Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

NẤU ĐỒ ĂN CHO HỌC SINH BẰNG THỊT THỐI?

Khoảng 800 học sinh Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh và THCS Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM từ lâu sử dụng suất ăn công nghiệp do công ty TNHH TMDV Phú Thành Quốc (Bình Dương) cung cấp. Công ty này đang bị tố dùng thực phẩm ôi thiu chế biến đồ ăn.

Thịt có dấu hiệu ôi thiu tại cơ sở nấu ăn của Công ty Phú Thành Quốc được lý giải là đang chờ mang trả. (Ảnh: V.D)

Nấu đồ ăn cho học trò bằng thịt thối?


>> Xem thêm: xử lý nước thải
Ngoài việc sử dụng các loại thịt heo có dấu hiệu bị vàng, đậm màu, bốc mùi, một đoạn clip được đăng tải trên mạng cũng cho thấy quy trình chế biến tại cơ sở của Công ty TNHH TMDV Phú Thành Quốc không đảm bảo vệ sinh như thực phẩm để giữa nền nhà, nhân viên chế biến, phụ bếp không sử sụng găng tay, không sử dụng thiết bị bảo hộ…

Hàng ngàn suất ăn mỗi ngày được các công y đặt mua ở công ty Phú Thành Quốc. Trong đó, hai trường ở Thủ Đức, TPHCM gồm Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh và THCS Linh Trung cũng sử dụng suất ăn công nghiệp của cơ sở này nhiều năm nay. Khoảng 800 suất cơm mỗi ngày được cung ứng cho HS của hai trường.

Bà Phạm Thị Nghĩa, hiệu trưởng Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh cho hay, không chỉ HS mà cả thầy cô, cán bộ nhân viên, công nhân viên nhà trường cũng sử dụng các suất ăn công ty Phú Thành Quốc cung cấp cho nhà trường.

Theo bà Nghĩa, công ty này có đầy đủ các loại giấy tờ đảm bảo cung cấp sất ăn công nghiệp. Còn chất lượng vệ sinh, nguồn nguyên liệu công ty sử dụng như thế nào thì trường không nắm được.



Phụ huynh học sinh tại Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh rất lo lắng trước thông tin cơ sở cung cấp suất ăn cho nhà trường sử dụng thực phẩm ôi thiu.


Hiện tại trường đã tạm ngưng sử dụng thức ăn từ đơn vị này chờ kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng. Trường đang chuyển sang đặt hàng suất ăn cho học sinh tại một siêu thị.

Nói về những hình ảnh về thịt ôi tại cơ sở, ông Dương Trường Thành, công trình xử lý nước thải giám đốc Công ty TNHH Phú Thành Quốc cho hay những miếng thịt heo có dấu hiệu bị hư, thối, bệnh… xuất hiện trong clip là đang chờ để trả lại nhà cung cấp chứ không chế biến cho HS.

Thực phẩm có xuất xứ rõ ràng?

Trước thông tin này, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương phối hợp kiểm tra các điều kiện hoạt động của công ty TNHH TMDV Phú Thành Quốc, trụ sở hoạt động tại số 56A/2 Châu Thới, phường Bình An (thị xã Dĩ An) 
enviroment science.

Qua kiểm tra, công ty đều xuất trình được các giấy tờ liên quan nguồn gốc, xuất xứ các nguyên liệu chế biến như: dấu kiểm soát thú y, hóa đơn mua hàng; điều kiện an toàn thực phẩm phù hợp với quy định…

Thực phẩm để giữa nền nhà, ngay dưới chân nhân viên bếp - hình ảnh được cho là tại cơ sở nấu ăn Phú Thành Quốc, nơi cung cấp suất ăn công nghiệp cho hai trường học ở Thủ Đức, TPHCM. (Ảnh: V.D)

Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương chưa phát hiện sai phạm trong vệ sinh an toàn thực phẩm tại công ty Phú Thành Quốc. Những sản phẩm thịt có màu đen sẫm được kiểm tra tại công ty được cho là do bị cháy đá vì để trong tủ đông quá lâu, bên trong miếng thịt vẫn có màu đỏ như bình thường và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Những thực phẩm này cũng được xác nhận có nguồn gốc cụ thể.

Sau thông tin phản ánh tố công ty Phú Thành Quốc sử dụng thực phẩm ôi thiu, chế biến không đảm bảo vệ sinh cung cấp cho hai trường học trên địa bàn, ngày 27/10 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm quận Thủ Đức cũng tiến hành thanh tra tại hai trường học nói trên.

Ngoài việc lấy mẫu thức ăn tại hai trường để xét nghiệm, đoàn đình chỉ việc cung cấp thức ăn của công ty này cho hai trường học chờ kết quả xét nghiệm.

Thức ăn của HS Trường tiểu học Hiệp Bình Chánh và THCS Linh Trung do Công ty Phú Thành Quốc cung cấp có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không chưa thể khẳng định, còn phải chờ kết luận của cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, được biết hàng ngày các suất ăn cho HS của hai trường học nói trên được công ty Phú Thành Quốc chế biến từ 7 giờ sáng, hoàn thành đóng gói lúc 8h30 sáng. Sau đó sẽ chuyển bằng xe tải để giao cho các trường và đến trưa thì phát cho HS sử dụng mà không được đun nóng lại.

Chưa bàn đến nguyên liệu đảm bảo hay không, quá trình chế biến thức ăn trước giờ HS sử dụng quá dài như vậy cũng được cảnh báo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm bữa ăn của học trò.

Chính phái ngành Giáo dục TPHCM đã có quy định các trường phải bảo đảm thời gian từ khi chế biến xong cho đến khi cho HS ăn không được quá 2 tiếng đồng hồ. Thực phẩm sau khi chế biến quá 2 tiếng phải hâm nóng lại trước khi cho các em sử dụng.
Theo nguồn: Moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

VẤN ĐỀ NHỨC NHỐI VỀ " TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ TÁI CƠ CẤU KINH TẾ "

"GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP", tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Phó viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết. 
Ngày 24.10 tại Hà Nội diễn ra diễn đàn "Tăng trưởng xanh và tái cơ cấu kinh tế" do Bộ KH-ĐT phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức.

Tại diễn đàn, ông Chinh cho rằng các tính toán hiện cho thấy ước tính nếu GDP Việt Nam trong 10 năm tới tăng gấp đôi mà không quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên 3 lần so với hiện nay, đến năm 2025, tỷ lệ đó có thể gấp 4 đến 5 lần.

"GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP", ông Chinh cho biết.

Theo tiến sĩ Chinh, để phát triển kinh tế bền vững theo hướng "tăng trưởng xanh", phải duy trì và phát triển các nguồn tài nguyên: đất, rừng, khoáng sản, hệ sinh thái…; giảm áp lực từ phát triển kinh tế lên tài nguyên, môi trường; kiềm chế sự gia tăng phát thải khí nhà kính.

Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

TĂNG TRƯỞNG XANH LÀ MỘT TẤT YẾU

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhấn mạnh điều này để khẳng định vai trò quan trọng của tăng trưởng xanh trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.

Tăng trưởng xanh là một tất yếu. Nguồn: internet

Tăng trưởng xanh là một tất yếu

Sáng 24/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2014 với chủ đề “Tăng trưởng xanh và Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam”.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đặng Huy Đông, cho rằng: Tăng trưởng xanh không còn là một xu hướng mà trở thành một lựa chọn sống còn không chỉ của riêng mỗi quốc gia mà của cả thế giới. Mô hình tăng trưởng này hướng đến sự phát triển bền vững đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đang phấn đấu thực hiện. Trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh cũng đang là một tất yếu.

Việc quyết tâm theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh là yêu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, việc kết hợp chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ bề rộng sang chiều sâu với sự gia tăng hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế, là điểm nhấn.

Thứ trưởng Đông nhấn mạnh: "chúng ta nhận thức tăng trưởng kinh tế không gắn với tăng trưởng xanh thì giá phải trả trong tương lai là rất lớn, đây là mối quan hệ có tính đánh đổi. Nếu chúng ta muốn tăng trưởng nhanh, thì chúng ta được cái trước mắt trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài không đạt được. Trong bối cảnh tái cơ cấu không tính đến tăng trưởng xanh thì tái cơ cấu chỉ là tạm thời, rồi 5-10 năm nữa lại phải xem lại tái cơ cấu kinh tế".

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế, cũng đồng ý với quan điểm cần phải thực hiện tăng trưởng xanh trong bối cảnh hiện nay. Ông Thiên nhấn mạnh, tăng trưởng xanh là sự lựa chọn bắt buộc không có gì phải phân vân nếu chúng ta quan tâm đến sự phát triển bền vững của Việt Nam. Tăng trưởng xanh liên quan đến vận mệnh phát triển của đất nước.

Cùng đồng tình về sự cần thiết của tăng trưởng xanh, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng đánh giá: "Tăng trưởng xanh sẽ là giải pháp xử lý tận gốc vấn đề để tăng trưởng và phát triển bền vững chứ không phải ngọn". Theo bà Tuệ Anh, tăng trưởng xanh chính là xử lý vấn đề môi trường vào quá trình tăng trưởng bằng công cụ thay đổi thể chế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng làm sao để đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, giảm năng lượng sử dụng,…

Cho đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh  gồm 12 nhóm hành động theo 4 nhóm chủ đề: Xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch tăng trưởng xanh ở địa phương, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hoá sản xuất, xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững. Hiện nay, hơn 10 tỉnh đã bắt tay xây dựng kế hoạch hành động riêng.

Theo ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tăng trưởng xanh ở Việt Nam khác với các quốc gia khác trên thế giới. Trong quá trình học tập kinh nghiệm của các nước để xây dựng mô hình cho Việt Nam, thì thấy không có mô hình nào phù hợp. Việt Nam cần có một mô hình riêng, đó là quá trình thúc đẩy tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế, sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, thông qua đầu tư và đổi mới công nghệ, từ đó góp phần cho việc ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Đó là điểm khác biệt về tăng trưởng xanh của Việt Nam so với các nước trên thế giới.

Thách thức thực hiện không nhỏ

Sự cần thiết của tăng trưởng xanh là rõ ràng, song để thực hiện không dễ. Ông Trần Đình Thiên cho rằng, đây là một lựa chọn đầy thách thức, bởi làm sao để có được tăng trưởng xanh lại là điều khó xác định. Cũng giống như vấn đề về tái cơ cấu nền kinh tế, khi bàn thì thấy có những cái chúng ta biết rõ nhưng không thể làm, vì nếu làm thì trả giá quá đắt.

Theo ông Thiên, sở dĩ nước ta phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế vì quá trình phân bổ nguồn lực lâu nay không hợp lý, cần phải phân bổ lại cho hợp lý. Trước đây, chúng ta đã định hướng nền kinh tế phát triển theo hướng khai thác vào tài nguyên thiên nhiên, khai thác sức lao động giá rẻ, chạy theo làm thuê, lắp ráp… mà chưa hướng vào phát triển những ngành có đẳng cấp công nghệ cao hơn cho đất nước.

Ông Thiên chỉ ra 3 nguyên nhân gây ra những hạn chế của nền kinh tế hiện nay: (1) Mô hình tăng trưởng không còn phù hợp thời đại. Nước ta đã duy trì lâu dài mô hình tăng trưởng dễ dãi, cứ bơm tiền ra, có nguồn lực sẵn thì dùng; (2) Hệ thống thị trường chưa được tập trung ưu tiên khuyến khích phát triển. Cả 2 yếu tố quan trọng của thị trường là cạnh tranh và giá cả đều chưa đạt; (3) Quản trị nhà nước, dù đã có nỗ lực nhiều, nhưng vẫn cần thay đổi cách thức. Nếu còn duy trì cơ chế phân bổ nguồn lực dàn trải, xin - cho, chia đều…sẽ gây lãng phí. Điều này còn nảy sinh sự thiên vị, các thành phần kinh tế bị đối xử chưa công bằng, tức là việc phân bổ nguồn lực méo mó, hướng tới nhóm lợi ích.

Do đó, trước khi mong đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, cần phải khắc phục 3 nhược điểm nêu trên. Ông Trần Đình Thiên gợi ý, về công nghiệp, phải hướng đến sản xuất theo chuỗi, gắn với công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao. Đội ngũ doanh nghiệp Việt cần phải tư duy và hành động thiết thực để “được chọn”, chứ không phải “đi chọn” trong chuỗi giá trị, tức là doanh nghiệp phải nỗ lực chủ động khẳng định mình, hướng tới việc trở thành đối tác các tập đoàn lớn trên thế giới. Tương tự, đối với nông nghiệp và dịch vụ, phải hướng đến mục tiêu tạo ra sản phẩm gắn với công nghệ cao, mang đến giá trị gia tăng cao thay vì chỉ chú trọng vào số lượng cao nhưng năng suất thấp.

Còn theo bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, khó khăn thách thức đầu tiên khi thực hiện tăng trưởng xanh là về nhận thức, đâu đó vẫn còn tư duy phải tăng trưởng cao để giải quyết vấn đề trước mắt mà không quan tâm đến bảo vệ vệ môi trường. Tiếp theo là trình độ công nghệ ở mức trung bình, thấp, nguồn lực tài chính hạn hẹp, đó là hạn chế, thách thức của Việt Nam trong tăng trưởng xanh. Cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm phần lớn, nên việc thay đổi, cải tiến công nghệ gặp khó khăn.

Việt Nam đang hội nhập sâu, nhưng chất lượng hội nhập chưa được như mong muốn, khu vực FDI đóng góp cao vào tăng trưởng, vào xuất khẩu nhưng chủ yếu gia công lắp ráp, chưa tận dụng được FDI vào tăng trưởng xanh.

Và đặc biệt là tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng vẫn còn chậm, trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chính bản thân khu vực nhà nước vẫn chưa tốt nên ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh.

Nguồn lực thực hiện cũng là thách thức không nhỏ. Ông Phạm Hoàng Mai cho biết, theo tính toán thì cần 30 tỷ USD từ nay đến năm 2020 để thực hiện các biện pháp, kịch bản giảm phát thải, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trong thực hiện tăng trưởng xanh. Trong đó, ngân sách nhà nước chỉ đóng góp 30%, còn lại 70% là của khu vực tư nhân. Nhưng làm thế nào để huy động được 70% nguồn vốn này từ khu vực tư nhân cũng không dễ.

Theo ông Mai, để huy động khu vực tư nhân cần có cơ chế chính sách, môi trường thuận lợi để doanh nghiệp tham gia vào tăng trưởng xanh. Cần truyền thông điệp tới doanh nghiệp rằng, hướng phát triển xanh không chỉ là hướng phát triển thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với xã hội mà đồng thời còn để phát triển bền vững, đảm bảo có lợi nhuận cho doanh nghiệp khi triển khai các dự án tăng trưởng xanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành cơ chế hướng dẫn lồng ghép để ưu tiên các dự án tăng trưởng xanh, huy động nguồn lực từ bên ngoài như: ODA và các quỹ khác trên thế giới (Quỹ toàn cầu, Quỹ ứng phó với biến đổi khí hậu...) để phát triển tăng trưởng xanh.

Thứ trưởng Đặng Huy Đông kết luận, chúng ta đều nhận thấy rằng mọi việc bắt đầu từ nhận thức, từ nhận thức đến cuộc sống, từ cuộc sống đến thực thi là một quá trình. Vấn đề thực thi thì không riêng gì với Việt Nam mà mọi quốc gia đều có khó khăn. Hàng loạt quốc gia phát triển khi bàn đến biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng sạch hơn cũng cần phải có lộ trình tới 10-15 năm sau. Vì vậy, chúng ta cần hiểu mình là ai, ở đâu để thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế. Sự cần thiết của tăng trưởng xanh là không thể phủ nhận, nhưng để đạt được cần có lộ trình và chương trình hành động để có thứ tự ưu tiên, cái nào trước cái nào sau.

Không có công thức chuẩn về tăng trưởng xanh áp dụng cho tất cả các quốc gia, mà mỗi quốc gia có hoàn cảnh, bối cảnh riêng cần có những chính sách riêng để thực hiện. Thời gian tới đây cũng cần có sự tuyên truyền, đẩy mạnh hơn nữa tái cơ cấu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng ưu tiên phát triển thực sự theo hướng xanh hóa sản xuất, đấy là việc cần thiết. Cuối cùng, cần sự phối hợp giữa các cơ quan và doanh nghiệp để đưa tăng trưởng xanh vào thực tiễn.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

NGẮM NHÌN VẺ ĐẸP SIÊU QUYẾN RŨ CỦA THIÊN NHIÊN

Khi đặt chân đến sa mạc Pinnacles ở công viên quốc gia Nambung ven biển tây nam của Úc, không ít du khách tưởng mình đang lạc vào một thế giới khác ngoài Trái đất!
Hàng ngàn tảng đá vôi đủ hình dạng có đỉnh nhọn hoắc vươn lên từ cát cùng màu sắc tương phản của đường chân trời xanh ngắt, màu vàng của đất, màu đen của những cái bóng ngả dài và đàng xa là những bãi biển cát trắng luôn tạo cảm hứng săn ảnh cho những ai lạc bước đến đây. 

Khi đến tây Úc, dường như không một du khách nào có thể bỏ qua sa mạc Pinnacles.
Sa mạc Pinnacles huyền ảo khi chiều buông - Ảnh: wordpress

Sa mạc Pinnacles với những tảng đá vôi đủ hình dạng - Ảnh: beauty-place

* Dòng sông ngũ sắc Cano Cristales ở tỉnh Meta, cách thủ đô Bogota (Colombia) 150km về phía nam, được xem là dòng sông đẹp nhất thế giới.

Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, loài tảo đặc hữu kết hợp những thành phần trong nước mang lại sắc màu vàng, xanh, xanh lá cây, đen và đỏ cho con sông. Và đây là thời khắc con sông Cano Cristales trở thành cảnh quan siêu thực nhất Colombia.

Thời gian còn lại trong năm, con sông hoàn toàn bình thường như bao con sông khác...
Dòng sông năm màu ở Colombia - Ảnh: wordpress

Dòng sông năm màu ở Colombia - Ảnh: linactif

Rực rỡ sắc màu ở òng sông năm màu - Ảnh: gentside

* Núi lửa Daholl ở vùng trũng của sa mạc Danakil, đông bắc Ethiopia, cách biên giới Eritrea khoảng 15km, được xem là địa ngục của Trái đất nhưng là thiên đàng của giới săn ảnh. Núi lửa nằm dưới mực nước biển 116m và ẩn dưới một lớp muối dày.

Muối, lưu huỳnh và các loại khoáng sản kết tủa từ sự bùng nổ của dòng nham thạch đã tạo nên một cảnh sắc huyền diệu qua các bông hoa muối óng ánh, các bọt khí hình vỏ trứng đủ sắc màu, từ vàng sang da cam, từ đỏ sang nâu, đến màu ngọc lam, xanh huỳnh quang cùng các cấp độ màu trắng...  

Hiện vùng địa chất duy nhất trên thế giới này ít được biết đến và hiếm người lui tới do tình hình địa chính trị căng thẳng ở vùng biên giới này.
Vùng núi lửa Daholl, Ethiopia - Ảnh: scientific-park

Các bọt khí đủ sắc màu ở vùng núi lửa Daholl - Ảnh: scientific-park

Khung cảnh siêu thực ở vùng núi lửa Daholl, Ethiopia - Ảnh: wordpress

* Fairy Pools, những hồ bơi cổ tích trên đảo Skye là một trong những điểm tham quan "đỉnh" của ngành du lịch Scotland.

Những hồ nước có sắc màu tươi sáng lấp lánh cùng các thác nước hùng vĩ bên những ngọn núi thẳng đứng trông ra đại dương dễ mang lại hình ảnh chốn tiên bồng với khách phương xa.

Hầu hết du khách dành nhiều thời gian chiêm ngưỡng các hồ nước siêu thực này trước khi khám phá thiên nhiên xung quanh.

Trên các diễn đàn du lịch, đây là một trong những nơi được các tín đồ du lịch cho rằng nên đến trước khi chết!
Hồ bơi Cổ tích ở Scotland - Ảnh: wordpress

Khung cảnh tuyệt mỹ ở khu vực hồ bơi Cổ tích, Scotland - Ảnh: thezooo

Một góc hồ bơi Cổ tích - Ảnh: wordpress

* Những người từng chiêm ngưỡng các hồ nước tự nhiên màu ngọc lục bảo ở công viên quốc gia Zion ở đông nam bang Utah (Mỹ) đều cho rằng họ như lạc vào cõi thiên đường.

Vì vậy, bất chấp những trở ngại trên con đường len lỏi qua các hẻm núi ẩm ướt, du khách vẫn lũ lượt kéo đến cõi thần tiên này...  
Một hồ nước màu ngọc lục bảo ở công viên quốc gia Zion - Ảnh: wordpress

Cận cảnh một hồ nước màu ngọc lục bảo ở công viên quốc gia Zion - Ảnh: wordpress

* Một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất công viên quốc gia Yellowstone ở bang Wyoming (Mỹ) là Grand Prismatic Spring. Đó là một hồ nước có đường kính hơn 110m, sâu 35m và nóng hơn 70oC.

Làn nước xanh trong hồ cực kỳ tinh khiết. Lưu huỳnh, oxit sắt, các vi sinh vật chịu nhiệt có màu nâu, vàng, xanh lá, xanh dương cùng cộng sinh tạo nên bảng màu đa sắc cho nồi nước nóng khổng lồ này.

Mỗi giờ, hơn 100.000 lít nước nóng phun cao dâng tràn miệng hồ tạo thành khung cảnh huyền ảo khó quên.
Khung cảnh siêu thực của hồ nước khoáng nóng Grand Prismatic Spring luôn là điểm hẹn của du khách đến Yellowstone - Ảnh: wiki
Khung cảnh siêu thực của hồ nước khoáng nóng Grand Prismatic Spring - Ảnh: wiki

* Waiotapu thuộc Taupo, cách thành phố Rotorua khoảng 30km về phía nam, là nơi địa nhiệt cực đa dạng mang dáng vẽ ngoài hành tinh. Công chúng chỉ được phép tiếp cận một vùng khu vực nhỏ rộng 18km2.

Tại đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng những miệng núi lửa khổng lồ, những hồ nước muôn màu do tác động của những khoáng chất từ lòng đất. 

Trong đó độc đáo nhất là hồ tắm Ma Quỷ, một miệng núi lửa lớn có làn nước màu xanh của quả đào do chứa một lượng lớn chất thạch tín. Địa danh này được xem là nơi phải đến khi du khách quyết định tham quan New Zealand...
Hồ tắm Ma Quỷ Waiotapu ở New Zealand - Ảnh: wordpress

* Đầm lầy nước mặn đa sắc nằm giữa vùng Hadibo và Qalansiya trên đảo Socotra (thuộc vùng biển Ả Rập, ngoài khơi vùng Sừng châu Phi) là kết quả của các mức độ bay hơi khác nhau và sự kết tụ các lòng rong tảo. 

Bảng màu thay đổi tùy theo sự dao động của độ mặn trong các hồ trong đầm. Theo đó, hồ mặn nhất tạo sự phát triển cho một loài tảo đỏ rực rỡ, độ mặn giảm dần cho màu xanh lục bảo hay vàng cam. 

Cùng với giống cây máu rồng trên đảo, đầm lầy đa sắc này là tạo nên hình ảnh thiên nhiên kỳ ảo của đất nước Yemen.
Đầm lầy nước mặn đa sắc trên đảo Socotra, Yemen - Ảnh: ekladata

* Mỏ thạch anh khổng lồ ở Naica, bang Chihuahua (Mexico) dễ khiến người ta liên tưởng đến bối cảnh của một bộ phim giả tưởng! Naica là mỏ chì, kẽm, bạc nhưng sâu bên trong là những tinh thể thạch anh khổng lồ.

Trong đó, một động ở độ sâu 300m có những tinh thể thạch anh lớn nhất thế giới với chiều cao gần 12m, đường kính 4m và nặng đến 55 tấn.

Do không khí bên trong mỏ rất độc hại nên không phải du khách nào cũng có cơ may chiêm ngưỡng kỳ quan độc nhất vô nhị này...
Một nhà nghiên cứu tiếp cận với mỏ thạch anh khổng lồ ở Mexico - Ảnh: kidiscience

Mỏ thạch anh khổng lồ ở Mexico - Ảnh: wordpress

Theo nguồn: Moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

NHÀ XANH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Những ngôi nhà, công trình sẽ được thiết kế với kiến trúc xanh, thân thiện với môi trường giúp giảm phát thải khí nhà kính, làm cho con người được sống khỏe mạnh hơn.
Năm 2014, Hội đồng Liên hiệp Hội KTS Thế giới (UIA) đã chọn chủ đề “Đô thị lành mạnh - Đô thị sống tốt” cho Ngày Kiến trúc Thế giới. “Đô thị lành mạnh, đô thị hạnh phúc” là chủ đề mang một ý nghĩa tầm nhìn và thiết thực. Ở Việt Nam, cách nhìn về Đô thị hạnh phúc có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều mong muốn người dân được sống trong môi trường trong lành, hạ tầng đầy đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
>> Xem thêm: xử lý nước thải


Người dân cần đô thị hạnh phúc

Đô thị có sức hấp dẫn đặc biệt, là thỏi nam châm khổng lồ cuốn hút ngày càng nhiều dân cư từ vùng nông thôn đổ về. Trong khi đó, quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập, hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị lạc hậu… nên không đáp ứng được sự bùng nổ dân số và nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống 
enviroment science.

Bày tỏ quan điểm về một đô thị hạnh phúc, KTS.Phạm Thanh Tùng - Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, một đô thị hạnh phúc là đô thị mà sống ở đó, người dân phải được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như được các dịch vụ công phục vụ, việc làm với thu nhập tốt, nhà ở giá rẻ, đi lại thuận tiện, có không gian công cộng, có cuộc sống thân thiện với thiên nhiên, với cộng đồng, an toàn và không có bạo lực. 

Đô thị hạnh phúc không nhất thiết phải thật to lớn, hoành tráng, kiến trúc thật hiện đại với nhiều cái nhất như to nhất, cao nhất và cả đầu tư lớn nhất (mà ai đó đang hướng tới). Trong tương lai sẽ có những đô thị hạnh phúc kiểu Việt Nam, nhưng ở nhiều cấp độ và khía cạnh khác nhau.

“Muốn đô thị phát triển bền vững và luôn giữ được sức sống, công nghệ xử lý nước thải phải có bàn tay chăm sóc của con người (người sử dụng, KTS và người quản lý); cần coi trọng cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, nơi lưu dấu các thời kỳ phát triển của đô thị. Để đô thị sống tốt, trong giai đoạn hiện nay cần thiết phải xây dựng được lối sống văn hóa, văn minh đô thị với sự chung tay của cả cộng đồng” - KTS Phạm Thanh Tùng chia sẻ.


Làm sao để có đô thị hạnh phúc?

Quy hoạch đô thị là bộ môn thiết kế tổng hợp để làm cơ sở tạo lập môi trường sống lành mạnh nhất, ở đó, con người được giải phóng mọi tiềm năng, phát huy năng lực để làm việc, sáng tạo, đi lại và nghỉ ngơi một cách an tâm, an toàn và tìm được cho mình khát vọng, niềm vui. Tuy nhiên, mục tiêu thiết kế đô thị hạnh phúc theo PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh là công việc không dễ dàng. 

Ông Hanh cho rằng, mỗi một giai đoạn lịch sử đều có mô hình đô thị riêng, nên việc tìm kiếm mô hình đô thị của Việt Nam trước hết phải kế thừa các thành quả quy hoạch và xây dựng đô thị bền vững của nhân loại, dựa trên nền tảng của xu thế phát triển đô thị bền vững của thời đại, sau đó là đặc điểm lịch sử của đô thị Việt Nam và cuối cùng là điều kiện thiên nhiên, con người.

Ông Nguyễn Quang - Giám đốc chương trình Định cư con người Liên hợp quốc (UN-Habitat) thì khẳng định, nếu không có những chính sách phù hợp đầu tư cho việc cải thiện hệ thống giao thông, thiết kế không gian đô thị phù hợp, sử dụng đất với nhiều mục đích thì nhiều thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội sẽ rơi vào khủng hoảng... 

Không gian công cộng đô thị cần được sử dụng với nhiều mục đích cả phục vụ văn hóa, giải trí và tạo môi trường cởi mở và thân thiện để mọi người có thể dễ dàng tiếp xúc với nhau. Những ngôi nhà, công trình sẽ được thiết kế với kiến trúc xanh, thân thiện với môi trường giúp giảm phát thải khí nhà kính, làm cho con người được sống khỏe mạnh hơn.

Việt Nam từ trước đến nay do đang trong quá trình phát triển nên chủ yếu mới phát triển đô thị về số lượng và quy mô, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng sống tốt, sống đẹp, chỉ mới tập trung vào không gian để sống (tồn tại), chứ chưa hẳn là một không gian đáng sống. 

Tuy nhiên với tiêu chí về phát triển bền vững thì xây dựng đô thị đáng sống luôn là phát triển đồng bộ của 2 yếu tố môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Việc xây dựng một đô thị đáng sống ở Việt Nam là điều rất cần thực hiện ở thời điểm này, nhưng làm thế nào và thực hiện ra sao lại cần dựa trên các nghiên cứu với chiến lược cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn. 

Không để công tác lập và quản lý quy hoạch đô thị dựa trên các yếu tố chủ quan, ngẫu hứng, phục vụ cho một nhóm lợi ích, mà hi sinh sự phát triển và chất lượng sống chung của toàn đô thị - đây là quan điểm của TS. KTS Nguyễn Xuân Hinh - Trưởng khoa Quy hoạch Đại học Kiến trúc.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT NHÀ HÀNG

Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Nhà hàng có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính: hoạt động dịch vụ ăn uống và quá trình sinh hoạt của khách hàng và công nhân viên.
  • Nước thải trong hoạt động dịch vụ có đặc điểm là chứa nhiều dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, các chất lơ lửng, đặc biệt có chứa nhiều cặn rác thực phẩm từ quá trình chế biến thức ăn và quá trình vệ sinh vật dụng.
  • Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của khách hàng và công nhân viên chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và Phốtpho. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
he thong xu ly nuoc thai sinh hoat khu resort Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Nhà hàng
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Như đã khảo sát và phân tích ban đầu, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà hàng có nguồn thải chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính:
>> Xem thêm: Xử lý nước thải
  • Nước thải từ hoạt động ăn uống, chế biến thức ăn và vệ sinh của Nhà hàng.
  • Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của các văn phòng làm việc của công nhân viên.
Cả hai nguồn thải đều được dẫn về cụm bể gom- tách mỡ trước khi được bơm vào bể điều hòa. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải, các thành phần rắn có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy thiết bị, các chất dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt do trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, dưới tác dụng của trọng lực và cơ cấu hướng dòng sẽ nổi lên trên bề mặt, phần nước trong sẽ từ bên dưới chảy sang ngăn trung gian, phần dầu mỡ định kỳ được công nhân vận hành vớt và thải bỏ đúng quy định. Sau đó nước thải bơm chìm bơm sang bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí enviroment science sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên cụm Bể sinh học thiếu khí ( Anoxic)- bể Arotank
Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3-  thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3. Trong bể Arotank, bố trí một ngăn chứa hệ màng MBR, mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua giúp. Điều này giúp loại bỏ các loại vi sinh trong nước thải mà không cần quá trình khử trùng thông thường. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, giúp duy trì mật độ vi sinh cao làm hiệu suất xử lý tăng và tiết kiệm diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải lên đến 50%. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa trung gian và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc.
Nước sau khi được hút từ bơm hút ra ngoài, trên đường ống dẫn ra ngăn trung gian bơm định lượng bơm hóa chất khử trùng vào.Hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục, sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi  khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận .
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà hàng cho giá trị nước sau xử lý đảm bảo đạt giá trị C cột A – QCVN 14 : 2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Read more ...

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ SBR 2014

x lý NƯỚC THI BNG CÔNG NGH SBR 2014 - Ở Việt Nam , việc xử lý nước thải bằng công nghệ truyền thống được áp dụng rộng rãi vì các nguyên nhân chủ yếu là hệ thống vận hành đơn giản , chi phí đầu tư ban đầu thấp và tâm lý ngại tiếp cận với công nghệ mới. Tuy nhiên , hiện tại đã công nghệ mới được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý trong sản xuất , sinh hoạt và các hoạt động khác. Công hiệu của chúng mang lại đã được chứng minh qua các công trình thực tế chứ không chỉ trên lí thuyết. Một trong những công nghệ tiên tiến thường được áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện , khu công nghiệp và kể cả nước thải sinh hoạt ở các nước phát triển đó là công nghệ xử lý nước thải SBR ( Sequency Batch Reactor ) là bể xử lý nước thải theo phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục , diễn ra trong cùng một bể.



Lý thuyết bể SBR



SBR đã được tìm ra từ những năm 1920 và được sử dụng càng ngày càng nhiều trên toàn thế giới. Ở Châu Âu và Trung Quốc , Hòa Kỳ , họ đang áp dụng công nghệ này để xử lý nước thải thành phố và nước thải công nghiệp , đặc biệt là trong những khu vực đặc điểm có lưu lượng nước thải thấp và biến động. Các khu thành phố , khu nghỉ dưỡng , khu nghỉ mát và một số ngành công nghiệp như sản xuất sữa , bột giấy , thuộc da đang sử dụng công nghệ SBRs để xử lý nước thải.



Xem thêm : Các loại bể xử lý nước thải



Sự cải tiến trong thiết bị và công nghệ , đặc biệt là các thiết bị sục khí và hệ thống điều khiển tự động thì việc chọn SBR là một lựa chọn khả thi hơn bể bùn hoạt tính bình thường. Một số lý do mà các công trình này được chọn là:



- tất thảy các quá trình xảy ra trong một bể , hàm lượng tổng chất rắn lơ lững đầu ra có thể đạt 10 mg/l thông qua công hiệu của việc sử dụng decanter mà không cần đến bể lắng 2.



- Trong một chu kì xử lý có khả năng sắp xếp được ba hoàn cảnh hiếu khí , kị khí , thiếu khí trong việc loại bỏ chất dinh dưỡng sinh học , bao gồm quá trình nitrat hóa , phản nitrat hóa và loại bỏ photphos. Nhu cầu oxy sinh hóa ( BOD ) đầu ra có khả năng đạt được mức 5mg/l , hàm lượng nito tổng cũng có khả năng đạt được 5 mg/l phê duyệt quá trình chuyển hóa ammoniac thành nitrat trong hoàn cảnh hiếu khí và chuyển hóa nitrat thành nito trong hoàn cảnh thiếu khí trong cùng một bể. Hàm lượng photpho 3 củng có đạt được mức nhỏ hơn 2 mg/l nhờ sự kết hợp của xử lý sinh học và các tác nhân hóa học.



- Đối với các công trình xử lý nước thải lớn cũng có khả năng sử dụng bể SBR bởi các lí do đã nêu trên.



- Giấy phép để xả nước thải ngày một đòi hỏi nghiêm ngặt , SBR đáp ứng được nước thải đầu ra chứa nồng độ môi trường ô nhiễm thấp. Lưu ý , trong trường hợp đòi hỏi nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cao thì sử dụng thêm bể lọc sinh học. Coi xét này là một phần quan yếu 1trong thiết kế.



Bể SBR ( Sequencing Batch Reactor ): là bể phản ứng làm việc theo mẻ dạng công trình xử lý bùn hoạt tính nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra trong cùng một bể. Hệ thống SBR là hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh học chứa hợp chất hữu cơ và nito cao. Hệ thống hoạt động liên tiếp bao gồm quá trình bơm nước thải – phản ứng – lắng – hút nước ra , trong đó quá trình phản ứng hay còn được gọi là quá trình tạo hạt ( bùn hạt hiếu khí ) quá trình này nước phụ thuộc vào khả năng cấp khí , đặc thù của chất nền trong nước thải đầu vào. Hệ thống SBR là một hệ thống xử lý có hiệu quả cao do trong quá trình sử dụng ít năng lượng , dễ kiểm soát các sự cố xảy ra , xử lý với lưu lượng thấp , ít tốn diện tích rất ăn nhập với các trạm xử lý có công suất nhỏ , ngoài ra công nghệ SBR có khả năng xử lý hàm lượng chất môi trường ô nhiễm có nồng độ thấp hơn.



Các giai đoạn xử lý bằng SBR.



- Pha làm đầy ( Filling ): đưa nước thải đủ lượng đã qui định trước vào bể SBR và nó bắt đầu các chất môi trường ô nhiễm sinh học bị thối rửa.



- Pha thổi khí ( Reaction ): các phản ứng sinh hoá hoạt động nhờ vào việc cung cấp khí , sinh khối tổng hợp BOD , Ammonia và Nito hữu cơ.



- Pha lắng ( Settling ): Sau khi oxy sinh hoá học xảy ra , bùn được lắng và nước nổi trên bề mặt tạo lớp màng phân các bùn nước đặt trưng.



- Pha rút nước ( Discharge ): Nước nổi trên bề mặt sau thời kì lắng ( nước đầu ra đã xử lý ) được tháo dỡ khỏi bể SBR mà không có cặn nào theo sau.



ngoài ra còn có pha chờ : đợi chờ để nạp mẻ mới , thời kì đợi chờ nước phụ thuộc vào thời kì vận hành. ( pha này có khả năng bỏ qua ).



Nguyên tắc hoạt động



- Bể SBR là một dạng sửa đổi cho tiến bộ hơn của bể bùn hoạt tính , khác với các công trình bể bùn hoạt tính khác , SBRs kết hợp cả các giai đoạn và quá trình xử lý trong một bể trong khi đó các công trình kia thì sử dụng nhiều bể.



- chu kì vận hành của bể SBR gồm có 5 pha cơ bản: pha làm đầy- pha phản ứng- pha lắng- pha xả nước- pha chờ( có khả năng bỏ qua pha này )



Hình : Các pha trong chu kì hoạt động của SBR



Pha làm đầy : Trong pha này , nước thải sẽ được nạp đầy bể , nước thải vào sẽ mang theo một hàm lượng thức ăn cho các vi khuẩn trong bùn hoạt tính , tạo ra một môi trường cho phản ứng sinh hóa xảy ra.



Đưa nước thải vào bể có khả năng vận hành ở 3 chế độ: làm đầy tĩnh , làm đầy khuấy trộn , làm đầy sục khí.



- Làm đầy tĩnh: Nước thải đưa vào bể ở thể trạng tỉnh , tức thị không cung cấp thiết bị khuấy trộn và sục khí. Thể trạng này thường ứng dụng trong công trình không để ý quá trình nitrat hóa và quá trình phản nitrat và những công trình lưu lượng nước thải thấp để kiệm ước năng lượng , phí tổn vận hành , bảo dưỡng..



- Làm đầy có khuấy trộn thì giúp điều hòa nồng độ , yên ổn thành phần nông dân nước thải , đồng thời xảy ra các quá trình oxy hóa cơ chất trong hoàn cảnh hiếu khí và thiếu khí , tăng hiệu quả xử lý nito trong nước thải



- Làm đầy có thổi khí nhằm duy trì vùng hiếu khí trong bể. Tạo hoàn cảnh cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh mẻ , trong bể xảy ra quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ , loại bỏ một phần COD/BOD trong nước thải. Tạo hoàn cảnh cho quá trình nitrat hóa xảy ra



Pha phản ứng : Sau khi cho nước vào bể , hệ thống bơm nước thải vào sẽ ngừng hoạt động , thay vào đó hệ thống sục khí sẽ được phát động để tiến hành quá trình nitrit hóa , nitrat hóa và phân giải các hợp chất hữu cơ. Do trong pha này , không có nước thải vào trong bể do vậy thể tích nước thải và tải trọng hữu cơ không được bồ sung , quá trình sục khí được duy trình , các vi sinh vật hiếu khí sẽ oxi hóa các hợp chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển. Do vậy các hợp chất hữu cơ sẽ được loại bỏ.Trong pha này còn xảy ra quá trình nitrat hóa , ammoniac có trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành nitrit và nitrat.



Pha lắng : các thiết bị sục khí ngừng hoạt động , quá trình lắng diễn ra trong môi tường tĩnh hoàn toàn , thời kì lắng thường nhỏ hơn 2 giờ. Trong pha này , các bông bùn đã được hình thành sẽ được lắng xuống đáy bể , đồng thời xảy ra quá trình phản nitrat , nitrat và nitrit được tạo ra ở pha trên sẽ bị khử thành nito.



Pha xả nước : nước đã lắng sẽ được hệ thống thu nước tháo dỡ đến công trình tiếp theo , đồng thời trong quá trình này bùn cũng được tháo ra.



Pha chờ: thời kì chờ nạp mẻ tiếp theo( có khả năng bỏ qua pha này ).



Quá trình loại bỏ nito trong mô hình hiếu khí ngắt quãng ( SBR )



Quá trình loại bỏ hợp chất nito trong nước thải theo phương pháp vi sinh vật thành hợp chất bền là N 2 trải 2 quá trình: đầu tiên là oxy hóa hợp chất nitơ có hóa trị -3 ( NH 3 , NH 4 + ) lên hóa trị+3 , +5 ( NO 2 - , NO 3 - ) , quá trình này còn được làm gọi là quá trình nitrate hóa. Tiếp tục quá trình tiếp theo là khử từ hóa trị dương về hóa trị không ( N 2 ) , quá trình này còn được làm gọi là quá trình khử nitrate.



- Trong mô hình bể phản ứng theo mẻ ( SBR ) thì quá trình nitrat hóa xảy ra trong giai đoạn sục khí hay pha phản ứng :



Oxy hóa amoni với tác nhân oxy hóa là oxy phân tử còn có tên là nitrat hóa , được hai loại vi sinh vật thực hành kế tiếp nhau:



Nitrosomonas: 2 NH 4 + + 3 O 2 2 NO 2 - + 2 H 2 O + 1 H + + Tế bào mới ( 1-1 )



Nitrobacter: 2 NO 2 - + O 2 2 NO 3 - + Tế bào mới ( 1-2 )



Tổng hợp 2 phản ứng được viết lại như sau:



NH 4 + + 2 O 2 NO 3 - + 2 H + + H 2 O ( 1-3 )



- phản ứng ( 1-1 ) , ( 1-2 ) được thực hành do chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter để làm ra năng lượng. Năng lượng thu được từ hai phản ứng trên hoặc từ tổng của hai phản ứng ( 1-3 ) rất thấp: 57 kcal/mol cho phản ứng hình thành nitrit và 19 kcal/mol cho phản ứng hình thành nitrat , thấp hơn nhiều khi so sánh với phản ứng oxy hóa chất hữu cơ do vi sinh vật hiếu khí dị dưỡng thực hiện: năng lượng thu được từ phản ứng oxy hóa axit axetic là 207 kcal/mol. Đó chính là lý do dẫn đến hiệu suất sinh khối của vi sinh tự dưỡng thấp hoặc tốc độ phát triển của chúng chậm.



- Từ phản ứng ( 1-3 ) cho thấy: để oxy hóa 1 mol NH 4 + cần 1 mol oxy , ứng với với 4 , 57 g oxy/g nitơ trong hợp chất amoni ( NH 4 + -N ). Phản ứng oxy hóa gây nên nitrit ( 1-1 ) sinh ra H + : oxy hóa 1 mol amoni tạo ra 2 mol H + . Trong môi trường nước thải , pH thấp hơn 8 , 2 thì độ kiềm của nước chính là do sự hiện diện của ion bicarbonat , HCO 3 - . Ion bicarbonat phản ứng với H + sinh ra từ phản ứng , tạo ra axit carbonic có hiệu quả kìm hãm một phần mức độ suy giảm pH của môi trường , nói cách khác là bicarbonat có vai trò chất đệm của hệ. Lượng bicarbonat hao hụt là 122 mg/2 mol H + , ứng với với 8 , 6 g HCO 3 - /g NH 4 -N hoặc nếu độ kiềm tính theo CaCO 3 thì giá trị trên sẽ là 7 , 14 g CaCO 3 /g NH 4 -N ( 50 g CaCO 2 ứng với với 61 g HCO 3 - ).



- phản ứng hóa học ( 1-1 ) , ( 1-2 ) chỉ diễn tả phản ứng tỷ lượng của amoni với oxy do vi sinh vật thực hành nhằm làm ra năng lượng để duy trì sự sống và phát triển. Nitrosomonas và Nitrobacter thuộc loại vi sinh vật tự dưỡng , chúng sử dụng nguồn carbon vô cơ ( cốt yếu là HCO 3 - và CO 2 ) cùng với các chất dinh dưỡng ( N , P , vi lượng... ) để xây dựng tế bào. Thành phần nitơ được ưa chuộng nhất để xây dựng tế bào là amoni. Thành phần oxy trong tế bào ( C 5 H 7 O 2 N ) được lấy từ CO 2 hoặc HCO 3 - . Ví như lấy hiệu suất sinh khối của cả hai loại vi sinh trên là 0 , 17 g/g N-NO 3 - làm nên thì phản ứng tổng thể của quá trình oxy hóa amoni thành nitrat sẽ là :



1 , 02 NH 4 + + 1 , 89 O 2 + 2 , 02 HCO 3 - → 0 , 021 C 5 H 7 O 2 N +1 , 06 H 2 O



+ 1 , 92 H 2 CO 3 + 1 , 00 NO 3 - ( 1-4 )



- Tỉ lệ mất mát oxy và độ kiềm trong phản ứng ( 1-4 ) không khác nhiều lắm so với phản ứng ( 1-3 ) do hiệu suất sinh khối của vi sinh tự dưỡng thấp.



- Quá trình Nitrit hóa làm giảm độ kiềm của dòng nước thải và trong quá trình Nitrat hóa thì bước chuyển hóa NH 4 + → NO 2 làm giảm độ kiềm trong nước thải , quá trình oxy hóa từ Nitrit thành Nitrat không làm giảm độ kiềm. Quá trình làm oxy hóa NH 4 + thành Nitrit cần 2 mol kiềm/ mol N – NH 4 + được oxy hóa.



- Oxy hóa amoni gồm hai phản ứng kế tiếp nhau nên tốc độ oxy hóa của cả quá trình bị khống chế bởi giai đoạn có tốc độ chậm hơn. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ phát triển của Nitrosomonas chậm hơn so với loại Nitrobacter và do vậy nồng độ nitrit thường rất thấp trong giai đoạn yên ổn , chứng tỏ rằng giai đoạn oxy hóa từ amoni thành nitrit là bước quyết định tốc độ phản ứng oxy hóa đối với một hệ xử lý hoạt động thông thường. Vì lý do đó , trong khi toan tính theo mô hình động học người ta chỉ sử dụng các thông số liên quan đến loại vi sinh Nitrosomonas đặc trưng cho quá trình oxy hóa amoni ( hai loại vi sinh tự dưỡng trên có tên chung là Nitrifier ).



Các nhân tố có tác động tới quá trình nitrate hóa:



Các nhân tố môi trường có tác động tới quá trình Nitrat hóa bao gồm các nhân tố chính sau:



+ Nồng độ chất nền: Vi sinh vật oxy hóa hợp chất hữu cơ để tạo sinh khối tế bào cần phải có chất dinh dưỡng là hợp chất nito để phát triển , khi nồng độ chất nến cao thì sẽ tiêu tốn nhiều chất dinh dưỡng. Điều này làm tăng hiệu quả xử lý.



+ Nhiệt độ: Nhiệt độ cũng có tác động đến tốc độ phát triển của vi sinh tự dưỡng: tăng khi nhiệt độ tăng.



+ Oxy: Để oxy hóa 1 mol NH 4 + cần 1 mol oxy và ứng với cần 4.57 g oxy/g nitơ trong hợp chất Amoni ( N – NH 4 + ). Biến hóa làm nên Nitrit tạo ra H + . Lượng bicacbonat mất mát là 122 mg/2 mol H + , ứng với với 8.6 g HCO 3 - / g N – NH 4 + hay 7.14 g CaCO 3 / g N– NH 4 + .



+ pH ( độ kiềm ): pH tối ưu cho quá trình nằm trong một khoảng khá rộng



xung quanh pH = 8 ( 7 , 6-8 , 6 ) , pH < 6 , 2 hoặc pH > 10 ức chế hầu như hoàn toàn quá trình hoạt động của vi sinh vật.



+ thời kì lưu bùn ( SRT )



+ Độc chất



- Các nhân tố trên có liên quan mật thiết tới tốc độ quá trình oxy hóa Amoni , làm giữ lại tốc độ tổng thể quá trình. Có tác động tới hiệu suất xử lý



Quá trình nitrate hóa kết thúc khi pha phản ứng ngừng sục khí , chuyển sang pha lắng cũng là môi trường cho quá trình khử nitrate xảy ra.



Nitrat - sản phẩm sau chót của quá trình oxy hóa amoni chưa được xem là vững bền và còn gây độc cho môi trường nên cần được tiếp tục chuyển hóa về dạng khí nitơ , tức là thực hành một quá trình khử hóa học , chuyển hóa trị của nitơ từ +5 ( NO 3 - ) về hóa trị không ( N 2 ). Vi sinh vật thực hành quá trình khử trên có tên chung là Denitrifier. Phần lớn loại vi sinh thuộc nhóm Denitrifier trên thuộc loại tùy nghi với nghĩa là chúng sử dụng oxy hoặc nitrat , nitrit làm chất oxy hóa ( nhận điện tử trong các phản ứng sinh hóa ) để làm ra năng lượng. Quá trình khử nitrat thường được nhận dạng là khử nitrat kị khí , tuy nhiên biến diễn quá trình sinh hóa không phải là quá trình lên men yếm khí mà nó giống quá trình hô hấp hiếu khí nhưng thay vì sử dụng oxy , vi sinh vật sử dụng nitrat , nitrit khi môi trường không có oxy cho chúng. Do vậy quá trình khử nitrat xảy ra chỉ trong hoàn cảnh thiếu khí oxy ( anoxic ). Sự khác biệt giữa quá trình hiếu khí và thiếu khí là loại enzym tham gia vào giai đoạn tải điện tử cho hợp chất nitơ ở bước cuối cùng trong cả chuỗi phản ứng ( reductase enzym ).



Để khử nitrat , vi sinh vật cần có chất khử ( nitrat là chất oxy hóa ) , chất khử có khả năng là chất hữu cơ hoặc vô cơ như H 2 , S , Fe 2 + . Phần lớn vi sinh vật nhóm Denitrifier thuộc loại dị dưỡng , sử dụng nguồn carbon hữu cơ để xây dựng tế bào ngoài phần sử dụng cho phản ứng khử nitrate.



Quá trình khử nitrat xảy ra theo bốn bậc liên tiếp nhau với mức độ giảm hóa



rị của nguyên tố nitơ từ +5 về +3 , +2 , +1.



- Phương trình tổng quát



NO 3 - → NO 2 - → NO ( khí ) → N 2 O ( khí ) → N 2 ( khí ) ( 1.5 )



- phản ứng khử Nitrat với chất hữu cơ là methanol



6 NO 3 - + 5 CH 3 OH → 3 N 2 + 5CO 2 + 7 H 2 O + 6 OH - ( 1.6 )



- Khí CO 2 kết hợp với OH - thành HCO 3 - làm nên độ kiềm trả lại cho môi trường sau khi cần độ kiềm trong quá trình Nitrat hóa.



- Sử dụng chất hữu cơ từ nguồn nước thải ( C 18 H 19 O 9 N ) thì phản ứng xảy ra như sau:



C 18 H 19 O 9 N + NO 3 - + H + → N 2 + CO 2 + HCO 3 - + NH 4 + + H 2 O( 2.15 )



- đồng thời với quá trình khử Nitrat , quá trình tổng hợp tế bào cũng diễn ra , khi đó lượng chất hữu cơ mất mát cho cả quá trình sẽ lớn hơn so với lượng cần thiết cho phản ứng khử Nitrat.



- Quá trình khử Nitrat , Nitrit và tổng hợp tế bào sử dụng chất cho điện tử là metanol.



NO 3 - + 1.08 CH 3 OH + 0.24 H 2 CO 3 → 0.056 C 5 H 7 NO 2 + 0.47 N 2 + 1.68 H 2 O + HCO 3 - ( 2.16 )



NO 2 - + 0.67 CH 3 OH + 0.53 H 2 CO 3 → 0.04 C 5 H 7 NO 2 + 0.48 N 2 + 1.23 H 2 O + HCO 3 - ( 2.17 )



- Từ 2 phương trình trên cho thấy để khử 1g Nitrat cần 2.86 g chất hữu cơ ( tính theo COD ) và thu được 4.35 g HCO 3 - khi nguồn nitơ để tổng hợp tế bào là Nitrat và là 3.7 g HCO 3 - khi nguồn nitơ tổng hợp tế bào là Nitrit.



- Lượng chất hữu cơ sử dụng để khử Nitrit thấp hơn so với lượng cần thiết để khử Nitrat tính theo chức vụ N , suýt soát 62% theo 2 phương trình trên. Tính theo giới thiệu là 60 % ( khử từ hóa trị +5 và +3 về hóa trị 0 ).



- Trong hệ khử nitrat bởi vi sinh vật , mức độ mất mát chất điện tử nước phụ thuộc vào sự hiện diện của các chất nhận điện tử ( chất oxy hóa ) trong hệ: oxy hòa tan , nitrat , nitrit và sunfat. Trong các hợp chất trên thì oxy hòa tan có khả năng phản ứng tốt nhất với các chất khử vì trong hệ luôn tồn tại cả loại vi sinh vật dị dưỡng hiếu khí hoặc phần lớn loại vi sinh Denitrifier có khả năng thay đổi quá trình thảo luận chất từ phương thức sử dụng oxy sang nitrat. Vi sinh vật chỉ sử dụng đến nitrat và nitrit khi môi trường đã cạn kiệt nguồn oxy hòa tan.



- Quá trình tranh đua với nhau về phương diện chất cho điện tử để khử Nitrat và Nitrit thì ngang nhau. Trong trường hợp không cung cấp đủ chất cho điện tử thì quá trình khử Nitrat có khả năng dừng lại ở nửa chừng , không tạo được sản phẩm sau chót là N 2 .







Các nhân tố có tác động tới quá trình khử nitrate



- có tác động của oxy: Nồng độ oxy có tác động là nồng độ oxy ở bên trong xếp hàng keo tụ hoặc ở trong màng vi sinh chứ không phải là oxy trong hỗn hợp chất lỏng.



- có tác động của pH:



- Giống các quá trình xử lý sinh học khác , khoảng pH hoàn cảnh tối ưu cho quá trình khử Nitrat nằm trong khoảng từ 7 – 9 , ngoài vùng pH hoàn cảnh tối ưu này pH tốc độ giảm mạnh.



- Tại pH » 10 và pH » 6 tốc độ khử Nitrat chỉ còn lại vài phần trăm so với vùng hoàn cảnh tối ưu. Vi sinh khử Nitrat có khả năng thích ứng với môi trường pH thấp với nhịp điệu chậm.



- Trong vùng pH thấp có khả năng suất hiện các khí có độc tính cao đối với vi sinh từ quá trình khử Nitrat như N 2 O , NO. Chúng có khả năng đầu độc vi sinh vật với nồng độ thấp.



- có tác động của nhiệt độ: có tác động của nhiệt độ tới quá trình khử Nitrat cũng na ná như đối với quá trình xử lý hiếu khí của vi sinh vật tự dưỡng: tốc độ tăng gấp thỉnh thoảng tăng 10 0 C trong khoảng nhiệt độ 10 – 25 0 C. Quá trình Nitrat cũng diễn ra trong khoảng nhiệt độ 50 – 60 0 C , tốc độ khử Nitrat có khả năng cao hơn 50% so với tại 35 0 C.



- có tác động của chất hữu cơ: bản chất của chất hữu cơ cũng có tác động tới tốc độ khử Nitrat: các chất hữu cơ tan , dễ sinh hủy tạo hoàn cảnh tốt thúc đẩy quá trình khử Nitrat.



- có tác động của các nhân tố kìm hãm: Nitrit là yếu tốc kìm hãm tốc độ khử Nitrat tại pH = 7 nồng độ N – NO 2 - > 14 mg/l bắt đầu ức chế quá trình tải chất của vi sinh vật và làm dừng quá trình khi nồng độ đạt 350 mg/l.



điểm trội hơn – Nhược điểm



a ) Ưu điểm:



- không cần bể lắng và tuần hoàn bùn.



- Trong pha làm đầy bể SBR đóng vai trò như bể cân bằng do vậy bể SBR có khả năng chịu dựng được tải trọng cao và sốc tải.



- có khả năng giữ lại được sự phát triển của vi khuẩn sợi phê chuẩn việc sửa đổi tỉ số F/M và thời kì thổi khí trong quá trình làm đầy.



- Ít tốn diện tích đất xây dựng do các quá trình cân bằng cơ chất , xử lý sinh học và lắng được thực hành trong cùng một bể.



- Dễ dàng bảo trì , bảo dưỡng thiết bị ( các thiết bị ít ) mà không cần phải tháo nước cạn bể. Chỉ tháo nước khi bảo trì các thiết bị như: cánh khuấy , motor , máy thổi khí , hệ thống thổi khí.



- hệ thống có khả năng điều khiển hoàn toàn tự động



- TSS đầu ra thấp , hiệu quả khử photpho , nitrat hóa và khử nitrat hóa cao.



- Ít tốn diện tích do không có bể lắng 2 và quá trình tuần hoàn bùn.



b ) Nhược điểm:



- giá như quá trình lắng bùn xảy ra sự cố thì sẽ dẫn đến bùn bị trôi theo ống đầu ra.



- Khi xả tốc độ dòng chảy rất lớn sẽ làm có tác động đến các hệ thống xử lý phía sau.



- có khả năng xảy ra quá trình khử nitrat trong pha lắng giá như thời kì lưu bùn dài. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bùn nổi do bị khí nitơ đẩy lên. Hiện tượng này càng nghiêm trọng vào những ngày nhiệt độ cao.

Read more ...
Designed By VungTauZ.Com