Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT

Để thiết kế thi công một hệ thống xử lý nước thải sản xuất cần phải nắm rõ các ngành nghề hoạt động của dự án đó. Qua khảo sát thực tế, các ngành nghề của Công ty bao gồm:
  • Sản xuất, gia công các sản phẩm nhựa; chế biến gỗ; sản xuất hàng may mặc, nón, túi sách, dù, nệm…;
  • Sản xuất chế biến ngói màu, gạch xây dựng siêu nhẹ.
  • Sản xuất, kinh doanh bao bì nhựa, giấy; chế tạo phụ kiện khuôn mẫu ngành điện tử, in lụa, in bao bì…
Nhu cầu sử dụng nước của công ty chủ yếu cho sinh hoạt của công nhân và một phần cho sản xuất của các ngành chế biến gỗ, in bao bì và chế biến nhựa.
Do vậy nước thải phát sinh chủ yếu của dự án là nước thải thải sinh hoạt của công nhân, cán bộ, chuyên gia hoạt động trong các công ty. Lượng nước thải này phát sinh từ hoạt động vệ sinh, tắm giặt và ăn uống. Nguồn nước thải này một phần đã được xử lý cấp một ở hệ thống các bể tự hoại và một phần chưa được xử lý. Thành phần chủ yếu của loại nước thải này là chứa nhiều hợp chất hữu cơ, các chất lơ lửng, chất hoạt động bề mặt, nitơ, photpho và các vi sinh vật gây bệnh.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Screen Shot 2014 08 08 at 14.48.07 Hệ thống xử lý nước thải sản xuất
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất trong các nhà xưởng, công ty theo hệ thống thoát nước nội bộ chảy vào hệ thống thoát nước đến hệ thống xử lý nước thải sản xuất tập trung. Trước tiên toàn bộ lượng nước thải này sẽ đi qua bể tách dầu mỡ. Tại đây, dầu mỡ động thực vật phát sinh từ hoạt động của bếp ăn và dầu mỡ máy sẽ được tách bỏ bằng biện pháp trọng lực. Lượng dầu mỡ này cần phải tách bỏ khỏi nước thải để tránh gây ảnh hưởng xấu đến các quá trình sinh học phía sau. Đồng thời các chất rắn có kích thước lớn cũng được loại bỏ một phần từ hoạt động của bể tách mỡ. Nước sau khi tách mỡ sẽ tự chảy vào hố gom tập trung nước thải.
Từ hố gom, hai bơm chìm hoạt động luân phiên sẽ bơm nước thải lên bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Đây là công đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của quá trình công nghệ phía sau. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống đảo trộn bằng không khí (được cấp từ máy thổi khí). Quá trình này giúp san bằng sự khác nhau về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Đồng thời oxy hòa tan vào sẽ giúp tránh được hiện tượng lên men kỵ khí bùn. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm một lưu lượng nhất định vào thiết bị keo tụ – lắng.
Trong thiết bị keo tụ hai ngăn, các hóa chất như PAC, NaOH được cấp vào ngăn khuấy trộn nhanh. Quá trình đông tụ hóa học diễn ra ở pH phù hợp. Các chất hữu cơ phân tán trong nước thải như chất mang màu, mực in, các thành phần trợ màu, các chất lơ lửng sẽ đông tụ thành các hạt kích thước bé. Quá trình này xảy ra rất nhanh chóng. Sau đó dòng nước thải sẽ chảy qua ngăn khuấy chậm của hệ thống keo tụ – tạo bông. Trong ngăn này, polimer sẽ được bơm định lượng cấp vào với lưu lượng thích hợp. Các polimer có nhiệm vụ liên kết các hạt rắn kích thước bé thành các bông cặn to, dễ lắng. Các bông cặn này theo dòng nước chảy qua ngăn lắng để phân ly hai pha.
Ở ngăn lắng, dòng nước thải được phân phối vào bể ở ống trung tâm và sau đó phân tán đều ra khắp tiết diện bể và đi từ dưới lên. Dưới tác dụng của trọng lực, các bông tách khỏi dòng chảy, lắng xuống đáy bể. Phần nước trong dâng lên mặt và chảy vào máng thu nước, chảy qua bể sinh học hiếu khí.
Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối, CO2 và nước. Các vi sinh vật tập hợp thành tập đoàn, dưới dạng các bông bùn hoạt tính. Nguồn oxy hòa tan được cung cấp từ máy thổi khí thông qua hệ thống đĩa phân tán bọt mịn. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm và quá trình nitrat hoá diễn ra triệt để. Kết quả nước được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên. Ngoài ra, trong bể còn bố trí hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng mật độ vi sinh vật lên nhiều lần giúp ổn định hiệu quả xử lý và phân giải triệt để các thành phần hữu cơ.
Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua bể lắng nhằm tách bùn sinh học có trong dòng nước thải. Nước thải sẽ được phân phối vào ống lắng trung tâm, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong sẽ chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu nước đổ vào bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
Trong bể khử trùng, Clorine sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh. Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được, tạo cho nước độ trong cần thiết trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức A – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Bùn rắn lắng từ bể lắng bậc một, bùn dư của bể lắng bậc hai và các bùn rắn từ các quá trình lược rác và tách dầu mỡ sẽ được dẫn về bể phân hủy bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Bùn sau phân hủy sẽ được định kỳ hút bỏ, nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI
Read more ...

Test Post from Công ty xây dựng h� th�ng xử lý môi trư�ng UY T�N - CHUY�N NGHI�P nhất VI�T NAM

Test Post from Công ty xây dựng hệ thống xử lý môi trường UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP nhất VIỆT NAM http://congtyxulynuocthaimivitech.com

Read more ...

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

TINNA TÌNH VỚI MÔI TRƯỜNG!


Hiện nay với phong trào chụp ảnh nude để kêu gọi bảo vệ môi trường ngày càng lang rộng ở các nươc trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhưng trái ngươc lại với thông diệp mà các nghệ sĩ muốn gửi đến cộng đồng là sự phản cảm, không ít nghệ sĩ, người mẫu đã bị "ném đá" không thương tiếc như Ngọc Quyên, Diệp Lâm Anh, Quỳnh Như...Thay vì tiếp tục cởi để bảo vệ môi trường thì Tinna Tình lại kêu gọi bảo vệ môi trường bằng chính ngòi bút của mình.

    Tinna Tình được biết đến với nhiều thành công trong nhiều lỉnh vực như âm nhạc, điện ảnh, viết sách và sáng tác nhạc, thì hiện nay cô nàng đang lấn sân sang hội họa với những đề tài về môi trường, động vật...
    Tinna Tình cho biết, cô đang chuẩn bị mở triển lãm tranh với mục đích kêu gọi bảo vệ môi trường. Tạm thời, cô dừng mọi hoạt động nghệ thuật để thực hiện dự định này.
    Giải thích về lý do vì sao lại quyết định vẽ tranh, Tinna Tình cho biết :"Ngày xưa tôi đi hát là vì niềm đam mê. Làm ca sĩ xong, tự dưng tôi có nhu cầu viết ra những suy nghĩ của mình, nên từ đó viết nhạc rock. Sau một thời gian, tôi lại có cảm xúc khác nên viết nhạc trữ tình, rồi viết sang nhạc dance. Tôi cũng đã viết hai kịch bản phim điện ảnh, nhưng giờ chưa thể tiết lộ bất cứ điều gì về dự án này. Ngoài ra tôi còn viết sách và bây giờ sẽ vẽ tranh. Thật ra tôi đã từng học vẽ một năm khi còn ở bên Tiệp Khắc"
    Tinna Tình quyết chí theo Ngọc Quyên bảo vệ môi trường
     
    Nói về động lực thôi thúc phải vẽ những bức tranh về động vật và môi trường, Tinna Tình tâm sự vì mình thấy thật đau lòng khi nhìn thấy hình ảnh những chú khỉ, tê giác...giết để lấy óc, thu sừng trenn6 các trang mạng và cô quyết định vẽ lên những thông điệp của mình.
    Chúng gần như đã bị tuyệt chủng, nhưng vẫn bị con người đối xử rất tồi tệ. Từ đó tôi mới suy nghĩ, tại sao mình không làm gì đó để cất tiếng nói để bảo vệ chúng. Biết rằng với mỗi cá nhân mình thôi thì sẽ không được hiệu quả như mong muốn, nhưng với quy mô rộng sau này thì biết đâu đây sẽ là phong trào.
    Ngoài ra khi đi trên đường, tôi thấy xe buýt tại thành phố thường xuyên thải ra khói đen ngòm, độc hại. Với những người chỉ đi xe hơi thì chắc chắn họ sẽ không quan tâm chuyện này. Riêng tôi, có một hôm đi xe hơi, tôi thấy những người chạy xe máy phía sau xe buýt phải đón nhận những luồng khói đen rất nguy hiểm. Thế là hôm sau tôi đổi sang xe máy để thử cảm giác. Thật sự, đó là một trải nghiệm không mấy hay ho".
    Tinna Tình quyết chí theo Ngọc Quyên bảo vệ môi trường
     
    Phong cách vẽ tranh của cô rất hồn nhiên và không quá khắt khe về mặt kỹ thuật. Khi vẽ con cá, cô có thể cho nó cái đầu bự hay đuôi nhỏ tùy ý, chứ không có theo một khuôn khổ nào.
    Tinna Tình sẽ dành phần lớn số tiền thu được từ việc bán tranh để tạo ra môi trường sống thật tốt cho một số loài động vật. "Tôi có một mảnh đất rộng 4.000 mét vuông ở Vũng Tàu. Trong tương lai, tôi muốn mang những con vật về đây nuôi. Đó là hoài bão lớn", nữ ca sĩ kỳ vọng.
    Tinna Tình quyết chí theo Ngọc Quyên bảo vệ môi trường
     
    Tinna Tình quyết chí theo Ngọc Quyên bảo vệ môi trường
     
    Tinna Tình quyết chí theo Ngọc Quyên bảo vệ môi trường
    Từ khi vẽ tranh, cuộc sống của nữ ca sĩ trở nên thoải mái và vui tươi hơn. Với cô giờ này, tình yêu dành cho động vật và thiên nhiên là quan trọng nhất, còn tình yêu đôi lứa cô quyết để sang một bên.
     MXD
    Read more ...

    Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

    HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHÁCH SẠN

    Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý rác thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý rác thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

    Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính: hoạt động dịch vụ ăn uống và quá trình sinh hoạt của khách hàng và công nhân viên.
    • Nước thải trong hoạt động dịch vụ có đặc điểm là chứa nhiều dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, các chất lơ lửng, đặc biệt có chứa nhiều cặn rác thực phẩm từ quá trình chế biến thức ăn và quá trình vệ sinh vật dụng.
    • Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của khách hàng và công nhân viên chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và Phốtpho. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
    SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
    he thong xu ly nuoc thai sinh hoat khu resort Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn
    THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ:
    Như đã khảo sát và phân tích ban đầu, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khách sạn có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính:
    • Nước thải từ hoạt động ăn uống, chế biến thức ăn và vệ sinh của Khách sạn.
    • Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các văn phòng làm việc của công nhân viên.
    Cả hai nguồn thải đều được dẫn về cụm bể gom- tách mỡ trước khi được bơm vào bể điều hòa. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải, các thành phần rắn có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy thiết bị, các chất dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt do trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, dưới tác dụng của trọng lực và cơ cấu hướng dòng sẽ nổi lên trên bề mặt, phần nước trong sẽ từ bên dưới chảy sang ngăn trung gian, phần dầu mỡ định kỳ được công nhân vận hành vớt và thải bỏ đúng quy định. Sau đó nước thải bơm chìm bơm sang bể điều hòa.
    Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên cụm Bể sinh học thiếu khí ( Anoxic)- bể Arotank
    Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3-  thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3. Trong bể Arotank, bố trí một ngăn chứa hệ màng MBR, mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua giúp. Điều này giúp loại bỏ các loại vi sinh trong nước thải mà không cần quá trình khử trùng thông thường. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, giúp duy trì mật độ vi sinh cao làm hiệu suất xử lý tăng và tiết kiệm diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải lên đến 50%. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa trung gian và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc.
    Nước sau khi được hút từ bơm hút ra ngoài, trên đường ống dẫn ra ngăn trung gian bơm định lượng bơm hóa chất khử trùng vào.Hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục, sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi  khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận .
    Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu resort cho giá trị nước sau xử lý đảm bảo đạt giá trị C cột A – QCVN 14 : 2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
    Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
    MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI
    Read more ...

    Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

    RỪNG KÊU CỨU - CHÍNH QUYỀN CHƯA BIẾT.

    Hiện nay, vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắc Lắc đang bị chặt phá ở mức báo động. Rừng thì  kêu cứu nhưng các ngành chức năng vẫn chưa hay biết gì.
    Trụ sở Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm sát Quốc lộ 27, thuộc địa bàn xã Yang Reh, huyện Krông Bông. Lô gô khu vườn này là một vòng tròn, dòng thác trắng chảy giữa hai dãy núi. Nhưng có lẽ điểm nhấn đầy ấn tượng hơn là dòng chữ nằm phía dưới: Lưu giữ giá trị Tây Nguyên. Cũng vì thế mà khi nói về mình, cán bộ, nhân viên Vườn quốc gia Chư Yang Sin ai cũng thấy tự hào về điều đó.
    Bởi vậy, khi được hỏi về dổi và ươi trong vườn bị người dân chặt phá nghiêm trọng chỉ để lấy hạt, ông Lộc Xuân Nghĩa, Phó Giám đốc Vườn quốc gia chỉ coi đó là tin đồn!? Còn ông Tống Ngọc Chung, Giám đốc Vườn quốc gia Chư Giang Sin thì thận trọng hơn; vì theo ông, trong vườn rừng quốc gia này không chỉ có nhiều cây dổi cổ thụ mà còn vô vàn loại cây khác hàng trăm tuổi luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lâm tặc chặt phá. Chính vì vậy mà đơn vị luôn “đề cao cảnh giác” và “phối hợp chặt chẽ” với các xã trong vùng để bảo vệ kỹ lưỡng các loại cây này nên khả năng rừng bị phá là rất thấp.
    Hạt dổi từ rừng Chư Yang Sin (Ảnh: VOV.VN)
    Hạt dổi từ rừng Chư Yang Sin (Ảnh: VOV.VN)
    Thế nhưng, khi làm việc với chính quyền xã Hòa Lễ thì câu hỏi: Liệu trên địa bàn có xảy ra việc chặt phá rừng lấy hạt dổi, hạt ươi hay không? đã được ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã trả lời chắc nịch: rừng bị phá không thể nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình. Vì những tiểu khu rừng do xã quản lý đã được khai thác cách đây vài ba năm, gỗ dổi hầu như không còn nữa.
    Ông Sơn thừa nhận: “Rừng của xã quản lý có một số dổi thì nó nằm ở tiểu khu 1158, nhưng những tiểu khu mà các anh phản ánh đó là tiểu khu 1159 và 1174. Có lẽ nó không có bao nhiêu trong phần rừng do các nhóm hộ giữ cả. Trước đây thì Vườn Quốc gia Chư Yang Sin cũng có một văn bản đề nghị Ủy ban xã tổ chức phối hợp kiểm tra. Tuy nhiên, anh em trong trạm 1, trạm 2 báo là không có hiện tượng chặt dổi lấy hạt, nên Vườn đã không tiến hành tuần tra chung với chúng tôi nữa”.
    Cây rừng bị đốn hạ  (Ảnh: VOV.VN)
    Cây rừng bị đốn hạ  (Ảnh: VOV.VN)
    Cùng với hơn 58.000 ha rừng của Vườn quốc gia Chư Yang Sin, gần 25.000 ha rừng sản xuất của huyện Krông Bông, hình như cũng không ai quản lý được. Chính vì vậy, khi đề cập về vấn đề này, ông Đoàn Văn Thành, Trưởng Phòng Quản lý bảo vệ rừng, Công ty Lâm nghiệp Krông Bông đã một mực khẳng định, việc cưa dổi lấy hạt không xảy ra trong lâm phần do mình quản lý. Vì gỗ dổi ở đây đã được khai thác hết từ lâu.
    Những cây thông quý hiếm cũng bị vạ lây... (Ảnh: VOV.VN)
    Những cây thông quý hiếm cũng bị vạ lây… (Ảnh: VOV.VN)
    Lưu giữ giá trị Tây Nguyên. Vâng! Việc tìm cách để lưu giữ cho đời sau những giá trị của Tây Nguyên như tiêu chí đặt ra của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin là vô cùng cần thiết. Không chỉ riêng về giá trị của thiên nhiên, chim muông, cây cỏ…mà các cấp chính quyền và đơn vị quản lý rừng ở đây cũng cần phải phối hợp chặt chẽ hơn để giữ được cả những giá trị tinh thần về bản sắc văn hóa đặc thù của các dân tộc bản địa. Tuy nhiên, muốn lưu giữ được những giá trị ấy, trước hết, với vườn rừng quốc gia phải bảo vệ được diện tích rừng
    Vườn quốc gia Chư Yang Sin và các khu rừng đệm ở đây đang kêu cứu. Nếu chính quyền tỉnh Đắc Lắc không thành lập ngay một đoàn liên ngành đến thực địa kiểm tra và xác định đúng sai thì tình trạng chặt phá rừng không chỉ dừng lại là những cây dổi, cây ươi, mà nhiều loại gỗ quí hơn rất nhiều như: Giáng hương, Pơ mu, Kim giao, Bách xanh…và các loại lâm đặc sản quí hiếm khác ở rừng Chư Yang Sin sẽ sớm chịu chung số phận.
    MXD

    Read more ...

    HẬU QUẢ CỦA QUY HOẠCH KHÔNG CÓ TẦM NHÌN.

    Cả trạm xử lý chỉ có 3 hố chứa rác.


    Cả trạm xử lý chỉ có 3 hố chứa rác.
    Hậu quả của quy hoạch thiếu tầm nhìn
    Lần theo chỉ dẫn, nhóm phóng viên Báo Hànộimới bám theo con đường 434 tìm vào xã Yên Mông, nơi có khu xử lý rác thải được đầu tư trị giá gần 30 tỷ đồng nhưng bị "đắp chiếu" kể từ ngày khánh thành đến nay.

    Dừng xe hỏi đường, bà bán nước mía chỉ tay về chiếc cổng làng, phía trên có dòng chữ: "Làng Văn hóa xóm Mỵ". Tôi cười tếu táo: "Bà cứ trêu tụi con, đường vào khu xử lý rác thải cơ mà?". Bà bán hàng nhìn chúng tôi ra điều thông cảm: "Bà nói thật, chắc cô chú ở xa nên chưa biết đó thôi. Trạm xử lý rác xây giữa làng văn hóa nên suốt 4 năm nay mới "đón" được vỏn vẹn 2 xe rác". Đi lắt léo qua đường làng chừng non cây số, nhìn thấy cánh cổng sắt to của khu xử lý rác thải, chúng tôi sững người, mới tin lời bà bán nước mía nói là thật.
     
    Sau đó, chúng tôi trao đổi với ông Nguyễn Văn Cần, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Mông thì được biết, khu xử lý và chôn lấp rác thải xã Yên Mông được khởi công xây dựng từ năm 2005, kinh phí đầu tư cho xây dựng và giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 lên tới xấp xỉ 30 tỷ đồng.
    Đúng như lời bà lão nói, ba bề của khu xử lý rác thải này tiếp giáp với nhà dân, kế bên là trường mầm non và trường tiểu học của xã Yên Mông. Xây dựng xong đã lâu nhưng chưa đưa vào sử dụng, phần lớn các hạng mục của khu xử lý rác thải đã xuống cấp nghiêm trọng. Khu nhà điều hành xập xệ, cánh cổng sắt hoen gỉ, nhìn trước ngó sau tịnh không một bóng người.

    Biết chúng tôi là nhà báo, muốn vào bên trong khu xử lý rác tìm hiểu, một người chăn bò gần đó bảo để ông giúp. Nói rồi, ông cầm máy điện thoại gọi cho ai đó. Chừng hai phút sau, ông quay ra chưng hửng: "Người ta bảo nhà báo thì không được mở cửa!". Không còn cách nào khác, chúng tôi đành tháo giày, trèo qua bức tường cao hơn 2m được đắp bằng đất để tiếp cận khu xử lý. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là cả khu đất rộng 23ha này chưa có một thiết bị nào ngoài ba cái hố rác được đào sẵn.
    Theo thiết kế, đây là khu xử lý rác thải hiện đại, đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên do người dân không đồng thuận nên công trình bị bỏ hoang từ năm 2009 đến nay. Ông Cần lý giải: "Ngày đó, không biết tỉnh tính toán kiểu gì mà khoanh vị trí khu xử lý rác thải nằm ngay sát khu dân cư. Lo ngại môi trường bị ô nhiễm, bà con phản đối dữ lắm. Chính vì thế, ngay khi có xe rác đầu tiên đưa về khu xử lý, dân làng kéo nhau ra chặn, gây mất an ninh trật tự khu vực. 

    Rõ ràng, việc xây dựng một trạm xử lý rác thải ngay giữa khu dân cư thể hiện công tác quy hoạch của tỉnh Hòa Bình thời điểm trước rất thiếu tầm nhìn. Thiếu ở chỗ, diện tích đất tự nhiên của Hòa Bình lớn, đất đồi bỏ hoang ngay khu vực tiếp giáp khu xử lý rác thải hiện nay còn rất nhiều, nếu chỉ cần dịch vào dăm bảy trăm mét nữa thì hoàn toàn xa khu vực dân cư. Chính vì đầu tư sai dẫn đến nhiều hệ lụy mà việc để tồn tại bãi rác tạm Dốc Búng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là một ví dụ điển hình.
    MXD
    Read more ...

    Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

    Nhật Bản xây dựng thành phố sinh thái dưới biển dành cho 5000 người.

    Nhật Bản sẽ xây dựng thành phố Ocean Spiral dưới biển. Đáng chú ý thành phố này sẽ sản xuất năng lượng từ các nguồn tài nguyên biển. 
    Một công ty Nhật Bản vừa tiết lộ kế hoạch xây dựng thành phố sinh thái dưới đáy biển dành cho 5.000 người, trị giá hơn 25 tỷ USD và hoàn thành trước năm 2030. 

    Thành phố Ocean Spiral nằm bên trong hình khối cầu khổng lồ. Ảnh:Shimizu Corp 

    Theo kế hoạch của công ty xây dựng Shimizu, thành phố Ocean Spiral sẽ có kết cấu hình xoắn ốc, gồm 3 phần chính, nằm bên trong một hình khối cầu có bán kính 500 m. Phần trung tâm là một trục xoắn ốc dài 15 km, gồm các khu vực kinh doanh, khu dân cư và phòng khách sạn cho khoảng 5.000 người.

    Tầng nền của Ocean Spiral là một khu vực có chiều rộng 3.000 tới 4.000 m, liên kết với một “nhà máy trái đất”. Đây là nơi sản xuất khí methane từ carbon dioxide bằng cách sử dụng vi sinh vật methanogen. 

    “Đây là một mục tiêu thực sự, chứ không phải giấc mơ viển vông”, Shimizu Hideo Imamura, đại diện công ty nói với Guardian. Thành phố Ocean Spiral sẽ sản xuất năng lượng từ các nguồn tài nguyên biển. Các nhà thiết kế cho rằng, việc tận dụng sự khác biệt nhiệt độ dưới nước biển có thể tạo ra điện. Đây chính là là năng lượng nhiệt đại dương. Ngoài ra, The Ocean Spiral cũng là nơi sản xuất nước khử muối và có các trang trại nuôi cá
    Chi phí xây dựng thành phố dưới nước cho 5.000 người vào khoảng 25,6 tỷ USD. Ảnh: Shimizu 

    Các nhà nghiên cứu của Đại học Tokyo, Viện Khoa học và Công nghệ Hải dương – Địa cầu Nhật Bàn và Cơ quan Nghiên cứu Thủy sản thuộc chính phủ sẽ phối hợp cùng Shimizu Corp trong việc xây dựng bản bản thiết kế. 

    Shimizu Corp đang lên kế hoạch sử dụng công nghệ thích hợp trong tương lai như in 3-D quy mô công nghiệp để xây dựng Ocean Spiral bằng nhựa thay vì bằng bê tông. Chi phí xây dựng thành phố dưới nước vào khoảng 25,6 tỷ USD và quá trình xây dựng kéo dài trong 5 năm. 

    “Kế hoạch sẽ rất tuyệt vời nếu các tổ chức nghiên cứu và chính phủ quan tâm tới dự án của chúng tôi”, Asahi Shimbun dẫn lời ông Masaki Takeuchi, giám đốc dự án. 

    Theo công ty Shimizu Corp, việc xây dựng thành phố biển dưới lòng đại dương sẽ giảm thiệt đáng kể những thiệt hại từ các thảm họa thiên nhiên như sóng thần hay động đất. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, thành phố mới sẽ bảo vệ cư dân đảo khi mực nước biển dâng cao
    Theo nguồn: moitruong.com.vn
    Read more ...

    CÙNG NHAU XÓA SỔ CÁC CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM.

    Với tác hại và ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng của các cơ sở nhỏ, thô sơ, gây ô nhiễm môi trường ở tại địa phương và nhằm thực hiện chỉ đạo của của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đang tập trung xử lý triệt để các cơ sở này.
    Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là chủ trương và quyết tâm lớn của Chính phủ nhằm giải quyết các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường. Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, được tiếp nối là Quyết định 1788/QĐ-TTg sau này, đã thống kê, rà soát khoảng 5.000 cơ sở và tiến hành phân loại xử lý với nhiều cấp độ khác nhau trên phạm vi cả nước.
    Ảnh minh họa: ThienNhien.Net
    Ảnh minh họa: ThienNhien.Net
    Sau một thời gian thực hiện, hiện nay, tỉnh Bắc Giang còn 4 cơ sở chưa ra khỏi Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg và 7 cơ sở chưa hoàn thành xử lý theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh đang ưu tiên bố trí kinh phí để xử lý triệt để cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện; đồng thời, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các cơ sở y tế; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chậm hoàn thành xử lý triệt để theo tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    Cùng với đó, tỉnh sẽ thực hiện công khai thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
    Cũng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, Ninh Bình có 8 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để thuộc các lĩnh vực vật liệu xây dựng; sản xuất phân bón, hóa chất; chế biến nông sản thực phẩm; cơ sở y tế; tồn dư hóa chất. Trước thực tế đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tích cực vào cuộc xử lý các điểm gây ô nhiễm. Cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát, các ngành chức năng đã phối hợp với các cấp chính quyền tuyên truyền, vận động, đôn đốc và yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để xử lý chất thải, khí thải trong hoạt động sản xuất, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
    Với quyết tâm và nỗ lực của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp, đến nay đã có 8/8 cơ sở (đạt tỷ lệ 100%) trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg. Đây là nỗ lực lớn của các ngành, các cấp và các doanh nghiệp trên đỉa bàn tỉnh Ninh Bình.
    Tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh cũng đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chấp hành pháp luật về môi trường, trong đó, có nội dung thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thời gian thực hiện xử lý triệt để và thực hiện biện pháp xử lý triệt để.
    Đồng thời, tỉnh cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường công tác quản lý việc khắc phục tồn tại, vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và công bố thông tin về cơ sở gây ô nhiễm trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi cơ sở đang hoạt động.
    MXD

    Read more ...

    Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

    ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY THÉP ĐỒNG TIẾN

    Từ vụ việc bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường, ngày20/11, Đoàn thanh tra Tổng Cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường do ông Lương Duy Thanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty TNHH thép Đồng Tiến, ở Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về tình hình hoạt động và công tác bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về công tác bảo vệ môi trường với số tiền gần 1 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động từ 3 đến 6 tháng để khắc phục những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường.
    Số thùng phuy sắt phế liệu chưa qua xử lý vừa bị phát hiện (Ảnh: Đoàn Mạnh Dương - TTXVN)
    Số thùng phuy sắt phế liệu chưa qua xử lý vừa bị phát hiện (Ảnh: Đoàn Mạnh Dương – TTXVN)
    Qua khảo sát, Đoàn phát hiện nhiều vấn đề sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường của phía doanh nghiệp như: Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định; không đăng ký cấp lại chủ nguồn thải, chất thải nguy hại theo quy định; thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.
    Ngoài ra, Công ty còn chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức không có giấy phép quản lý chất thải nguy hại theo quy định; không thu gom triệt để chất thải nguy hại vào khu vực lưu giữ tạm thời theo quy định, để chất thải nguy hại ngoài trời mà chất thải nguy hại đó có thể tràn, đổ, phát tán ra ngoài môi trường; xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2 lần đến dưới 5 lần trong trường hợp thải lượng nước từ 5m3/ngày đến dưới 10m3/ngày; không xây lắp, không vận hành công trình xử lý môi trường đã cam kết trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép quản lý chất thải nguy hại…
    Gần đây nhất, vào ngày 4/11/2014, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) tiến hành kiểm tra tình trạng xả khói bụi, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường tại nhà máy Thép Đồng Tiến thuộc Công ty TNHH thép Đồng Tiến. Qua kiểm tra thực tế tại kho lưu giữ phế liệu, Đoàn kiểm tra phát hiện có khoảng 500 vỏ thùng phi sắt chứa hóa chất, dung môi, sơn, keo… đã qua sử dụng nhưng chưa được xử lý, làm sạch đã được Công ty ép, dập để chuẩn bị đưa vào lò luyện…
    MXD



    Read more ...

    HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ

    Công ty môi trường Minh Việt là công ty xử lý nước thải hàng đầu Việt Nam, chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng  công nghệ xử lý nước thải hiện đại,  hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí “Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

    Ngành thủy hải sản nước ta phát triển rất mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi gia nhập các tổ chức Thương mại thế giới, trong đó có ngành nghề sản xuất bột cá. Tuy nhiên theo đó mà ngành đã sinh ra một lượng nước thải sản xuất bột cá tương đối lớn với mức độ ô nhiễm khá cao. Chính vì vậy các Công ty cần phải có hệ thống xử lý nước thải hợp lý để bảo vệ môi trường. Dưới đây là một  trong những hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá mà Công ty chúng tôi đã thực hiện với công suất 50 m3/ngày.

    Theo kết quả phân tích nước thải qua thực tế khảo sát ở một số công ty sản xuất bột cá có tính chất tương tự cho thấy, nước thải nhà máy chế biến cá của công ty sinh ra chủ yếu từ quá trình chế biến bột cá và quá trình sinh hoạt nên mang theo hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều muối có khả năng ăn mòn, nhiều Nitơ và Phốtpho, dầu mỡ cá, ngoài ra nước thải có mùi rất khó chịu. Trong nước thải có nhiều các hợp chất hữu cơ khác nhau. Hàm lượng BOD, COD vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.

    SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

    Screen Shot 2014 08 08 at 00.20.07 Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá

    THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

    Nước thải sản xuất bột cá từ nhà xưởng sản xuất theo hệ thống mương dẫn qua hệ thống song chắn rác. Việc bố trí song chắn rác nhằm giữ lại những thành phần rác thô, cặn lơ lửng có kích thước tương đối lớn nhằm tránh những ảnh hưởng cho các công trình phía sau. Sau khi qua hệ thống song chắn rác, nước thải chảy về bể gom – lắng. Bể gom – lắng còn làm nhiệm vụ lắng 1 phần cặn có kích thước lớn trong nước thải. và nhờ sự hoạt động của Vi sinh vật kỵ khí, sẽ phân hủy 1 phần hàm lượng chất hữu cơ phức tạp có trong nước thải.
    Từ bể gom – lắng, nước thải sẽ chảy qua bể trung gian. Từ đây, nước thải sẽ được bơm lên thiết bị keo tụ – lắng. Trong thiết bị keo tụ hai ngăn, các hóa chất như PAC, NaOH được cấp vào ngăn khuấy trộn nhanh. Quá trình đông tụ hóa học diễn ra ở pH phù hợp. Các chất hữu cơ phân tán trong nước thải, các chất lơ lửng sẽ đông tụ thành các hạt kích thước bé. Quá trình này xảy ra rất nhanh chóng. Sau đó dòng nước thải sẽ chảy qua ngăn khuấy chậm của hệ thống keo tụ – tạo bông. Trong ngăn này, polimer sẽ được bơm định lượng cấp vào với lưu lượng thích hợp. Các polimer có nhiệm vụ liên kết các hạt rắn kích thước bé thành các bông cặn to, dễ lắng. Các bông cặn này theo dòng nước chảy qua ngăn lắng để phân ly hai pha.
    Ở ngăn lắng, dòng nước thải được phân phối vào bể ở ống trung tâm và sau đó phân tán đều ra khắp tiết diện bể và đi từ dưới lên. Dưới tác dụng của trọng lực, các bông tách khỏi dòng chảy, lắng xuống đáy bể. Phần nước trong dâng lên mặt và chảy vào máng thu nước, chảy qua hệ thống xử lý sinh học kỵ khí và hiếu khí. Trong bể kỵ khí, dưới sự hoạt động của vi sinh vật kỵ khí thì các hợp chất hữu cơ phức tạp còn lại sẽ được phân hủy và chuyển hóa thành các dạng hợp chất hữu cơ đơn giản hơn. Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ. Sau khi phân hủy kỵ khí, nước thải sẽ tiếp tục chảy qua bể sinh học hiếu khí. Lúc này, nồng độ BOD và COD đã giảm đáng kể. Dưới sự hoạt động của vi sinh vật hiếu khí kết hợp với quá trình phân phối khí bằng quạt thổi khí nhằm cung cấp nguồn oxy cho vi sinh vật sử dụng để phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ đơn giản thành sinh khối, CO2 và nước. Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua bể lắng nhằm tách bùn sinh học có trong dòng nước thải. Nước thải sẽ được phân phối vào ống lắng trung tâm, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong sẽ chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu nước đổ vào bể trung gian – khử trùng. Tại đây, nước thải sẽ được khử trùng bằng Clorine để tiêu diệt vi sinh. Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được.
    Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức B – QCVN 11:2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận. Bùn tách ra từ bể keo tụ – lắng, bùn dư từ bể lắng sinh học và nước rửa bể lọc sẽ được đưa về bể phân hủy bùn kỵ khí. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý.
    Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
    MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI
    Read more ...
    Designed By VungTauZ.Com