Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG GIẾNG TRỤC SÂU

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học với quá trình bùn hoạt tính được áp dụng ngày càng hiệu 
quả. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều khuyết điểm khó khắc phục như: 
  • Diện tích công trình
  • Thời gian lưu nước lâu 
  • Hiệu quả chưa cao

 Phương pháp xử lý dùng giếng trục sâu do làm thay đổi cấu trúc của bể aerotank làm việc theo trục ngang thành làm việc theo trục đứng và khắc phục được khuyết điểm một số bể aerotank thông thường.
Nguyên lý và hoạt động của công nghệ xử lý nước thải bằng giếng trục sâu:

Để tạo ra giếng trục sâu, người ta khoan vào lòng đất 1 lỗ thẳng đứng sâu từ 50 - 150 m với đường kính từ 1 - 6 m và được phân thành 2 phần trong và ngoài vách ống.


Hình: Cấu tạo và hoạt động của giếng sâu


Nước thải và bùn hoạt tính đưa vào phía trên của giếng và chuyển động đi xuống dọc theo phân bể ở phần trong, khi xuống đến đáy hỗn hợp nước - bùn đổi hướng lên theo phần ngoài của giếng. Hỗn hợp nước thỉa và bùn hoạt tính chuyển động lên xuống ở trong giếng là nhờ việc sục gió.

Trước tiên người ta bơm không khí vào phần ngoài của bể ở một độ sâu nhất định ( 10 - 30 m) để tạo hiệu ứng nâng của không khí và nhờ vậy sẽ bắt đầu của quá trình vận chuyển của dòng chảy nước - bùn. Sau đó không khí được bơm vào phần trong ( hướng dòng đi xuống ) ở độ sâu thấp hơn so với  vị trí bơm vào phần ngoài để tạo dựng và duy trì hoạt động bình thường. Cùng lúc đó lượng không khí bơm vào phần ngoài được giảm xuống từ từ. Nhờ vào sự khác biệt về tỉ lệ trống không khí giữa 2 phần hướng lên và hướng xuống dưới mà sự lưu  thông tuần hoàn của dòng chảy được duy trì.

Thông thường người ta duy trì dòng chảy tuần hoàn này khi tốc độ của dòng chảy đã đạt tới 1 - 2 m/s. Vì nếu để dòng chảy đạt giá trị lớn hơn, các bọt khí sẽ xuất hiện và phát triển mạnh làm xáo trộn dòng tuần hoàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VungTauZ.Com