân ít nhiều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Có những bãi rác chỉ cách phòng ngủ, quán hàng ăn, khu vui chơi giải trí của trẻ em chưa đầy…20m.


Dường như người dân đã quá quen với hình ảnh các bãi rác hôi thối, ruồi nhặng xúm đen nên họ vẫn thản nhiên ăn, thản nhiên sống, sinh hoạt… bên cạnh (?!).


Rác thải ở nông thôn bây giờ có quá nhiều rác vô cơ là túi nilông, các loại bao bì công nghiệp khó phân hủy nên việc tác động sự độc hại tới môi trường là không nhỏ.


Ngoài rác thải ra thì môi trường sống ở nông thôn cũng đang bị “tấn công” bởi nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.


Nếu như nước bề mặt quanh làng, xóm đen ngòm vì chính lượng nước thải sinh hoạt của người dân hằng ngày trực tiếp đổ ra thì nước ngầm cũng đã và đang có dấu hiệu bẩn rất nhanh.




Những mương nước đen đúa ngập rác thải - Ảnh: Nguyễn Long



Từ rác thải, từ nước thải trên bề mặt như vậy nên việc nước ngầm bị ô nhiễm là điều hiển nhiên vì qua nhiều năm tháng, sự ô nhiễm cứ ngấm xuống để rồi người dân vẫn phải hút nước ngầm lên ăn uống và sẽ khó lòng tránh được bệnh tật cùng nhiều ảnh hưởng về sức khỏe khác…


Để môi trường ở các làng quê được cải thiện và cuộc sống người dân đỡ “ngột ngạt” vì ô nhiễm, chính quyền các tỉnh, thành phố cần có những hoạch định lâu dài cho vấn đề này.


Chúng ta có thể thành lập các đội thu gom rác thải sinh hoạt từ cấp xóm, thôn trở lên và đem số rác thu gom được hằng ngày mang đi chôn lấp tại một bãi rác quy hoạch náo đó.


Tuyệt đối không để cho tình trạng dân đổ rác bừa bãi và nếu ai không tuân thủ thì địa phương có thể áp dụng hình thức phạt tiền, cảnh cáo để răn đe những người khác.


Về vấn đề nước thải sinh hoạt của dân, chúng ta có thể vận động dân góp vốn cùng với ngân sách địa phương xây mới hệ thống cống ngầm thoát nước.


Từ hệ thống cống ngầm này, nước thải phải được đưa ra xa thôn xóm và hòa vào hệ thống tiêu thoát nước lớn của vùng để hạn chế ô nhiễm tới mức thấp nhất cho nguồn nước ngầm…
Read more ...

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Những tiếng kêu cứu của thiên nhiên môi trường

Môi trường đất nước thể hiện chân thực qua từng bức hình tham dự cuộc thi của các nhiếp ảnh gia với chủ đề môi trường Việt Nma


Đây là một trong số hơn 1000 bức ảnh tham dự cuộc thi sáng tác ảnh về môi trường được Tổng cục môi trường tổ chức và trao giải vào sáng 4/4 tại Hà Nội. Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đánh giá "Một bức ảnh, một tiếng nói, một hành động đơn lẻ nếu được kết nối với nhau sẽ cùng tạo nên sự thay đổi lớn trong nhận thức và hành động của cộng đồng đối với môi trường".


Bức ảnh nằm trong bộ ảnh Khơi dòng kênh xanh đoạt giải nhất của tác giả Thân Tình. Trong ảnh việc khơi thông tuyến kênh, rạch Cả Bốn dài 1,5 km tại phường Thạnh Lộc, Quận 12, Tp HCM.




Tác giả Phạm Xuân Luynh với tác phẩm đoạt giải nhì cuộc thi Bức Ngăn Màu Xanh. Ảnh chụp tại Mũi Né (Bình Thuận) với lời chia sẻ của tác giả "Cứ mỗi mùa mưa bão về là quê tôi lại ngập trong cát. Và rồi tắc nghẽn giao thông vì cát lở".





Hà Nội những ngày lũ lụt khắp phố phường năm 2008.






Con người giữa trời biển của Phạm Văn Thành. Môi trường đã bị con người tàn phá , thải vào nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm, tàn phá thẳng tay những cánh rừng ....góp phần làm thay đổi hệ sinh thái. Ảnh chụp bên bờ biển phường Đức Long, Phan Thiết, Bình Thuận vào năm 2014.




Cụ bà người Hre kể lại trong nước mắt trước một quả đồi cháy rụi tại xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi. Sau khi thu hoạch gỗ keo, con cháu cụ bận chưa đốt rẫy, hôm lên thăm rẫy, cụ thấy mọi thứ đã khô queo. Cụ đốt ở đầu ngọn gió. Gió cuốn, kéo ngọn lửa nhỏ bùng lên thành rừng lửa thiêu rụi cả rẫy keo non và hoa màu liền đó. Đám cháy đã tàn nhưng màu khói đen vẫn che mờ cả mặt trời.




Những đứa trẻ múc từng ca nước trong một dòng nước sắp cạn kiệt để tắm.





Đối với người dân nơi đây mùa khô là mùa ám ảnh nhất trong năm khi hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam bị cạn kiệt như trên hình.




Tàn phá thiên nhiên, để rồi con người lại nỗ lực khắc phục hậu quả do chính bàn tay mình gây ra. Công nhân đang kiểm tra quá trình phát triển của cây dương sau khi trồng.




Công nhân vẫn dọn vệ sinh tại con đường rừng vắng vẻ, ít người qua lại tại thành phố Đà Lạt.




Những bé gái người Bình Thuận cầu nguyện trước con rùa biển bị chết vì nước ô nhiễm. Đây là loài vật quí hiếm được con người tôn sùng nhưng cũng bị con người nơi đây đánh bắt gần hết




Bộ đội biên phòng cùng người dân xã Kim Đông (Kim Sơn, Ninh Bình) ươm giống cây Vẹt, trồng thêm rừng ngập mặn chắn sóng ven biển.





Cảnh tắm bùn đất tự nhiên của những người dân cao nguyên làm cho con cái họ nô đùa.
Read more ...

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

18 THIẾT KẾ CAO ỐC VÌ MÔI TRƯỜNG MÀ BẠN PHẢI BIẾT TỚI

Cuộc thi Cao ốc eVolo lần thứ 10 với giám khảo là những người đứng đầu trong lĩnh vực kiến trúc và thiết kế mới công bố các ý tưởng tốt nhất vì môi trường cho tương lai.


Dưới đây là 3 công trình giành chiến thắng và 15 thiết kế được trao giải danh dự.

Giải nhất thuộc về thiết kế "Essence" với ý tưởng về một môi trường phi đô thị ngay giữa trung tâm thành phố đông đúc. Tòa nhà gồm 11 khu với thủy cung, rừng...

Kiến trúc sư: Ewa Odyjas, Agnieszka Morga, Konrad Basan, Jakub Pudo, Ba Lan


Giành giải nhì là thiết kế “Shanty-Scraper”. Đây là khu phức hợp nhà ở và nơi làm việc dành cho ngư dân nghèo tại Chennai, Ấn Độ. Tòa nhà sẽ được xây dựng từ vật liệu tái chế của thành phố.

Kiến trúc sư: Suraksha Bhatla, Sharan Sundar, Ấn Độ


Giải nhì là “Cybertopia”, công trình kết hợp giữa thế giới thực và thế giới số.

Kiến trúc sư: Egor Orlov, Nga


“Limestone Hills” sẽ được xây dựng trên nền một mỏ đá vôi cũ.


“Tower of Refuge” có thể tự cung cấp ánh sáng mặt trời, nước và không khí cho nhiều loài vật khác nhau. Công trình này sẽ giống như một “cỗ máy tự hoạt động”, có thể đáp ứng nhu cầu sinh sống của tất cả các loài.

Kiến trúc sư: Qidan Chen, Trung Quốc


“Air Monument” sẽ đóng vai trò thu thập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về các kiểu thời tiết, để nghiên cứu và phản ứng lại với biến đổi khí hậu.

Kiến trúc sư: Shi Yuqing, Hu Yifei, Zhang Juntong, Sheng Zifeng, He Yanan, Trung Quốc


“Reversal Strategy” là ý tưởng xây dựng những tòa nhà cao và mỏng trên nóc các công trình cũ, nhằm mở rộng không gian sử dụng.

Kiến trúc sư: Luigi Bertazzoni, Paolo Giacomo Vasino, Italy


“Vertical Factories in New York” là công trình gồm 21 tòa tháp công nghiệp nằm dọc bờ biển Brooklyn. Đây là ý tưởng nhằm tái thiết lập nền kinh tế sản xuất của thành phố New York mà không ảnh hưởng tới đất đai.

Kiến trúc sư: Stuart Beattie, Anh


“Noah Oasis” là kế hoạch biến các giàn khoan hiện có thành “môi trường sống sinh học cao tầng”. Công trình này cũng có thể được dùng để giúp xử lý các sự cố tràn dầu trên biển. Trong dài hạn, đây sẽ là nơi trú ẩn cho loài người khi mực nước biển dâng cao.

Kiến trúc sư: Ma Yidong, Zhu Zhonghui, Qin Zhengyu, Jiang Zhe, Trung Quốc


“Re-Generator Skyscraper” là dự án nhằm tài tạo các vùng bị ngập nước của Hangshou, Trung Quốc.

Kiến trúc sư: Gabriel Munoz Moreno, Mỹ


“Deep Skins” là thiết kế độc đáo giữa “rừng” cao ốc bằng kính tại Manhattan.

Kiến trúc sư: Yongsu Choung, Ge Zhang, Chuanjingwei Wang, Hàn Quốc và Trung Quốc


“Times Squared 3015” là ý tưởng về một thành phố “cao một dặm” bên trong thành phố New York. Tại đây sẽ có trang trại, bãi biển, núi, rừng, nhà ở và văn phòng.

Kiến trúc sư: Blake Freitas, Grace Chen, Alexi Kararavokiris, Mỹ


Thiết kế “Exploring Arctic” sẽ biến đổi hoàn toàn thành phố “vùng sâu vùng xa” Dikson của Bắc Cực, bằng cách phục hồi thị trấn cảng trước đây.

Kiến trúc sư: Nikolay Zaytsev, Elizaveta Lopatina, Nga


“Bio-Pyramid” sẽ là khu sinh quyển và cửa ngõ từ sa mạc Sahara vào thành phố Cairo, Ai Cập. Thiết kế này là nỗ lực chống lại quá trình sa mạc hóa – hậu quả của sự biến đổi khí hậu.

Kiến trúc sư: David Sepulveda, Wagdy Moussa, Ishaan Kumar, Wesley Townsend, Colin Joyce, Arianna Armelli, Salvador Juarez, Mỹ



“Already There” là ý tưởng tuyệt vời cho những thành phố siêu đông đúc và không ảnh hưởng tiêu cực tới các công trình hiện hữu.

Kiến trúc sư: Ramiro Chiriotti Alvarez, Tây Ban Nha


“Vernacular Sky-Terrace” là một cao ốc nằm ngang với thiết kế giống một con đường, nhằm tạo dựng một cộng đồng gần gũi, gắn bó.

Kiến trúc sư: KHZNH Studio: Amir Izzat Adnan, Nur Farhanah Saffie, Malaysia


“Unexpected Aura in Chernobyl” vừa là một di tích của thảm họa hạt nhân năm 1986, vừa là một cao ốc với hệ thống nước và không khí độc đáo.
Kiến trúc sư: Zhang Zehua, Song Qiang, Liu Yameng, Trung Quốc


Theo đúng nghĩa đen, “Cloud Capture” sẽ đón lấy các đám mây và di chuyển chúng xung quanh trái đất nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Kiến trúc sư: Taehan Kim, Seoung Ji Lee, Yujin Ha, Hàn Quốc
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

PHÁT HIỆN VÙNG Ô NHIỄM BẰNG BĂNG VỆ SINH

Các nhà khoa học đang sử dụng tampon (băng vệ sinh hình que) phát sáng trong bóng tối để phát hiện chất thải trên các con sông ở Anh.


Băng vệ sinh phát sáng hình que có thể sử dụng để phát hiện chất thải trong các con sông với chi phí rẻ và hiệu quả. Ảnh: iStock

Hầu hết băng vệ sinh hình que (tampon) đều được làm từ cotton tự nhiên và dễ dàng hấp thụ một số loại hóa chất làm sáng quang học (optical brightener). Những hóa chất này sẽ hiển thị dưới ánh sáng tia cực tím.

Các nhà khoa học tại Đại học Sheffield, Anh nhận thấy khi tampon ngâm trong nguồn nước ô nhiễm, chúng cũng sẽ phát sáng dưới tia cực tím. Tampon có đặc tính nhạy cảm đến mức chỉ cần ngâm 5 giây trong dung dịch với nồng độ 0,01 ml chất tẩy rửa/lít, chất làm sáng quang học đã có thể được nhận diện ngay lập tức và vẫn được thấy rõ trong khoảng 30 ngày.

Theo nhóm nghiên cứu, đây có thể là giải pháp phát hiện nguồn nước ô nhiễm, vốn được thải trực tiếp ra sông thay vì qua nhà máy xử lý, với chi phí rẻ và hiệu quả. "Phương pháp mới của chúng tôi có thể khác thường, nhưng nó rẻ và có tác dụng", người đứng đầu nghiên cứu David Lerner nói.

IB Times hôm qua cho hay, công nghệ này đã được thử nghiệm trong ba ngày ở 16 khu vực khác nhau ở thành phố Sheffield. Ngày nay, các nhà khoa học đã bắt đầu nhận ra rằng chất làm sáng quang học là phương thức giúp xác định ô nhiễm.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

DƯỢC LIỆU SẠCH - XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI

Việc đầu tư vào các vùng trồng dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn quốc tế đang trở thành 1 xu thế không thể đảo ngược để nhận được sự ủng hộ bền vững từ người tiêu dùng.

Trước những nguy cơ đáng báo động về dược liệu không an toàn, dược liệu bẩn, nguy cơ cạn kiệt nguồn dược liệu nước nhà do thiếu tri thức về phát triển, bảo tồn, sử dụng dược liệu, nhiều chuyên gia nhận định: Đây chính là những nguy cơ gây nhiều thách thức nhất cho các doanh nghiệp dược vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm thành phẩm.

Theo thống kê, hiện cả nước có 322 đơn vị, cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu nhưng mới chỉ có 12 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP - WHO và duy nhất Công ty Nam Dược sở hữu 1 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP- WHO với bộ tích hợp tiêu chuẩn quốc tế IMS ( ISO 9001, ISO 14000, HACCP, TQM).

Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia: Thị phần thuốc có nguồn gốc tự nhiên ở Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 10% nhu cầu thuốc sử dụng trong nước, chứng tỏ nhu cầu sử dụng chế phẩm từ thiên nhiên còn rất lớn.

Đáng ngại là, các kết quả kiểm tra chất lượng của Viện và các Trung tâm Kiểm nghiệm trên cả nước trong những năm gần đây cho thấy: Số mẫu thuốc Đông dược không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã dăng ký mỗi năm chiếm khoảng 10% trên tổng số mẫu lấy kiểm tra, cao hơn nhiều so với thuốc Tân dược (trên 2%).


Nam Dược là Nhà máy Đông Dược đầu tiên tại miền Bắc đạt chuẩn GMP – WHO và bộ tích hợp IMS.

Kết quả kiểm tra định tính, định lượng và tạp chất đối với gần 400 mẫu dược liệu của Bộ Y tế đầu năm 2014 cũng cho thấy có đến 60% mẫu chưa đạt chất lượng theo “Dược điển Việt Nam” và 20% vị thuốc có sự nhầm lẫn giữa các loại, trộn lẫn hóa chất độc hại và hàm lượng hoạt chất đạt thấp.

Đánh giá về thực trạng này, các nhà quản lý cho rằng: Phần lớn các doanh nghiệp dược chưa tự chủ được nguồn cung ứng (do chưa thực hiện GACP-WHO); chưa có trang thiết bị đạt chuẩn để kiểm nghiệm nguồn dược liệu đầu vào khiến việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích trưởng, hàm lượng kim loại nặng…gặp rất nhiều khó khăn; Quy trình chế biến, bào chế dược liệu chưa thống nhất và ổn định.

Mặt khác, việc “làm nhanh - ăn sổi” của một số doanh nghiệp cũng khiến cho thị trường dược phẩm Việt ngày càng gia tăng số lượng về sản phẩm không đạt chuẩn, gây nhiều nguy hại cho người tiêu dùng.

Do đó, đây là lúc, các doanh nghiệp dược phẩm uy tín thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng đồng thời tạo ra chuỗi giá trị khác biệt, bền vững, khoa học thì mới nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía người tiêu dùng.

Ví như vùng trồng Dây thìa canh tại Hải Hậu - Nam Định của Nam Dược được cơ quan chức năng chứng nhận đạt chuẩn quốc tế - GACP – WHO, đã đưa Nam Dược lọt vào Top 3 doanh nghiệp tại Việt Nam có công bố trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP - WHO (Thực hành trồng trọt, thu hái và chế biến dược liệu đạt chuẩn theo quy định Tổ chức Y tế thế giới).


Vùng trồng Dây Thìa Canh – đạt chuẩn GACP – WHO của Nam Dược

Và đại diện doanh nghiệp này, ông Hoàng Minh Châu khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi cải tiến chất lượng, cải tiến năng suất, cải tiến công nghệ và chủ động nguồn dược liệu để ngày càng có nhiều sản phẩm hiệu quả, chất lượng quốc tế nhằm vươn tới các giải thưởng trong và ngoài khu vực”.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

CÂY " VÀNG TÂM " VÀ NHỮNG TRÒ HÀI CƯỜI VỠ BỤNG

Người dân ở hai xã Tân Thịnh, Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) vừa qua bán được mấy trăm cây mỡ với giá cao ngất ngưởng. Họ chả biết người ta mua để trồng cây cảnh hay làm gì mà đắt thế?
Vừa rồi xem trên ti vi thấy nói rằng những cây mỡ đó mang về trồng ở đường phố Hà Nội nói là “vàng tâm”. Mỡ vàng tâm, có mà vàng mắt mới nhìn mỡ ra vàng tâm. Đúng là chuyện hài hước chưa từng nghe thấy bao giờ…


Ông Tạ Quang Đoàn (phải) và ông Hà Công Tắc (trái) trong đồi mỡ nhà anh Bằng vừa được tỉa bán..

Tôi đang lên huyện Trạm Tấu tìm hiểu trận cháy rừng mới xảy ra cách đây mấy ngày, vừa bảnh mắt đã nhận được điện thoại của Trần Cao, Trưởng ban Phóng viên – Biên tập Báo NNVN: “Anh ở trên đó kiểm tra thông tin các báo nói rằng cây trồng thay thế trên đường phố Hà Nội mua ở xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn có đúng không? Họ mua thế nào, giá cả ra sao, mua của người dân hay mua trong các vườn ươm nhé”.

Trước khi xuống, tôi điện cho Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Văn Chấn Vũ Đình Trường để kiểm tra thông tin, anh bảo tôi: “Đúng là vừa rồi có người tới Văn Chấn mua cây mỡ, bác tới xã Tân Thịnh tìm gặp Trạm trưởng Kiểm lâm khu vực Hoàng Văn Đức, anh ấy sẽ dẫn tới từng gia đình bán cây. Cây mỡ là cây vườn rừng chả cấm mua bán, họ tới mua thì tốt cho bà con quá…”.

Hoàng Văn Đức đợi tôi ở ngã ba Mỵ, gặp tôi anh dẫn đi ngay vào gia đình anh Lại Thế Vượng, thôn 13, xã Tân Thịnh. Nghe tôi hỏi chuyện mua bán cây mỡ về trồng ở Hà Nội, anh Vượng lo âu: “Ấy, bác đừng viết để em đi tù nhé”. Tôi bảo: “Ai dám bỏ tù chú! Cây trong vườn đồi của gia đình, người ta đến mua thấy có lời thì bán, chứ có phải chuyện mua bán quốc cấm gì…”. Đồi chè trồng xen mỡ gia đình anh Lại Văn Vượng vừa được đánh bán hơn 30 cây Nghe thế anh Vượng mới yên tâm hăm hở dẫn tôi lên đồi.



Anh Vượng bên cây mỡ bị thải loại
Đồi nhà anh nằm ngay cạnh đường, trồng xen mỡ trong nương chè. Anh bảo: “Hôm 10/3/2015 có một người tên là Khương, chả biết anh ấy ở đâu vào đây đặt tiền mua mỡ, họ bảo là mỡ vàng tâm, với giá 300 ngàn đồng kể cả công đánh gốc, bốc lên xe. Đồi nhà em đây bác xem có rất nhiều mỡ không. Gia đình từ lâu cũng muốn tỉa thưa bán, bán cho các xưởng làm ván bóc cũng chỉ được 40-50 ngàn đồng một cây. Nay có người đến trả 300 ngàn thì sướng quá. Thế là em thuê người đánh gốc, mua gom của 3 nhà nữa được 50 cây vừa đủ một chuyến xe…”. Tôi hỏi Vượng: – Việc mua bán có hợp đồng, hóa đơn không?

Hố đào các gốc mỡ chi chít trong vườn rừng nhà anh Nguyễn Văn Bằng

Tôi theo Hoàng Văn Đức vượt đèo Bẳn vào xã Đại Lịch dưới trời mưa dầm dề. Đại Lịch là xã vùng sâu vùng xa của Văn Chấn, kể từ hôm 10/3 đến nay dân xôn xao chuyện có người đến đây mua cây mỡ 5-6 tuổi về trồng với giá 150 ngàn đồng một cây, công đánh gốc 150-200 ngàn đồng. Chuyện lạ chưa từng thấy, người dân ở đây chỉ trồng cây to bằng ngón tay cao độ 25-30 cm, nay có người đến hỏi mua cây cao 5-6 m, vanh gốc (chu vi) 40-50 cm, đánh bầu to gần bằng cái thúng để mang về trồng. Ông Tạ Quang Đoàn, thôn 6, mỉm cười: “Tôi nguyên là cán bộ kiểm lâm về hưu cách nay hơn chục năm, thấy người ta vào đây mua cây mỡ vàng tâm. Các cụ ở đây cũng gọi là cây mỡ vàng tâm, vì lõi nó màu vàng, nhưng không phải là vàng tâm. Vàng tâm mọc trong rừng, sinh trưởng rất chậm, gỗ tốt hơn cây mỡ nhiều. Thằng cháu họ tôi tên là Nguyễn Văn Bằng ở ngoài kia có một đồi mỡ. Người ta đến trả 150 ngàn đồng một cây, rồi thuê người ở đâu tới đánh bầu vận chuyển ra gần đường để bốc lên xe. Tôi hỏi thì họ bảo: Mua về để trồng trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Lạ quá, đường cao tốc trồng cây này làm gì nhỉ? Hôm rồi xem ti vi mới hay họ mang về trồng trên đường phố Hà Nội. Thằng con trai tôi học lâm sinh và tôi xem xong cứ cười mãi, cây mỡ có tán đâu mà trồng cây bóng mát ở thành phố? Cây mỡ rễ cọc, nay bị chặt rễ cọc rồi mà cây lại cao, gỗ mềm chịu sao nổi gió bão? Ở đây cả rừng cây, cây nọ dựa vào cây kia có trận bão bị quật gãy đổ hàng loạt, nay mang về thành phố thì chịu sao nổi bão, gãy đổ như chơi…”.Vượng cười cười: “Làm gì có hóa đơn, hợp đồng. Họ đặt tiền trước em mới đánh. Đánh ra họ không lấy thì có mà chết à? Nhà em có 30 cây còn em mua của các hộ khác mỗi cây 80 ngàn, thuê đánh hết 100 ngàn. Đánh cấp tập trong hai ngày, ngày 12/3 thì bốc lên xe cho họ, bị loại gần 30 cây cong, vẹo và quá to. Em chả biết họ mua mỡ về làm gì, trồng cây cảnh hay sao mà mua đắt thế. Hôm rồi xem ti vi mới biết họ mua về trồng trên đường phố. Em đang đợi họ tới mua đấy, mãi chưa thấy đến”. – Nhà anh có bao nhiêu cây mà đòi bán? Tôi hỏi tiếp. Vượng cười tít mắt khoát tay chỉ lên mấy quả đồi phía bên kia cánh đồng: “Dân ở đây có hàng vạn cây, chưa kể lâm trường Ngòi Lao, có mà trồng 3 Hà Nội không hết…”. Nói rồi anh chỉ vào gốc cây mỡ non, sâu bò lổm ngổm: “Dưng mà sao họ lại mua mỡ để trồng ở đường phố nhỉ? Cây này sâu nhiều lắm nhá, một năm chúng ăn trụi lá mấy lần, nhìn cây bị sâu ăn nom khiếp lắm”.


Sâu mỡ nhìn mà thấy rùng mình trên thân một cây mỡ

Nói rồi ông Đoàn cùng ông Hà Công Tắc là cán bộ địa chính, lâm nghiệp xã Đại Lịch dẫn tôi ra đồi mỡ nhà Nguyễn Văn Bằng, ông Đoàn bảo: “May quá, thằng Bằng đang định tỉa cây bán cho các cơ sở làm ván bóc, nay có người trả 150 ngàn đồng cây, nó bán luôn…”. Ông Tắc cho biết: “Tôi đã ký giấy thẩm tra cho cháu Bằng và ông Trần Xuân Lượng về nguồn gốc để xã ký đóng dấu xác nhận cho chủ vườn rừng làm thủ tục vận chuyển được hai chuyến, tổng số 100 cây. Còn nghe bà con nói họ mua ở Đại Lịch chừng 150 cây rồi, một số cây không đạt tiêu chuẩn bà con cắt cây, bỏ lại gốc đầy ngoài đường kia”.
Theo nguồn: thiennhien.net
Read more ...

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

BIẾN NƯỚC TIỂU THÀNH NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

Với thiết bị lọc đặc biệt của công ty Water Security, nước thải trên tàu vũ trụ sẽ được xử lý để tái sử dụng, thậm chí nước tiểu của các phi hành gia cũng được tái chế thành nước uống tinh khiết.


Trong lĩnh vực thám hiểm không gian, việc cung gian, việc cung cấp nước cho các phi hành gia trên quỹ đạo là một trong những tính toán điên đầu của các nhà khoa học. Trong vòng 5 năm qua, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chi khoảng 60 triệu USD để đưa nước uống lên trạm vũ trụ không gian thông qua các tàu con thoi (mỗi gallon nước chuyển lên không trung tốn khoảng 40.000 USD). Tuy nhiên, chi phí này có thể sẽ được tiết giảm nhờ vào một thử nghiệm thành công trong thời gian gần đây. Các khoa học gia đã tìm ra một biện pháp khác khả thi hơn, đó là tái chế lại nước tiểu và nước thải sinh hoạt của các nhà du hành vũ trụ.

Đây không phải là sáng kiến độc đáo lắm, nhưng thực hiện nó trong khuôn khổ chật hẹp của một tàu vũ trụ trong trạng thái không trọng lượng thì không phải là điều đơn giản, và nhiều người cũng tự hỏi mùi vị của nó sẽ như thế nào?

Nếu áp dụng hệ thống tái sử dụng nước tại trạm vũ trụ không gian sẽ giảm bớt số lượng nước cần chuyển vào không gian xuống đến 2/3 và không gian trống trên tàu vũ trụ đủ chỗ cho thêm 4 nhà du hành khác.

Water Security nằm ở thành phố Reno, tiểu bang Nevada, Mỹ, là một công ty vừa được thành lập nhằm mục đích khai thác kỹ thuật của NASA tại môi trường trái đất. Tổng giám đốc Công ty Ray Doane hăm hở khoe chiếc hộp thần bí và nói:“Đây là một kỹ thuật mang tính đột phá lớn”. Water Security đã bổ sung một thiết bị lọc đặc biệt vào hệ thống của NASA, tạo ra một hệ thống lọc mới có thể diệt trừ đến 99,9% các loại vi khuẩn trong nước, thành một nguồn nước hoàn toàn tinh lọc.

Hệ thống lọc nước của Water Security gồm 6 bước, bắt đầu bằng một bộ lọc căn bản nhằm loại bỏ cặn bã hoặc các mảnh vỡ lớn, như tóc hoặc xơ có trong chất lỏng ban đầu. Tiếp đó, một bộ lọc carbon loại bỏ các chất hữu cơ phế thải có trong nước tiểu như urea, uric acid và creatinine, cũng như các chất diệt trùng hoặc diệt vi khuẩn thường có từ các nguồn nước ở đồng ruộng. Chất lỏng sau đó được bơm qua một hệ thống do công ty Water Security thiết kế bao gồm rất nhiều vi hạt nhựa iodine tổng hợp. Khi có bất kỳ các vi sinh vật nào chạm vào các hạt này, chúng đều phóng ra chất iodine để tiêu diệt vi sinh vật.


Phó tổng giám đốc công ty, ông Ken Kearney nói: “Iodine ngấm từ từ vào nước và rất ổn định trong điều kiện môi trường nhiệt độ và độ kiềm khá rộng. Hệ thống này đồng thời cũng có thể giải quyết được tất cả các nguồn nước nhiễm bẩn nặng nhất trên hành tinh và cung cấp nước sạch, an toàn”. Nước sẽ được giữ lại một thời gian trong bồn chứa nhằm giúp cho iodine có đủ thời gian tiêu diệt toàn bộ vi sinh. Sau đó một hệ thống lọc loại bỏ iodine, các muối nitrat lẫn kim loại nặng. Cuối cùng, nước được dẫn qua một hệ thống lọc nhằm loại bỏ cryptosporidium (một loại ký sinh trùng trong nước miễn nhiễm với iodine) và cung cấp một nguồn nước hoàn toàn trong sạch.

Từ lâu nay, các kỹ sư NASA đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề chất thải của con người. Chuyến đi bộ ngoài quỹ đạo kéo dài 15 phút đầu tiên của phi hành gia Alan Shepherd quá ngắn đến mức không ai nghĩ đến việc thiết kế một chỗ chứa nước tiểu trong bộ đồ phi hành gia. Trong 15 phút này, một vấn đề trục trặc về điện đã xảy ra khiến anh bị trì hoãn hết 86 phút không trở về được. Bàng quang của Shepherd nhanh chóng bị căng đầy và lần đầu tiên anh đã gọi điện về trung tâm. Sau khi cân nhắc, trung tâm điều khiển đành trả lời rằng: “Hãy thải nó trong bộ đồ bay”. Sau này, các nhà du hành trên các tàu vũ trụ Gemini và Apollo được trang bị một chiếc túi nhựa bao lấy phần dưới cơ thể. Sau khi gạn lọc, phi hành đoàn được yêu cầu niêm phong túi này và trộn nó với một chất lỏng sát trùng để tạo một “chất thải ổn định” theo mong muốn.

Theo một nghiên cứu của NASA vào năm 1975, nhìn chung hệ thống xử lý chất thải của tàu Apollo thỏa mãn tương đối nhu cầu theo quan điểm kỹ thuật. Nhưng theo quan điểm chung của phi hành đoàn, hệ thống này hoàn toàn không ổn. Đối với các tàu con thoi, NASA đã thiết kế một hệ thống nhà vệ sinh trị giá 23 triệu USD có thể làm khô chất thải, sau đó đem trở về trái đất.

Hệ thống lọc nước của Water Security cho phép NASA giải quyết hai vấn đề cùng một lúc. Nó giải quyết được vấn đề nước thải, đồng thời tái chế nước tiểu thành nước uống cho các phi hành gia. NASA đang tiến hành kiểm tra hệ thống này tại trung tâm điều hành không gian Marshall ở Huntsville, Alabama. Ngoài ra, Water Security cũng đã bắt đầu sử dụng kỹ thuật của mình tại nhiều nơi thiếu nguồn cung cấp nước sạch.

Trong mùa hè này, Cơ quan Chăm sóc trẻ em quốc tế đã xây dựng một hệ thống lọc nước tại miền Bắc Iraq. Robert và Roni Anderson, những người sáng lập cơ quan, xây dựng hệ thống này trên một xe Toyota chuyên dụng và đưa đến hàng chục ngôi làng để cung cấp nước sạch. Hệ thống này cung cấp trung bình mỗi phút 5 gallon nước, trong một ngày lọc nước có thể cung cấp nước cho một ngôi làng 5.000 dân sử dụng cả tháng. Chi phí trung bình khoảng 3cent/1 gallon.

Không chỉ các khu vực bị chiến tranh tàn phá mới thiếu nước. Sau cơn sóng thần tấn công Indonesia tháng 12/2004, rất nhiều nguồn nước sạch đã bị nhiễm mặn và nhiễm chất độc từ đường phố. Kearney cho biết, hệ thống lọc nước của Water Security có thể giải quyết được cả những thảm họa như vậy. Nói chung, kỹ thuật này đã được kiểm tra tại một khu vực nước thải ở Jakarta và cung cấp được lượng nước đạt các tiêu chuẩn mà tổ chức bảo vệ môi trường đề ra.
Read more ...

GẠCH ỐP 3D ĐƯỢC CHẾ TẠO ĐỘC ĐÁO TỪ SƠ MƯỚP

Mướp là một loại rau củ, cung cấp quả cho con người khi còn non. Tới khi quả mướp hoàn toàn chín, nó trở nên xơ hơn ( xơ mướp). Bên cạnh đó chúng ta hoàn toàn có thể đúc chúng thành các tác phẩm điêu khắc hoặc vật dụng hàng ngày.

Gạch ốp 3D hình học được chế tạo ra từ xơ mướp này là một giải pháp vừa đạt được yêu cầu về chức năng, trang trí, nghệ thuật, đây cũng là giải pháp sáng tạo và thân thiện với môi trường.


Thiết kế sinh Brazil Mauricio Alphonso Ecuardo của LuffaLab đã tìm ra một cách tạo ra gạch lát từ cây nho nhiệt đới cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp làm đẹp. Và gần đây dự án tốt nghiệp của Học viện nghệ thuât tại London đã cho ra đời ứng dụng sử dụng xơ mướp để tạo ra chất liệu gạch men.

Màu chàm trên gạch có được từ việc tái sử dụng nước thải từ ngành công nghiệp nhuộm vải bò. Nhiều người không biết rằng quá trình nhuộm xanh quần jean đã mang đến sự độc hại cho nguồn cấp nước của cộng đồng. Xơ mướp có thể được sử dụng để hấp thụ các loại thuốc nhuộm có hại, kết quả là cho ra đời một loạt viên gạch màu chàm phù hợp cho không gian gia đình và nội thất văn phòng.

Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

SÔNG SÀI GÒN - ĐỒNG NAI " BỨC TỬ "

Hiện trạng ô nhiễm tại sông Sài Gòn – Đồng Nai được đề cập liên tục từ năm 2003. Đã có rất nhiều cuộc họp giữa các tỉnh thành được tổ chức; có quá nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia và cũng có quá nhiều lời hứa, cam kết giữa các tỉnh thành nhằm thể hiện sự quyết tâm phải bảo vệ sông Sài Gòn – Đồng Nai. Thế nhưng đến nay, nước sông Sài Gòn – Đồng Nai vẫn tiếp tục gia tăng mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.


Các doanh nghiệp thường chọn thời điểm về khuya để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Nai (Ảnh: Ái Vân/Sài Gòn Giải Phóng) 

Hơn 700 nguồn thải không tài nào kiểm soát được.


Nguồn thải gây ô nhiễm chủ yếu sông Sài Gòn – Đồng Nai được xác định thải ra từ các khu dân cư, rò rỉ dầu từ hoạt động giao thông đường thủy, nước rỉ rác của các bãi chôn lấp rác, các loại hóa chất sử dụng phổ biến trong hoạt động khai khoáng và sản xuất công nghiệp… Trong đó, tập trung nhiều nhất tại tỉnh Bình Dương, kế đến là Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Riêng tại TPHCM, 15 khu chế xuất, khu công nghiệp đã được đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, có hơn 700 nguồn thải khác chưa kiểm soát hết chất lượng vẫn đang thải ra môi trường.



Kết quả khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Bảo vệ môi trường cũng như Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM liên tục trong 5 năm qua đều cho thấy, đoạn sông từ bến Đình – xã Nhị Bình – cầu Bình Phước đổ về hạ lưu đến sông Thị Vải đã bị ô nhiễm nặng hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, vi sinh. Nồng độ các chất ô nhiễm luôn vượt tiêu chuẩn cho phép mức độ A và xấp xỉ ngưỡng mức độ B. Riêng từ đoạn hợp lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn đến thượng nguồn hồ Dầu Tiếng, nguồn nước cũng đã bị ô nhiễm nhưng còn ở mức độ có thể kiểm soát được.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết thêm, riêng tại khu vực sử dụng cho mục đích cấp nước của TPHCM, chất lượng nguồn nước không ổn định. Nồng độ oxy hòa tan (DO), Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép. Đại diện Công ty cổ phần nước BOO Thủ Đức khẳng định, tình trạng xấu đi của chất lượng nguồn nước ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp. Bởi công nghệ xử lý nước cấp hiện nay chủ yếu là bằng phương pháp lắng lọc và khử trùng. Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Y tế TPHCM đã không ít lần cảnh báo về tình trạng gia tăng chất thải ô nhiễm trong nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt của người dân. Thế nhưng, bất chấp những cảnh báo trên, thực trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện.

Xung đột lợi ích

Lý giải thực tế trên, nhiều chuyên gia môi trường cho rằng, muốn cải thiện số lượng cũng như chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn – Đồng Nai, yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất là phải giữ được diện tích rừng đầu nguồn. Kế đến là hạn chế phát triển ngành sản xuất nhạy cảm với môi trường. Và cuối cùng là buộc các doanh nghiệp đang hoạt động phải xử lý tốt chất thải trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, cả 3 yếu tố trên đều rất khó thực hiện.


Đồng thuận với ý kiến này, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết thêm, toàn tỉnh có khoảng gần 70 thủy điện và phần lớn trong số đó được Bộ Công thương cấp phép. Nhiều dòng chảy bị chặn nguồn để giữ nước cho thủy điện. Bản thân tỉnh dù không muốn nhưng cũng bất lực với việc có quá nhiều nhà máy thủy điện mọc lên.Đại diện UBND tỉnh Đăk Nông cho biết, toàn tỉnh có khoảng 79 công trình thủy điện nhưng có đến 14 công trình thủy điện lớn do Bộ Công thương cấp phép. Vậy muốn giữ rừng cho sông thì trước hết Bộ Công thương phải hạn chế cấp phép xây dựng thủy điện dọc hệ thống sông. Vị đại diện tỉnh thuộc khu vực thượng nguồn này cũng bày tỏ sự trăn trở, day dứt suốt nhiều năm qua: Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông không có nhiều danh lam thắng cảnh, điều kiện thiên nhiên cũng không ưu đãi cho sự phát triển ngành dịch vụ du lịch. Vậy nếu không cho tỉnh này phát triển thêm lĩnh vực công nghiệp thì làm thế nào để giải quyết công ăn việc làm, cải thiện chất lượng đời sống người dân? Một câu hỏi khác cũng được đặt ra, đó là nếu các tỉnh ở thượng nguồn giữ rừng để giữ nguồn nước sạch cho các tỉnh hạ nguồn phát triển kinh tế thì các tỉnh hạ nguồn có chia sẻ lợi nhuận kinh tế thu được cho các tỉnh thượng nguồn hay không?

Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm, cho đến nay việc phát hiện những doanh nghiệp, chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp gây ô nhiễm không khó, nhưng không thể xử lý dứt điểm vi phạm. Với các doanh nghiệp hoạt động độc lập có thể áp dụng hình thức buộc tạm ngưng hoạt động nhưng với các khu công nghiệp, bệnh viện, khu dân cư thì không thể. Do vậy, ngoài hình thức phạt tiền, cơ quan chức năng cũng chưa tìm được cách nào xử lý hiệu quả hơn. Ngoài ra, ngay trong công tác quản lý, trách nhiệm xử lý đối tượng có hành vi vi phạm môi trường hiện phân tán tại nhiều bộ ngành, cơ quan chức năng. Kết quả là tất cả các cơ quan liên quan đều có quyền thanh tra – kiểm tra nhưng không cơ quan nào chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện nếu xảy ra các vụ việc nghiêm trọng.

Các tỉnh thượng nguồn khó giữ rừng, còn tại các tỉnh thuộc khu vực trung lưu thì mọc dày những khu công nghiệp chưa hoặc có đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng vận hành không hiệu quả. Kết quả là các tỉnh ở khu vực hạ nguồn “lãnh đủ” chất thải. Đại diện UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, nhiều năm qua, nguồn nước tại khu vực hạ nguồn thuộc địa phương này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Các tỉnh thượng nguồn từ chối, còn các tỉnh hạ nguồn thì tỏ ra “bất lực” nên việc bắt tay bảo vệ nguồn nước con sông này của một số tỉnh, thành còn rất thờ ơ và mỗi địa phương làm một kiểu. Chính phủ thấy được thực tế này nên đã quyết định thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Nhưng đáng tiếc là hiện ủy ban này chưa thực hiện được các mục tiêu mà người dân và giới chuyên môn kỳ vọng.

Theo nguồn: thiennhien.net
Read more ...

BÍ ẨN VỀ NHỮNG CƠN MƯA ĐỘNG VẬT

Bạn sẽ thấy những cơn mưa động vật gồm cá, ếch, thậm chí là nhện ào ạt từ trên trời rơi xuống, xuất hiện khắp mọi nơi thậm chí vương cả trên cơ thể người

Đây là những cơn mưa động vật đã từng xảy ra ở một số ngôi làng trên thế giới trước sự ngỡ ngàng của người dân:

1. Mưa chim 


Thật khó để diễn tả là đáng kinh ngạc hay đáng sợ khi chứng kiến cảnh tượng hàng ngàn chú chim rơi đầy trời. Cơn mưa kì lạ này ở Bắc nước Ý vào tháng 1/2011 đã khiến nhiều người kinh hãi. 

Hầu hết những chú chim đều bất động khi được phát hiện. Chúng trông như đang ngủ say hoặc theo như một số giả thuyết là bị nhiễm độc. 
2. Mưa cá 


Ngày mùng 5/4/2014, một ngôi làng tại huyện Chilaw, Sri Lanka ở Nam Á bất ngờ xảy ra một trận “mưa cá”, cá lớn và nhỏ từ trên trời rơi xuống, khiến những người dân địa phương mà nhận được “món quà” bất ngờ này vừa kinh ngạc vừa hạnh phúc.

Nhiều người phải kinh ngạc khi khắp đường phố nơi nào cũng toàn là cá. Người dân tại một ngôi làng ở thị trấn Chilaw (phía tây Sri Lanka) cho biết họ đã nghe thấy những âm thanh lớn rơi trên mái nhà của mình. Ban đầu họ tưởng rằng đó là một cơn mưa đá, nhưng bất ngờ đó là một lượng lớn cá rơi từ trên trời xuống, giống như một cơn mưa. Những chú cá này thậm chí vẫn còn sống, chúng vùng vẫy trong sân nhà hay trong những bụi cỏ. Theo thống kê, khoảng hơn 50 kg cá đã trút xuống thị trấn này, số lượng cá này vẫn có thể sử dụng làm thức ăn. 

Lời giải thích cho hiện tượng mưa động vật kì quặc này thực chất rất đơn giản. Một trận lốc xoáy hoặc vòi rồng đã hút toàn bộ số cá ở ao hồ mà chúng đã đi qua, đưa chúng lên trời và chúng đã đáp xuống một khu vực khác nhờ những cơn mưa cách đấy khá xa. Thông thường các loài động vật nhỏ như cá con, ếch và các loài thủy sinh khác sẽ là nạn nhân của những trận lốc xoáy này. 

3. Mưa nhện 


Một trong những trận mưa kinh hoàng nhất đã xảy ra bất ngờ tại thị trấn Santo Antonio da Platina ở Brasil năm 2013. Cơn mưa nhện khiến nhện xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhện bò trên tóc, quần áo và dưới chân. Trận mưa hi hữu này đã trở thành một nỗi ám ảnh với nhiều người dân địa phương cho tới tận hôm nay.

Giới chuyên gia sau đó xác định chúng là loài Anelosimus eximius, thuộc loài cực hiếm do chỉ sống theo bầy. Chúng thường giăng những mạng nhện khổng lồ trên cây vào ban ngày và vào chiều muộn, theo Marta Fischer, chuyên gia sinh học về loài nhện thuộc Đại học Công giáo Parana (Brazil).

4. Mưa ếch



Năm 2015. ngôi làng Odzaci của Serbia chứng kiến một trận... mưa ếch kỳ lạ. Bầu trời tối xầm và nhiều người đã nói rằng họ đã chứng kiến tận mắt những con ếch, cá và tôm càng xanh từ trên trời rơi xuống. 

Miêu tả với tờ nhật báo Blic của địa phương, những người dân nói rằng họ tưởng như đã đến “ngày tận thế” khi hàng nghìn con ếch bỗng từ trên trời rơi xuống vùng đất họ đang sống.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG GIẾNG TRỤC SÂU

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học với quá trình bùn hoạt tính được áp dụng ngày càng hiệu 
quả. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều khuyết điểm khó khắc phục như: 
  • Diện tích công trình
  • Thời gian lưu nước lâu 
  • Hiệu quả chưa cao

 Phương pháp xử lý dùng giếng trục sâu do làm thay đổi cấu trúc của bể aerotank làm việc theo trục ngang thành làm việc theo trục đứng và khắc phục được khuyết điểm một số bể aerotank thông thường.
Nguyên lý và hoạt động của công nghệ xử lý nước thải bằng giếng trục sâu:

Để tạo ra giếng trục sâu, người ta khoan vào lòng đất 1 lỗ thẳng đứng sâu từ 50 - 150 m với đường kính từ 1 - 6 m và được phân thành 2 phần trong và ngoài vách ống.


Hình: Cấu tạo và hoạt động của giếng sâu


Nước thải và bùn hoạt tính đưa vào phía trên của giếng và chuyển động đi xuống dọc theo phân bể ở phần trong, khi xuống đến đáy hỗn hợp nước - bùn đổi hướng lên theo phần ngoài của giếng. Hỗn hợp nước thỉa và bùn hoạt tính chuyển động lên xuống ở trong giếng là nhờ việc sục gió.

Trước tiên người ta bơm không khí vào phần ngoài của bể ở một độ sâu nhất định ( 10 - 30 m) để tạo hiệu ứng nâng của không khí và nhờ vậy sẽ bắt đầu của quá trình vận chuyển của dòng chảy nước - bùn. Sau đó không khí được bơm vào phần trong ( hướng dòng đi xuống ) ở độ sâu thấp hơn so với  vị trí bơm vào phần ngoài để tạo dựng và duy trì hoạt động bình thường. Cùng lúc đó lượng không khí bơm vào phần ngoài được giảm xuống từ từ. Nhờ vào sự khác biệt về tỉ lệ trống không khí giữa 2 phần hướng lên và hướng xuống dưới mà sự lưu  thông tuần hoàn của dòng chảy được duy trì.

Thông thường người ta duy trì dòng chảy tuần hoàn này khi tốc độ của dòng chảy đã đạt tới 1 - 2 m/s. Vì nếu để dòng chảy đạt giá trị lớn hơn, các bọt khí sẽ xuất hiện và phát triển mạnh làm xáo trộn dòng tuần hoàn
Read more ...
Designed By VungTauZ.Com