Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

BIẾN NƯỚC TIỂU THÀNH NƯỚC UỐNG TINH KHIẾT

Với thiết bị lọc đặc biệt của công ty Water Security, nước thải trên tàu vũ trụ sẽ được xử lý để tái sử dụng, thậm chí nước tiểu của các phi hành gia cũng được tái chế thành nước uống tinh khiết.


Trong lĩnh vực thám hiểm không gian, việc cung gian, việc cung cấp nước cho các phi hành gia trên quỹ đạo là một trong những tính toán điên đầu của các nhà khoa học. Trong vòng 5 năm qua, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chi khoảng 60 triệu USD để đưa nước uống lên trạm vũ trụ không gian thông qua các tàu con thoi (mỗi gallon nước chuyển lên không trung tốn khoảng 40.000 USD). Tuy nhiên, chi phí này có thể sẽ được tiết giảm nhờ vào một thử nghiệm thành công trong thời gian gần đây. Các khoa học gia đã tìm ra một biện pháp khác khả thi hơn, đó là tái chế lại nước tiểu và nước thải sinh hoạt của các nhà du hành vũ trụ.

Đây không phải là sáng kiến độc đáo lắm, nhưng thực hiện nó trong khuôn khổ chật hẹp của một tàu vũ trụ trong trạng thái không trọng lượng thì không phải là điều đơn giản, và nhiều người cũng tự hỏi mùi vị của nó sẽ như thế nào?

Nếu áp dụng hệ thống tái sử dụng nước tại trạm vũ trụ không gian sẽ giảm bớt số lượng nước cần chuyển vào không gian xuống đến 2/3 và không gian trống trên tàu vũ trụ đủ chỗ cho thêm 4 nhà du hành khác.

Water Security nằm ở thành phố Reno, tiểu bang Nevada, Mỹ, là một công ty vừa được thành lập nhằm mục đích khai thác kỹ thuật của NASA tại môi trường trái đất. Tổng giám đốc Công ty Ray Doane hăm hở khoe chiếc hộp thần bí và nói:“Đây là một kỹ thuật mang tính đột phá lớn”. Water Security đã bổ sung một thiết bị lọc đặc biệt vào hệ thống của NASA, tạo ra một hệ thống lọc mới có thể diệt trừ đến 99,9% các loại vi khuẩn trong nước, thành một nguồn nước hoàn toàn tinh lọc.

Hệ thống lọc nước của Water Security gồm 6 bước, bắt đầu bằng một bộ lọc căn bản nhằm loại bỏ cặn bã hoặc các mảnh vỡ lớn, như tóc hoặc xơ có trong chất lỏng ban đầu. Tiếp đó, một bộ lọc carbon loại bỏ các chất hữu cơ phế thải có trong nước tiểu như urea, uric acid và creatinine, cũng như các chất diệt trùng hoặc diệt vi khuẩn thường có từ các nguồn nước ở đồng ruộng. Chất lỏng sau đó được bơm qua một hệ thống do công ty Water Security thiết kế bao gồm rất nhiều vi hạt nhựa iodine tổng hợp. Khi có bất kỳ các vi sinh vật nào chạm vào các hạt này, chúng đều phóng ra chất iodine để tiêu diệt vi sinh vật.


Phó tổng giám đốc công ty, ông Ken Kearney nói: “Iodine ngấm từ từ vào nước và rất ổn định trong điều kiện môi trường nhiệt độ và độ kiềm khá rộng. Hệ thống này đồng thời cũng có thể giải quyết được tất cả các nguồn nước nhiễm bẩn nặng nhất trên hành tinh và cung cấp nước sạch, an toàn”. Nước sẽ được giữ lại một thời gian trong bồn chứa nhằm giúp cho iodine có đủ thời gian tiêu diệt toàn bộ vi sinh. Sau đó một hệ thống lọc loại bỏ iodine, các muối nitrat lẫn kim loại nặng. Cuối cùng, nước được dẫn qua một hệ thống lọc nhằm loại bỏ cryptosporidium (một loại ký sinh trùng trong nước miễn nhiễm với iodine) và cung cấp một nguồn nước hoàn toàn trong sạch.

Từ lâu nay, các kỹ sư NASA đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề chất thải của con người. Chuyến đi bộ ngoài quỹ đạo kéo dài 15 phút đầu tiên của phi hành gia Alan Shepherd quá ngắn đến mức không ai nghĩ đến việc thiết kế một chỗ chứa nước tiểu trong bộ đồ phi hành gia. Trong 15 phút này, một vấn đề trục trặc về điện đã xảy ra khiến anh bị trì hoãn hết 86 phút không trở về được. Bàng quang của Shepherd nhanh chóng bị căng đầy và lần đầu tiên anh đã gọi điện về trung tâm. Sau khi cân nhắc, trung tâm điều khiển đành trả lời rằng: “Hãy thải nó trong bộ đồ bay”. Sau này, các nhà du hành trên các tàu vũ trụ Gemini và Apollo được trang bị một chiếc túi nhựa bao lấy phần dưới cơ thể. Sau khi gạn lọc, phi hành đoàn được yêu cầu niêm phong túi này và trộn nó với một chất lỏng sát trùng để tạo một “chất thải ổn định” theo mong muốn.

Theo một nghiên cứu của NASA vào năm 1975, nhìn chung hệ thống xử lý chất thải của tàu Apollo thỏa mãn tương đối nhu cầu theo quan điểm kỹ thuật. Nhưng theo quan điểm chung của phi hành đoàn, hệ thống này hoàn toàn không ổn. Đối với các tàu con thoi, NASA đã thiết kế một hệ thống nhà vệ sinh trị giá 23 triệu USD có thể làm khô chất thải, sau đó đem trở về trái đất.

Hệ thống lọc nước của Water Security cho phép NASA giải quyết hai vấn đề cùng một lúc. Nó giải quyết được vấn đề nước thải, đồng thời tái chế nước tiểu thành nước uống cho các phi hành gia. NASA đang tiến hành kiểm tra hệ thống này tại trung tâm điều hành không gian Marshall ở Huntsville, Alabama. Ngoài ra, Water Security cũng đã bắt đầu sử dụng kỹ thuật của mình tại nhiều nơi thiếu nguồn cung cấp nước sạch.

Trong mùa hè này, Cơ quan Chăm sóc trẻ em quốc tế đã xây dựng một hệ thống lọc nước tại miền Bắc Iraq. Robert và Roni Anderson, những người sáng lập cơ quan, xây dựng hệ thống này trên một xe Toyota chuyên dụng và đưa đến hàng chục ngôi làng để cung cấp nước sạch. Hệ thống này cung cấp trung bình mỗi phút 5 gallon nước, trong một ngày lọc nước có thể cung cấp nước cho một ngôi làng 5.000 dân sử dụng cả tháng. Chi phí trung bình khoảng 3cent/1 gallon.

Không chỉ các khu vực bị chiến tranh tàn phá mới thiếu nước. Sau cơn sóng thần tấn công Indonesia tháng 12/2004, rất nhiều nguồn nước sạch đã bị nhiễm mặn và nhiễm chất độc từ đường phố. Kearney cho biết, hệ thống lọc nước của Water Security có thể giải quyết được cả những thảm họa như vậy. Nói chung, kỹ thuật này đã được kiểm tra tại một khu vực nước thải ở Jakarta và cung cấp được lượng nước đạt các tiêu chuẩn mà tổ chức bảo vệ môi trường đề ra.
Read more ...

GẠCH ỐP 3D ĐƯỢC CHẾ TẠO ĐỘC ĐÁO TỪ SƠ MƯỚP

Mướp là một loại rau củ, cung cấp quả cho con người khi còn non. Tới khi quả mướp hoàn toàn chín, nó trở nên xơ hơn ( xơ mướp). Bên cạnh đó chúng ta hoàn toàn có thể đúc chúng thành các tác phẩm điêu khắc hoặc vật dụng hàng ngày.

Gạch ốp 3D hình học được chế tạo ra từ xơ mướp này là một giải pháp vừa đạt được yêu cầu về chức năng, trang trí, nghệ thuật, đây cũng là giải pháp sáng tạo và thân thiện với môi trường.


Thiết kế sinh Brazil Mauricio Alphonso Ecuardo của LuffaLab đã tìm ra một cách tạo ra gạch lát từ cây nho nhiệt đới cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp làm đẹp. Và gần đây dự án tốt nghiệp của Học viện nghệ thuât tại London đã cho ra đời ứng dụng sử dụng xơ mướp để tạo ra chất liệu gạch men.

Màu chàm trên gạch có được từ việc tái sử dụng nước thải từ ngành công nghiệp nhuộm vải bò. Nhiều người không biết rằng quá trình nhuộm xanh quần jean đã mang đến sự độc hại cho nguồn cấp nước của cộng đồng. Xơ mướp có thể được sử dụng để hấp thụ các loại thuốc nhuộm có hại, kết quả là cho ra đời một loạt viên gạch màu chàm phù hợp cho không gian gia đình và nội thất văn phòng.

Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

SÔNG SÀI GÒN - ĐỒNG NAI " BỨC TỬ "

Hiện trạng ô nhiễm tại sông Sài Gòn – Đồng Nai được đề cập liên tục từ năm 2003. Đã có rất nhiều cuộc họp giữa các tỉnh thành được tổ chức; có quá nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia và cũng có quá nhiều lời hứa, cam kết giữa các tỉnh thành nhằm thể hiện sự quyết tâm phải bảo vệ sông Sài Gòn – Đồng Nai. Thế nhưng đến nay, nước sông Sài Gòn – Đồng Nai vẫn tiếp tục gia tăng mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.


Các doanh nghiệp thường chọn thời điểm về khuya để xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Đồng Nai (Ảnh: Ái Vân/Sài Gòn Giải Phóng) 

Hơn 700 nguồn thải không tài nào kiểm soát được.


Nguồn thải gây ô nhiễm chủ yếu sông Sài Gòn – Đồng Nai được xác định thải ra từ các khu dân cư, rò rỉ dầu từ hoạt động giao thông đường thủy, nước rỉ rác của các bãi chôn lấp rác, các loại hóa chất sử dụng phổ biến trong hoạt động khai khoáng và sản xuất công nghiệp… Trong đó, tập trung nhiều nhất tại tỉnh Bình Dương, kế đến là Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Riêng tại TPHCM, 15 khu chế xuất, khu công nghiệp đã được đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, có hơn 700 nguồn thải khác chưa kiểm soát hết chất lượng vẫn đang thải ra môi trường.



Kết quả khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Bảo vệ môi trường cũng như Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM liên tục trong 5 năm qua đều cho thấy, đoạn sông từ bến Đình – xã Nhị Bình – cầu Bình Phước đổ về hạ lưu đến sông Thị Vải đã bị ô nhiễm nặng hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ, vi sinh. Nồng độ các chất ô nhiễm luôn vượt tiêu chuẩn cho phép mức độ A và xấp xỉ ngưỡng mức độ B. Riêng từ đoạn hợp lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn đến thượng nguồn hồ Dầu Tiếng, nguồn nước cũng đã bị ô nhiễm nhưng còn ở mức độ có thể kiểm soát được.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết thêm, riêng tại khu vực sử dụng cho mục đích cấp nước của TPHCM, chất lượng nguồn nước không ổn định. Nồng độ oxy hòa tan (DO), Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép. Đại diện Công ty cổ phần nước BOO Thủ Đức khẳng định, tình trạng xấu đi của chất lượng nguồn nước ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp. Bởi công nghệ xử lý nước cấp hiện nay chủ yếu là bằng phương pháp lắng lọc và khử trùng. Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Y tế TPHCM đã không ít lần cảnh báo về tình trạng gia tăng chất thải ô nhiễm trong nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt của người dân. Thế nhưng, bất chấp những cảnh báo trên, thực trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện.

Xung đột lợi ích

Lý giải thực tế trên, nhiều chuyên gia môi trường cho rằng, muốn cải thiện số lượng cũng như chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn – Đồng Nai, yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất là phải giữ được diện tích rừng đầu nguồn. Kế đến là hạn chế phát triển ngành sản xuất nhạy cảm với môi trường. Và cuối cùng là buộc các doanh nghiệp đang hoạt động phải xử lý tốt chất thải trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, cả 3 yếu tố trên đều rất khó thực hiện.


Đồng thuận với ý kiến này, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết thêm, toàn tỉnh có khoảng gần 70 thủy điện và phần lớn trong số đó được Bộ Công thương cấp phép. Nhiều dòng chảy bị chặn nguồn để giữ nước cho thủy điện. Bản thân tỉnh dù không muốn nhưng cũng bất lực với việc có quá nhiều nhà máy thủy điện mọc lên.Đại diện UBND tỉnh Đăk Nông cho biết, toàn tỉnh có khoảng 79 công trình thủy điện nhưng có đến 14 công trình thủy điện lớn do Bộ Công thương cấp phép. Vậy muốn giữ rừng cho sông thì trước hết Bộ Công thương phải hạn chế cấp phép xây dựng thủy điện dọc hệ thống sông. Vị đại diện tỉnh thuộc khu vực thượng nguồn này cũng bày tỏ sự trăn trở, day dứt suốt nhiều năm qua: Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông không có nhiều danh lam thắng cảnh, điều kiện thiên nhiên cũng không ưu đãi cho sự phát triển ngành dịch vụ du lịch. Vậy nếu không cho tỉnh này phát triển thêm lĩnh vực công nghiệp thì làm thế nào để giải quyết công ăn việc làm, cải thiện chất lượng đời sống người dân? Một câu hỏi khác cũng được đặt ra, đó là nếu các tỉnh ở thượng nguồn giữ rừng để giữ nguồn nước sạch cho các tỉnh hạ nguồn phát triển kinh tế thì các tỉnh hạ nguồn có chia sẻ lợi nhuận kinh tế thu được cho các tỉnh thượng nguồn hay không?

Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm, cho đến nay việc phát hiện những doanh nghiệp, chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp gây ô nhiễm không khó, nhưng không thể xử lý dứt điểm vi phạm. Với các doanh nghiệp hoạt động độc lập có thể áp dụng hình thức buộc tạm ngưng hoạt động nhưng với các khu công nghiệp, bệnh viện, khu dân cư thì không thể. Do vậy, ngoài hình thức phạt tiền, cơ quan chức năng cũng chưa tìm được cách nào xử lý hiệu quả hơn. Ngoài ra, ngay trong công tác quản lý, trách nhiệm xử lý đối tượng có hành vi vi phạm môi trường hiện phân tán tại nhiều bộ ngành, cơ quan chức năng. Kết quả là tất cả các cơ quan liên quan đều có quyền thanh tra – kiểm tra nhưng không cơ quan nào chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện nếu xảy ra các vụ việc nghiêm trọng.

Các tỉnh thượng nguồn khó giữ rừng, còn tại các tỉnh thuộc khu vực trung lưu thì mọc dày những khu công nghiệp chưa hoặc có đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng vận hành không hiệu quả. Kết quả là các tỉnh ở khu vực hạ nguồn “lãnh đủ” chất thải. Đại diện UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, nhiều năm qua, nguồn nước tại khu vực hạ nguồn thuộc địa phương này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Các tỉnh thượng nguồn từ chối, còn các tỉnh hạ nguồn thì tỏ ra “bất lực” nên việc bắt tay bảo vệ nguồn nước con sông này của một số tỉnh, thành còn rất thờ ơ và mỗi địa phương làm một kiểu. Chính phủ thấy được thực tế này nên đã quyết định thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Nhưng đáng tiếc là hiện ủy ban này chưa thực hiện được các mục tiêu mà người dân và giới chuyên môn kỳ vọng.

Theo nguồn: thiennhien.net
Read more ...

BÍ ẨN VỀ NHỮNG CƠN MƯA ĐỘNG VẬT

Bạn sẽ thấy những cơn mưa động vật gồm cá, ếch, thậm chí là nhện ào ạt từ trên trời rơi xuống, xuất hiện khắp mọi nơi thậm chí vương cả trên cơ thể người

Đây là những cơn mưa động vật đã từng xảy ra ở một số ngôi làng trên thế giới trước sự ngỡ ngàng của người dân:

1. Mưa chim 


Thật khó để diễn tả là đáng kinh ngạc hay đáng sợ khi chứng kiến cảnh tượng hàng ngàn chú chim rơi đầy trời. Cơn mưa kì lạ này ở Bắc nước Ý vào tháng 1/2011 đã khiến nhiều người kinh hãi. 

Hầu hết những chú chim đều bất động khi được phát hiện. Chúng trông như đang ngủ say hoặc theo như một số giả thuyết là bị nhiễm độc. 
2. Mưa cá 


Ngày mùng 5/4/2014, một ngôi làng tại huyện Chilaw, Sri Lanka ở Nam Á bất ngờ xảy ra một trận “mưa cá”, cá lớn và nhỏ từ trên trời rơi xuống, khiến những người dân địa phương mà nhận được “món quà” bất ngờ này vừa kinh ngạc vừa hạnh phúc.

Nhiều người phải kinh ngạc khi khắp đường phố nơi nào cũng toàn là cá. Người dân tại một ngôi làng ở thị trấn Chilaw (phía tây Sri Lanka) cho biết họ đã nghe thấy những âm thanh lớn rơi trên mái nhà của mình. Ban đầu họ tưởng rằng đó là một cơn mưa đá, nhưng bất ngờ đó là một lượng lớn cá rơi từ trên trời xuống, giống như một cơn mưa. Những chú cá này thậm chí vẫn còn sống, chúng vùng vẫy trong sân nhà hay trong những bụi cỏ. Theo thống kê, khoảng hơn 50 kg cá đã trút xuống thị trấn này, số lượng cá này vẫn có thể sử dụng làm thức ăn. 

Lời giải thích cho hiện tượng mưa động vật kì quặc này thực chất rất đơn giản. Một trận lốc xoáy hoặc vòi rồng đã hút toàn bộ số cá ở ao hồ mà chúng đã đi qua, đưa chúng lên trời và chúng đã đáp xuống một khu vực khác nhờ những cơn mưa cách đấy khá xa. Thông thường các loài động vật nhỏ như cá con, ếch và các loài thủy sinh khác sẽ là nạn nhân của những trận lốc xoáy này. 

3. Mưa nhện 


Một trong những trận mưa kinh hoàng nhất đã xảy ra bất ngờ tại thị trấn Santo Antonio da Platina ở Brasil năm 2013. Cơn mưa nhện khiến nhện xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhện bò trên tóc, quần áo và dưới chân. Trận mưa hi hữu này đã trở thành một nỗi ám ảnh với nhiều người dân địa phương cho tới tận hôm nay.

Giới chuyên gia sau đó xác định chúng là loài Anelosimus eximius, thuộc loài cực hiếm do chỉ sống theo bầy. Chúng thường giăng những mạng nhện khổng lồ trên cây vào ban ngày và vào chiều muộn, theo Marta Fischer, chuyên gia sinh học về loài nhện thuộc Đại học Công giáo Parana (Brazil).

4. Mưa ếch



Năm 2015. ngôi làng Odzaci của Serbia chứng kiến một trận... mưa ếch kỳ lạ. Bầu trời tối xầm và nhiều người đã nói rằng họ đã chứng kiến tận mắt những con ếch, cá và tôm càng xanh từ trên trời rơi xuống. 

Miêu tả với tờ nhật báo Blic của địa phương, những người dân nói rằng họ tưởng như đã đến “ngày tận thế” khi hàng nghìn con ếch bỗng từ trên trời rơi xuống vùng đất họ đang sống.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG GIẾNG TRỤC SÂU

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học với quá trình bùn hoạt tính được áp dụng ngày càng hiệu 
quả. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều khuyết điểm khó khắc phục như: 
  • Diện tích công trình
  • Thời gian lưu nước lâu 
  • Hiệu quả chưa cao

 Phương pháp xử lý dùng giếng trục sâu do làm thay đổi cấu trúc của bể aerotank làm việc theo trục ngang thành làm việc theo trục đứng và khắc phục được khuyết điểm một số bể aerotank thông thường.
Nguyên lý và hoạt động của công nghệ xử lý nước thải bằng giếng trục sâu:

Để tạo ra giếng trục sâu, người ta khoan vào lòng đất 1 lỗ thẳng đứng sâu từ 50 - 150 m với đường kính từ 1 - 6 m và được phân thành 2 phần trong và ngoài vách ống.


Hình: Cấu tạo và hoạt động của giếng sâu


Nước thải và bùn hoạt tính đưa vào phía trên của giếng và chuyển động đi xuống dọc theo phân bể ở phần trong, khi xuống đến đáy hỗn hợp nước - bùn đổi hướng lên theo phần ngoài của giếng. Hỗn hợp nước thỉa và bùn hoạt tính chuyển động lên xuống ở trong giếng là nhờ việc sục gió.

Trước tiên người ta bơm không khí vào phần ngoài của bể ở một độ sâu nhất định ( 10 - 30 m) để tạo hiệu ứng nâng của không khí và nhờ vậy sẽ bắt đầu của quá trình vận chuyển của dòng chảy nước - bùn. Sau đó không khí được bơm vào phần trong ( hướng dòng đi xuống ) ở độ sâu thấp hơn so với  vị trí bơm vào phần ngoài để tạo dựng và duy trì hoạt động bình thường. Cùng lúc đó lượng không khí bơm vào phần ngoài được giảm xuống từ từ. Nhờ vào sự khác biệt về tỉ lệ trống không khí giữa 2 phần hướng lên và hướng xuống dưới mà sự lưu  thông tuần hoàn của dòng chảy được duy trì.

Thông thường người ta duy trì dòng chảy tuần hoàn này khi tốc độ của dòng chảy đã đạt tới 1 - 2 m/s. Vì nếu để dòng chảy đạt giá trị lớn hơn, các bọt khí sẽ xuất hiện và phát triển mạnh làm xáo trộn dòng tuần hoàn
Read more ...

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

THÊM TIÊU CHÍ ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tác động môi trường ( DTM ) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Ngày 24/03, tại TP Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Lồng ghép tiêu chí đa dạng sinh học trong đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam”.
Theo nội dung đánh giá, Việt Nam là quốc gia giàu có phong phú về đa dạng sinh học (ĐDSH) và được giới khoa học đánh giá là một trong 10 trung tâm ĐDSH phong phú nhất trên thế giới. Tính đa dạng về hệ sinh thái (rừng, biển, đất ngập nước), sự phong phú và giàu có về các loài và nguồn gen sinh vật, sự sẵn có của các hệ thống các dịch vụ sinh thái và kiến thức địa phương về quản lý và sử dụng tài nguyên đã làm cho ĐDSH có vai trò, giá trị vô cùng to lớn đối với đời sống nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội, nhất là lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, dược liệu và dịch vụ.


Ngày nay, ĐDSH được xem là “vốn tự nhiên” cho giảm nghèo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và mất an ninh lương thực mà nhiều khu vực, quốc gia đang phải đối mặt.

Bảo tồn ĐDSH đã trở thành một chính sách quan trọng của nhà nước. Quyết tâm và cam kết bảo tồn ĐDSH của Việt Nam được thể hiện qua sự hiện diện của các cơ cấu quản lý ĐDSH từ trung ương đến địa phương, với hệ thống hơn 160 khu bảo tồn đã được thành lập, và Luật ĐDSH 2008 cùng nhiều khung chính sách, quy định khác. Tuy vậy, tài nguyên ĐDSH của Việt Nam liên tục bị suy giảm và suy thoái dưới áp lực của gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và nhất là sự đánh đổi với ưu tiên phát triển kinh tế trong các thập kỷ gần đây.

Nhiều diện tích rừng tự nhiên, đất ngập nước đã bị chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp quy mô lớn hay xây dựng cơ sở hạ tầng; dòng chảy tự nhiên các con sông bị chặn lại để xây dựng thủy điện, … đã cho thấy vai trò và giá trị của ĐDSH đã không được xem xét và đánh giá đầy đủ trong quá trình lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như ra quyết định của các dự án phát triển. ĐDSH cũng bị xem nhẹ trong đánh giá môi trường chiến lược đối với các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển.

Bà Lê Hoàng Lan, Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam, cho rằng đánh giá chung về một số bất cập về đánh giá ĐDSH trong quy trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hiện nay không cân nhắc đúng mức các vấn đề nhạy cảm với môi trường khi lựa chọn vị trí triển khai dự án, đặc biệt không đánh giá khả năng chịu tải môi trường và tính đặc thù của hệ sinh thái; Chỉ tập trung vào các hệ sinh thái cần được bảo vệ mà không chú ý đến các hệ sinh thái không được ưu tiên bảo vệ; Không đưa ra được các đánh giá về những thay đổi ĐDSH do tác động của dự án so với những thay đổi có thể xảy ra khi không có dự án.

“Giá trị dịch vụ sinh thái chưa được xem xét đầy đủ, do đó không cung cấp cơ sở khoa học và thực tế để đề xuất phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng và bồi hoàn ĐDSH”, bà Lan nhấn mạnh, “Do kết quả đánh giá tác động không cụ thể và có xu hướng giảm nhẹ (hoặc coi là bất khả kháng) nên các biện pháp giảm thiểu cũng mang tính lý thuyết, không đủ tin vậy về tính khả thi và hiệu quả thành công.”

Những khó khăn khi thực hiện ĐTM đến ĐDSH được ông Phạm Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định&Đánh giá Tác động Môi trường, đưa ra là chưa có các hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động đến ĐDSH cho một số loại hình dự án; không có hệ thống số liệu về ĐDSH liên quan đến khu vực dự án, khu vực phụ cận; loại hình dự án nào cần thực hiện ĐTM đến sinh học chưa được quy định, v.v…

Theo các đại biểu, đánh giá và giảm thiểu tác động ĐDSH của các chính sách và dự án phát triển là một yêu cầu quan trọng cho bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững ĐDSH. Yêu cầu này đồng nghĩa với sự cần thiết phải thể chế hóa và lồng ghép nội dung đánh giá tác động ĐDSH trong các quy định về đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường của Luật Bảo vệ Môi trường 2015 (sửa đổi).

Bà Lan khuyến nghị cần chú trọng việc dự báo tác động đến ĐDSH khi thực hiện dự án phát triển trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) để nâng cao hiệu quả của dự báo tác động đến môi trường khi thực hiện dự án phát triển. Đặc biệt áp dụng việc tiếp cận hệ sinh thái và cân nhắc dịch vụ hệ sinh thái phải được coi là nội dung quan trọng trong phương pháp luận ĐTM và ĐMC.
Read more ...

" CÔNG NGHỆ LÀM ĐẸP " RAU MUỐNG CHẾT NGƯỜI

Chỉ cần ít thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật và lượng lớn luyn, nhớt bẩn “tẩm” vào là trong một tuần đã có loại rau muống “tuyệt hảo” như ý.

Pha thuốc để phun cho rau

Không ai nghĩ rằng những cọng rau muống dài, bóng mượt, xanh non mà rất nhiều người dân đang sử dụng trong bữa ăn hàng ngày lại là sản phẩm của một “công nghệ làm đẹp” đầy nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

“Công nghệ làm đẹp” rau muống bằng cặn nhớt, nước bẩn

Đi một vòng qua các quận, huyện ngoại thành TP.HCM có thể dễ dàng ngắm được những cánh đồng rau muống xanh mướt trải rộng ngút ngàn. Đây là những “vựa” cung cấp cho thành phố và các tỉnh lân cận hàng trăm tấn rau muống mỗi ngày. Thế nhưng, ít ai nghĩ rằng, đằng sau những cọng rau xanh mượt, ngọn vươn dài, mơn mởn… lại là cả một “công nghệ” trồng trọt kinh hoàng.

Theo chân anh Minh, người có thâm niên hơn chục năm sống bằng nghề trồng rau muống, chúng tôi tìm đến phường Thạnh Xuân, Q.12, nơi được ví von như “thủ phủ” của rau muống. Anh Minh cho rằng, việc trồng rau muống khá đơn giản, chỉ tỉa giống xuống ruộng một lần rồi cứ thế thu hoạch trong nhiều đợt. Còn với rau muống nước thì cứ thả dây muống giống, gặp nước thì dây tự ra rễ, kết lá rồi vươn dài phủ kín mặt nước.

Nước càng ô nhiễm, rau sinh sôi càng nhanh. Công việc tưới nước vào buổi sáng là cho rau chịu được ánh nắng suốt ban trưa. Chiều tiếp tục tưới để cho về đêm, rau vươn mình cho kịp sáng hôm sau thu hoạch. Phun thuốc cũng vậy, hoặc sáng sớm, hoặc chiều tối để không bị sốc thuốc hay làm ảnh hưởng đến người khác.

Với “kinh nghiệm” ấy, các nhà vườn thi nhau đánh thuốc dồn dập để cho cây rau phát triển. Đợt rau đầu của loại rau muống tỉa ruộng thường không ngon, dai và có nhiều mủ. Tuy nhiên, những đợt kế tiếp, nhờ “công nghệ” hiện đại mà việc trồng rau muống trở thành một “nghệ thuật” chứng tỏ “đẳng cấp” của nông dân và rau muống bán chạy hơn.

Sau khi cắt đợt đầu xong, để cho gốc rau nhú mầm mới, người chăm sóc sẽ tưới lên rau một lớp nhớt thải của xe máy pha với nước rửa chén theo tỷ lệ 1.000m2 rau thì cần 4 - 5 lít nhớt thải và một ít nước rửa chén. Hỗn hợp này được hòa tan trong nước trước khi phun đều trên ruộng. Công đoạn này có tác dụng diệt trừ các con rầy bám lá.

Ngày hôm sau, các loại phân kích thích gốc rễ, mầm chồi sẽ được tưới thêm một lần nữa. Sau khi rau được khoảng 5 - 7 ngày trở đi thì các loại thuốc trừ sâu như: Fortazeb, Mexyl MZ... sẽ được phun lên. Trong số đó, có cả những loại hóa chất không tên tuổi từ Trung Quốc để trừ sâu bệnh. Nếu vẫn không hết sâu bệnh thì tiếp tục “tạt” thuốc nặng “đô” hơn. Tiếp đó, sẽ cho thuốc mềm cọng, mập cọng, đẹp lá để kích thích rau. Trước khi thu hoạch 3 ngày, một loại thuốc “siêu vượt” được tưới đều. Nếu sáng hôm sau cắt rau thì đêm trước đó, ruộng rau được “tạt” thêm một lần thuốc cuối cùng là thuốc làm đẹp với công dụng làm xanh rau, đều cọng, đứng cây.

Gần nhà anh Minh, chị Ba Hiền có hơn chục ruộng rau xanh mượt với “bí kíp” trồng rau không kém cạnh gì. Chị dùng chủ yếu là cặn nhớt và nước rửa chén, trộn lẫn 2 chất lỏng đen, vàng theo tỷ lệ 5 nhớt, 1 nước rửa chén và 10 nước ruộng vào thành hỗn hợp, sau đó vẫy đều trên đám rau để diệt trừ sâu bọ, kích rễ gốc rau.

Chỉ còn ngày nữa là thu hoạch nên phải cho viên sủi thì rau mới tăng trưởng kịp. Chị Ba Hiền móc ra túi đen nhỏ đeo lủng lẳng bên bình xịt, bên trong là 4 viên thuốc giống như viên C sủi. Chị xé 2 viên cho vào bình xịt 12 lít đang đựng nước ruộng rồi thêm một gói thuốc gì đó không rõ nhãn hiệu.

Chị cho biết cần đánh thuốc của Trung Quốc thì sau một đêm, cọng rau dài 10 cm. Thuốc này còn có công dụng làm cho cây rau dai, lá rau không bị dập khi vận chuyển nên trước khi thu hoạch, nông dân thích “xài” loại thuốc này. Đề phòng trời mưa làm trôi thuốc hết, người dân còn dùng một loại sữa để giúp thuốc bám vào lá, thân rau. Trước khi cắt rau đi bán, bên cạnh việc dùng thuốc đánh trắng cho cây rau đẹp hơn thì người dân còn dùng thuốc đánh rụng các lá vàng, úa.

Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật, trong dầu nhớt có chứa nhiều hydrocacbon. Chất này sẽ giúp nước trong rau khó bay hơi. Vì vậy khi phun dầu nhớt với nồng độ nhẹ lên rau, nhớt sẽ phủ lớp mỏng trên bề mặt thân và lá rau, làm rau muống có màu xanh mướt, tươi lâu và không bị sâu ăn lá. Một nguyên nhân khác, dầu nhớt được sản xuất từ dầu thô, có nhiều chất có cấu trúc đa vòng. Chất có chứa cacbon đa vòng lại được xem là chất gây ra các căn bệnh ung thư. Khi phun nhớt đã qua sử dụng lên rau muống, chất độc hại cũng đồng thời được hấp thu vào rau, vào trong đất, nước gây ô nhiễm và làm thoái hóa nặng nề môi trường.

Thế nhưng, với cái lý của những người trồng rau, chị Ba Hiền bảo: “Chúng tôi có biết việc phun thuốc, luyn, nhớt như vậy là độc hại nhưng người ta vẫn mua và ăn rau muống mỗi ngày. Không cho thuốc tăng trưởng lấy đâu ra rau mà bán, lấy đâu rau để bà con ăn”.

Không dám ăn rau nhà

Ở các quận, huyện vùng ven như Hóc Môn, Củ Chi, Q.12, Gò Vấp, Bình Chánh… ruộng rau muống tập trung ở những cánh đồng lớn, len lỏi vào khu dân cư, các ao nước tù, miệng cống xả thải của các nhà máy, bên cạnh nghĩa địa… Khoảng 15 - 20 ngày nông dân thu hoạch một lứa rau. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhìn chung, các ruộng rau được trồng theo “công nghệ hiện đại”: hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu và nhớt thải công nghiệp.

“Ở đây, ruộng nào dùng thuốc hay không dùng đều dễ dàng phân biệt”, bà Vân, một người dân ở đường Đình Quới An, khu phố 2, phường Thạnh Xuân, Q.12 cho biết. Cũng như bà Vân, nhiều người dân ở gần những ruộng rau muống này đều không dám ăn rau vì quá hãi hùng khi ngày ngày chứng kiến cảnh cây rau bị đầu độc.

“Rau bị ô nhiễm nặng nên ăn vào nhẹ thì bị “tào tháo đuổi”, có trường hợp còn bị ngộ độc thực phẩm nên ai cũng sợ, chẳng ai dám ăn và dám mua cái thứ rau muống bẩn này”, bà Vân nói. Để giải quyết bài toán rau sạch, nhiều người dân tự trồng một đám nhỏ để ăn, không dùng thuốc, hóa chất. Hình thức tuy xấu nhưng rau an toàn về chất lượng.

Với những nhà trồng rau muống để kinh doanh, họ chuyển rau đi tiêu thụ tại các chợ, nhà ăn ở công ty, khu công nghiệp hoặc tuồn về các tỉnh miền Tây… Một lái buôn cho biết, các làng rau ở TP.HCM cung cấp ra thị trường tiêu thụ hàng trăm tấn rau muống bẩn mỗi đêm. Vì thế, cũng đơn giản để hiểu rằng, tại sao trong khu công nhân hay có những vụ ngộ độc tập thể. Có một thực tế rằng, người nông dân dùng thuốc tăng trưởng nguy hại, nhớt thải công nghiệp để chăm bón rau nhưng họ làm theo cảm tính, phong trào chứ hoàn toàn không biết gì về nguồn gốc, chức năng của các loại thuốc, nhất là thuốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Chính quyền ở các quận, huyện có những vựa rau muống lớn than rằng, dù thường xuyên kiểm tra, nhưng rất khó để phát hiện người dân dùng thuốc quá liều hay dùng nhiều loại thuốc. Khi thanh tra các khu vực trồng rau, người dân thường không hợp tác, hễ thấy người lạ là họ bỏ chạy hết. Vì vậy, những cọng rau muống lá non và xanh mơn mởn được trồng bằng những thứ chất thải độc hại của khu công nghiệp, thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu, luyn, nhớt… đang ngày một đầu độc người tiêu dùng. Sức khỏe, tính mạng của người dân, có khi đang “treo” trên từng cọng rau muống.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

KHỦNG HOẢNG NƯỚC TRẦM TRỌNG TRONG TƯƠNG LAI GẦN

Theo chúng ta đã biết nước có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của tất cả sinh vật trên Trái Đất, kể cả con người, chúng ta không thể sống nếu như không có nước. Nhưng hiện nay môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, kèm theo đó là khí hậu ngày càng biến đổi khắc nghiệt hơn làm cho nguồn nước đặc biệt là nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt dần. Nhưng ít ai có thể nhận biết được rằng nước không phải là nguồn tài nguyên vô hạn và chúng ta sẽ sống như thế nào nếu không có nước ?
Dự đoán các quốc gia trên thế giới sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nước đến 40% trong khoảng 15 năm tới, do tình trạng đô thị hóa, tăng trưởng dân số và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng lên.



Người dân ở Bangalore, Ấn Độ, chờ lấy nước sạch và đựng nước trong bình nhựa. (Ảnh: AFP)

Đến năm 2050, 2/3 dân số thế giới sẽ sống tại thành phố và các khu đô thị. Chính vì vậy mà nhu cầu dùng nước ước tính sẽ tăng 55%, chủ yếu từ nhu cầu phát triển đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với yêu cầu tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh môi tường.

Cũng tại thời điểm năm 2050, thế giới sẽ phải tạo ra nguồn lương thực tăng 60%. Trong khi đó, nhu cầu nước trên toàn cầu cho hoạt động công nghiệp sẽ tăng 400%. Toàn bộ dân số trên thế giới cần sử dụng năng lượng tăng 70%.

Quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số và nhu cầu nước ngày càng tăng nhằm phục vụ cho sản xuất lương thực, năng lượng và công nghiệp là những yếu tố gây ra tình trạng thiếu nước. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, con người sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp nước đến 40%. Sự cạnh tranh ngày càng lớn đồng nghĩa rằng các biện pháp quản lý hiệu quả hơn mới có thể đảm bảo nhu cầu dùng nước cần thiết của mọi người.

"Chúng ta phải quản lý và sử dụng nguồn nước hợp lý. Nếu dùng nước để tưới tiêu và xử lý đất nông nghiệp với lượng ít hơn, điều đó có thể cung cấp nước phục vụ cầu của nhiều người khác", Reuters dẫn lời Richard Connor, tác giả chính của Báo cáo Phát triển Nước Thế giới,đã  nói.
Read more ...

TRỒNG CÂY XANH ĐỂ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Chỉ cần trồng 03 cây xanh đúng cách quanh nhà, bạn có thể tiết kiệm đến 25% năng lượng cho làm mát và sưởi ấm.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” - lời dạy của Người đã ăn sâu vào tâm khảm của nhiều thế hệ, vì tất cả mọi người đều biết rằng trồng cây là việc làm ít tốn kém mà lợi ích mang lại vô cùng thiết thực. Cây xanh không những giúp chúng ta cải thiện, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, cung cấp thực phẩm, gỗ và hơn thế nữa, cây xanh còn giúp chúng ta tiết kiệm được năng lượng.



Cây xanh đường phố giúp tiết kiệm năng lượng như thế nào?

Theo quy hoạch đô thị thì cây xanh được trồng dọc theo vỉa hè đường phố, cứ 9 đến10m (2 lô đất) có 1 cây xanh. Khi cây lớn, khoảng 4 đến 5 tuổi sẽ cho bóng mát, giúp khu phố được mát mẻ, mỹ quan, giảm tiếng ồn và ô nhiễm. Ngày nay, cây xanh được ươm trồng ở vườn ươm đến khi đã lớn, khoảng 4 đến 5 năm tuổi mới đem trồng nên sự phát triển của chúng rất nhanh và còn tránh được các tác nhân gây hư hỏng khi cây còn nhỏ.
Cây xanh đường phố sẽ giúp ngăn chặn sự hấp thụ năng lượng từ ánh nắng mặt trời và tạo bóng râm mát vào mùa hè; Hấp thụ năng lượng mặt trời và làm mát không khí; Làm giảm việc luân chuyển khối không khí nóng vào mùa hè và chắn gió lạnh vào mùa đông.
Những điều này rất dễ hiểu nếu chúng ta tưởng tượng đang sống trong một ngôi nhà mặt phố ở hướng Tây, với các trường hợp vỉa hè có trồng cây xanh và không trồng cây xanh. Ở thành phố Đà Nẵng và nhiều thành phố khác ở miền Trung, mặc dù các đơn vị quản lý đô thị đã đầu tư trồng cây trên các vỉa hè nhưng người dân vẫn sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để trồng thay cây mới lớn hơn, tạo bóng mát ở vỉa hè đường, ngay trước cửa nhà, nhằm tạo mỹ quan và tiết kiệm năng lượng.
Theo ông Thanh, chủ kinh doanh các loại cây xanh ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng: “Ngày nay, các cơ quan và người dân đến mua cây đã lớn, khoảng 7-10 năm tuổi về trồng ở vỉa hè đường phố rất nhiều, loại cây được ưa chuộng nhất là cây sưa, giá từ 3 triệu đến 10 triệu đồng tùy đường kính thân cây. Tuy nhiên, các gia đình và cơ quan cũng cần lưu ý là phải xin phép Công ty Công viên cây xanh Đà Nẵng trước khi trồng để có sự quản lý và đảm bảo mỹ quan chung”.
Rõ ràng, mọi người dân đều ý thức được nếu nhà nhà trồng cây xanh thì bộ mặt của đô thị không những được cải thiện mà các hộ gia đình còn giảm được việc sử dụng máy điều hòa, quạt làm mát, sẽ tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ trong mùa hè.
Vấn đề cây xanh và tiết kiệm năng lượng đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu của tổ chức USDA Forest Service, Center of Urban Forest Research là một ví dụ điển hình. Theo đó, tổ chức này đưa ra kết luận rằng, khi đầu tư 1$ cho cây xanh sẽ mang lại 1,31$.
Cây xanh và tiết kiệm điện gia đình
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, chỉ cần trồng 03 cây xanh đúng cách quanh nhà, bạn có thể tiết kiệm đến 25% năng lượng cho làm mát và sưởi ấm. Ngoài ra, trồng cây trong vườn nhà cho chúng ta nhiều lợi ích: Tạo bóng râm mát, giảm gió lạnh vào mùa đông, thu hút các loài chim và động vật, làm sạch không khí, chống xói mòn đất, làm sạch nước và còn tạo vẻ đẹp thiên nhiên cho gia đình và cộng đồng.
Đặc biệt, vào mùa hè, ngoài che mát, cây xanh còn tạo môi trường sạch, mát nhờ vào sự bốc hơi nước từ bề mặt lá và sự quang hợp của cây xanh (thu khí cacbonic và nhả khí ôxi); điều này đã giúp các gia đình giảm đáng kể một khoản tiền do tiết kiệm điện.
Tuy nhiên, để việc tiết kiệm năng lượng sớm mamg lại hiệu quả, nhiều hộ gia đình thay vì phải trồng cây đến mười năm mới mang lại lợi ích như mong muốn, họ tìm đến các doanh nghiệp chuyên nghiệp ươm tạo và chăm sóc cây trồng; người mua chỉ cần bỏ chi phí là có thể sở hữu cây có tuổi theo ý thích của mình.
Một số hộ gia đình khác đầu tư chăm sóc cây do thành phố trồng, để nhanh chóng hưởng những thành quả do cây xanh mang lại, đặc biệt đối với vấn đề tiết kiệm điện năng của gia đình.
Rõ ràng, việc trồng cây xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi hộ gia đình và cộng đồng, trong khi chi phí bỏ ra không đáng kể hoặc có thể chấp nhận được so với lợi ích mang lại.
Vì vậy, mỗi một người dân, các cơ quan, các cấp chính quyền hãy quan tâm hơn nữa đến việc trồng cây xanh, nhằm chung tay, góp sức vào công cuộc tiết kiệm năng lượng của chính mình và vì một môi trường đô thị trong lành, xanh, đẹp.
Theo nguồn: moitruong.com.vn
Read more ...

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI THÀNH NĂNG LƯỢNG SẠCH

Rác thải đang là một vấn đề lo ngại cho mỗi quốc gia, mỗi năm lượng rác thải rắn thải ra càng nhiều và các bãi rác chiếm diện tích ngày càng lớn, kèm theo đó là phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho việc xử lý.
Hàng trăm bãi rác bốc mùi hôi đang là vấn đề môi trường đáng lo ngại ở Canada. Đó không chỉ là mùi hôi mà là khí carbon dioxide (CO2) thoát ra từ quá trình rác phân hủy. Ước tính, hàng năm mỗi bãi rác giải phóng 25 triệu tấn CO2 - tương đương lượng khí thải của 5,5 triệu chiếc xe hơi. Các phương pháp nhằm giảm hoặc tái sử dụng tất cả loại rác thải từ rác hữu cơ đến chất thải phóng xạ được đưa ra ngày càng nhiều. Với các công ty kinh doanh ở đất nước Bắc Mỹ này, rác có thể là “kho báu” mang đến nguồn năng lượng có giá trị thương mại lớn và vật liệu tái sử dụng.


Xử lý rác thành nhiên liệu theo phương pháp Verti-gro.(Ảnh: fieldviewfarmllc)

Sau nhiều năm triển khai các dự án quản lý rác thải ở nước ngoài, một số công ty Canada nhận ra rằng đã đến lúc giải quyết tình trạng rác thải đổ đống trên “sân nhà”. Tập đoàn Năng lượng Plasco ở thành phố Ottawa được cấp bằng sáng chế cho công nghệ plasma để chuyển rác thải đô thị thành điện năng. Quy trình này đã được áp dụng cho một nhà máy ở ngoại ô Barcelona (Tây Ban Nha). Đầu năm tới, Plasco sẽ vận hành thử một nhà máy xử lý rác liên doanh với chính quyền Ottawa trị giá 27 triệu USD ở thành phố này. Theo Brod Bryden, Tổng Giám đốc điều hành Plasco, Canada đang bắt kịp châu Âu về việc đem lại “màu xanh” cho các bãi rác. Công nghệ của Plasco sẽ chuyển 1 tấn rác thành năng lượng đủ dùng cho một hộ gia đình trong 45 ngày. Trong quá trình xử lý, một tấn rác này cũng cho ra 150 kg vật liệu rắn, trơ thích hợp dùng trong các dự án xây dựng, 5 kg lưu huỳnh nguyên chất, 200 kg nước thải và 300 g kim loại nặng không dùng được.
Một công ty khác đang thực hiện các dự án chuyển-rác-thành-nhiên liệu ở ngoài Canada là Richway Environmental Technologies, được biết đến với công nghệ biến rác thải hữu cơ, như rơm, thành điện và hạn chế khí thải trong quá trình xử lý. Richway cho biết nhiều nhà đầu tư đã tìm đến đặt vấn đề liên doanh xây dựng các nhà máy tại British Columbia và Calgary. Tập đoàn Global Green Solutions của Mỹ sắp thương mại hóa công nghệ Verti-gro kết hợp ánh nắng, tảo và CO2 để sản xuất dầu thực vật và sau đó có thể được chuyển thành nhiên liệu sinh học. Một nhà máy thí điểm trị giá 3,5 triệu USD vừa được khởi công ở bang Texas. Theo Global, các giải pháp xử lý thông thường chỉ tạo ra 68 tấn dầu bắp trên mỗi 0,4 ha đất canh tác trong khi Verti-gro tạo ra 680 tấn trên cùng diện tích.

Trong khi một số doanh nghiệp tập trung chuyển đổi rác thải thường ngày thành nhiên liệu hoặc vật liệu mới, một số khác đang tìm cách xử lý rác thải độc hại thành vật liệu an toàn. Chẳng hạn, tập đoàn AMEC ở British Columbia đang thiết kế cơ sở làm sạch rác thải tại nhà máy sản xuất plutonium thời Thế chiến II ở bang Washington.

AMEC đang sở hữu công nghệ GeoMelt sử dụng nhiệt độ khoảng 2.000oC để nấu chảy chất thải rắn mà khi cứng lại thành chất rắn giống thủy tinh có thể chôn trong đất hoặc tái chế. “Đây là công nghệ xử lý chất thải phóng xạ độc nhất vô nhị”, John Stephens quản lý dự án cho biết. Dự án ở Washington sẽ kéo dài trong 2 năm, thời gian đủ để chứng minh tính hiệu quả của công nghệ GeoMelt với Bộ Năng lượng Mỹ trước khi ký hợp đồng hỗ trợ làm sạch địa điểm này vào năm 2028.
Read more ...

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

GIỮA THỦ ĐÔ, DÂN SỐNG CHUNG VỚI MUỖI

Dân gian hay có câu "về U Minh muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội như bánh canh" Nói tới muỗi là người ta cứ liên tưởng đến rừng U Minh. Nhưng không chỉ ở vùng đó người dân đã quen với muỗi mà nhiều năm nay hơn 16.000 người dân tại Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) cũng phải sống chung với muỗi. Người dân nơi đây cũng bắt đầu hình thành thói quen tối đánh thuốc muỗi, sáng dậy quét muỗi, dọn dẹp nhà cửa.

Ngao ngán thở dài, chị Đào Thị Huyền, 42 tuổi (Tứ Liên, Tây Hồ) cho biết, chị về đây ở chưa đầy 1 năm nhưng đã quen với cảnh sống chung với muỗi. "Thời gian mới về ở, nhìn thấy muỗi bám đen kịt trên tường, chỉ muốn dọn đi nơi khác sinh sống. Nhất là những hôm trời nồm, cả nhà phải mắc màn ăn cơm. Cứ diệt chúng nó lại đến, mỗi ngày một đông", chị Huyền nói.

Cách đó không xa là gia đình ông Phạm Văn Bắc cũng đang chật vật xịt muỗi từ trong nhà ra đến ngoài sân. Ông Bắc cho biết, nguyên nhân dẫn đến nạn muỗi khủng khiếp là do con kênh nằm giáp ranh giữa phường Quảng An và phường Tứ Liên (Tây Hồ) đã tồn tại từ nhiều năm nay. Cách đây hai ngày, chính quyền địa phương cũng cho người đi xịt thuốc muỗi khắp nơi nhưng không ăn thua. "Sống mãi rồi cũng thành quen. Chỉ khổ thân bọn trẻ con. Ăn ngủ rất vất vả. Những hôm trời mưa, muỗi bay vào nhà. Cứ rũ quần áo là thấy muỗi", ông Bắc chia sẻ thêm.

            
                      Sau mỗi đêm đánh thuốc, muỗi nằm chết la liệt trên nền nhà.

Bà Trần Thị Dật, Tổ trưởng dân phố 32, cụm 5, phường Tứ Liên, Hà Nội cho biết, tình trạng muỗi nhiều gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây đã nhiều năm nay. Những ngày trời nồm ẩm hoặc ngày hè oi bức; mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. "Con kênh ngày càng ô nhiễm trầm trọng là do một số người dân ý thức kém, vứt rác bừa bãi. Phường đã nhiều lần tổ chức phát quang hai bên bờ kênh, vớt rác thải nhưng đâu lại vào đấy", bà Dật cho biết thêm.

            
Nhiều năm nay, người dân Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) phải chịu cảnh sống chung với muỗi và rác thải.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Bách - Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Tứ Liên cho biết, phường và các ban ngành liên quan thường xuyên tổ chức phun thuốc diệt muỗi, nạo vét kênh mương. Tuy nhiên khi thuốc hết hiệu lực cộng với việc xả rác bừa bãi của người dân khiến tình trạng muỗi không có dấu hiệu thuyên giảm.

Đâu đâu cũng thấy muỗi

                

               

                             Những con còn sống bám đen kịt trên cửa sổ...

              

... và trên tường nhà.

             

Muỗi bám dày đặc trên vòi nước của một hộ dân

             

Các hộ gia đình thường xuyên phải giũ đồ, dọn dẹp nhà cửa để tránh muỗi phát sinh.

              

Sau thời tiết mưa phùn, nồm ẩm dài ngày, lượng loăng quăng trên dòng kênh này phát triển rất nhiều.

Nếu tình trang này kéo dài và không được khắc phục nhanh chóng thì không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân sống trên địa bàn mà còn đe dọa đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là đối với trẻ em.
Read more ...

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Sốc: Đạp xe từ Việt Nam đến Pháp vì môi trường


Vào tháng 2/2015, Simon Nelson (người Scotland) và Nguyễn Thị Kim Ngân (Việt Nam) khởi hành chuyến đi bằng xe đạp từ thành phố Hồ Chí Minh tới Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc (COP21) tại Paris, Pháp. Hành trình đạp xe sẽ kéo dài 9 tháng, qua 11 quốc gia và hơn 15,000km. 


Hai người sẽ thu thập những thông điệp từ những người họ gặp trên hành trình đạp xe nhằm thúc giục những người tham gia hội nghị tại Paris có hành động cần thiết để ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu.

Theo như Simon “Việt Nam là một trong những quốc gia gánh chịu nặng nề bởi thảm họa biến đối khí hậu. Nếu không có hành động mạnh mẽ để dừng lại sự ấm lên toàn cầu thì đất nước này sẽ phải đối mặt với một tương lai rất ảm đạm. Hội nghị tại Paris thật sự là cơ hội cuối cùng cho thế giới ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu. Chúng tôi hy vọng rằng qua những câu chuyện nổi bật của những người đã phải gánh chịu hậu quả của biến đối khí hậu, chúng tôi có thể truyền cảm hứng cho người dân ở Việt Nam và trên toàn thế giới để có hành động của riêng mình nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu và giúp đảm bảo hội nghị đồng ý đưa ra hành động cấp thiết để ngăn ngừa thảm họa này.” 

Đối với Kim Ngân: “Thời gian cực kỳ cấp bách để con người hành động giải cứu thế giới trước khi mọi chuyện quá trễ.”

Trong chuyến đi này, Simon và Kim Ngân sẽ gây quỹ nhằm giúp đỡ các dự án phù hợp cho cộng đồng cư dân Việt Nam đã phải gánh chịu tác động của biến đối khí hậu. Họ cũng sẽ nâng cao sự nhận thức về biến đổi khí hậu qua những sự kiện nói chuyện tại trường học và các cuộc gặp tại địa phương. 

Mục đích của chuyến đi này nhằm nâng cao nhận thức về thảm họa biến đổi khí hậu và truyền cảm hứng cho mọi người hành động ngăn chặn thảm họa này. 
Theo nguồn: moitruong.com.vn

Read more ...

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 2 GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG

Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng nhà máy này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

Nằm giáp biển và bên cạnh Quốc lộ 1A, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thuộc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư có tầm vóc của một trung tâm công nghiệp năng lượng. Nhưng ít ai biết đằng sau đó là nỗi nhức nhối của người dân về vấn đề môi trường. Những cột khói đen liên tục xả ra từ nhà máy gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ở phía Bắc huyện Tuy Phong. Nhất là gần đây, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 còn cho xe vận chuyển xỉ than ra đổ dọc đường và đổ tràn lan ở bãi tập kết. Bãi xỉ không được xử lý theo đúng quy định, nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.


             
            Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đặt tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong

Chịu thiệt hại nặng nhất là khu dân cư thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân. Khu dân cư này nằm ngay dưới bãi xỉ khổng lồ, cách nhà máy chưa đầy 1km. Mỗi khi có gió lớn, người dân phải hứng chịu những trận “bão xỉ” mù mịt. Nhà nào cũng phải suốt ngày đóng cửa. Cây cối, hoa màu dính đầy bụi xỉ, ngả vàng và héo dần.

Chị Trần Thị Thanh Tuyền, người dân thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân bức xúc: "Bụi đóng thành cục. Từ cây trái cho tới cây trôm lấy mủ đều không thể ra hoa, kết trái và rụng hết lá. Nói chung cả gia đình tôi không ăn được, không uống được, cũng không làm gì được hết".


              
       Sản xuất nông nghiệp và môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, cuộc sống người dân lâm vào cảnh khó khăn. Nguồn nước sinh hoạt hằng ngày cũng không thể sử dụng do ô nhiễm bụi xỉ. Để đảm bảo, nhiều người phải mua nước lọc đóng bình sử dụng cho việc ăn uống.

Bà Nguyễn Thị Sách, người dân xã Vĩnh Tân cho biết: "Bây giờ, những bãi xỉ này, hễ có gió thổi qua là bụi bay luôn vào nhà. Nước cũng đen thui khiến chúng tôi không dám nấu ăn mà phải dùng nước lọc. Nước này tắm cũng bị ngứa. Sớm muộn những người dân sống trong bầu không khí này như gia đình tôi cũng sẽ nhiễm bệnh".


                   
                                 Khi có gió, bụi xỉ bay mù mịt lan tỏa xuống khu dân cư

Từ ngày hình thành bãi xỉ than thải ra từ nhà máy nhiệt điện, người dân địa phương cảm thấy bất an cho sức khỏe của gia đình mình. Dẫu biết rằng nếu sống ở đây lâu ngày, trước sau gì rồi cũng mang bệnh, nhưng thật sự thì người dân không biết dời đi đâu. Ông Phạm Văn Tuấn, người dân xã Vĩnh Tân buồn bã: "Mọi người đều lo lắng bệnh tật ai cũng biết hít như vậy là ảnh hưởng đến đường hô hấp. Tuy nhiên, người dân chúng tôi biết phải đi đâu mà đành chấp nhận sống chung. Còn con cái, chúng tôi phải chuyển đi đến nơi khác ăn học".

Chính quyền địa phương cho biết đã nhận đơn phản ánh của người dân trong xã. Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tân đã báo cáo tình hình lên cấp trên nhưng đến nay vẫn chưa thấy Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân khắc phục.


                   
                        Xe chở xỉ than từ nhà máy vào bãi xỉ cách Quốc lộ 1A chưa đầy 1 km

Ông Nguyễn Thanh Sang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong cho biết: "Trước tình hình đó, chính quyền địa phương cũng như là huyện kể cả tỉnh cũng đã quan tâm, thành lập nhiều tổ giám sát, các đoàn kiểm tra và yêu cầu Ban quản lý nhà máy nhiệt điện có biện pháp tăng cường việc xử lý môi trường để giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua vấn đề đó vẫn chưa được khắc phục và xử lý triệt để".




Read more ...

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

ĐỘC: NƯỚC UỐNG CHIẾT XUẤT TỪ NƯỚC THẢI

Nước cống - bia

Nghe qua thì khó mà tin được sắp tới đây một loại bia sẽ được nấu từ nước cống nhờ một công nghệ làm sạch nước tiên tiến.

Đây là một dự án hoàn toàn nghiêm túc của công ty xử lý nước Hillsboro, thành phố Portland. Họ muốn sử dụng thứ nước rất... sẵn có tại Mỹ để nấu bia, đó là nước cống. Và đây có thể là một trong những biện pháp giảm thiểu nguồn nước thải ra môi trường mà mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Một ống cống nước thải tại Mỹ


Công ty này đang nộp đơn lên chính quyền bang Oregon để xin cấp phép sản xuất bia tươi, họ cam kết chỉ dùng bia này để phục vụ các sự kiện chứ không đóng chai đem bán trong thời gian tới.


Cơ quan Y tế bang Oregon đã chấp nhận lá đơn của Hillsboro, nhưng trong thời gian khi chất lượng chưa được kiểm định hoàn toàn thì vẫn chưa ai được phép uống bia nước cống. Ngay cả sau này, mỗi mẻ bia của công ty cũng phải có chữ ký và con dấu của ủy ban chất lượng thực phẩm Oregon thì mới được đem ra ngoài sử dụng.


      
Những hồ làm sạch nước thải như thế này có rất nhiều tại Mỹ, nhưng thành phẩm chỉ được sử dụng để tưới cây

Năm ngoái, cơ quan nước sạch quốc gia Mỹ đã tổ chức cuộc thi nấu bia, nhưng chỉ sử dụng 30% nước thải đã được làm sạch, bởi vậy, hiện giờ công ty Hillsboro muốn dùng 100% là... nước cống.

Ông Mark Jockers, đại diện công ty cho biết: "Nước được xử lý bằng hệ thống của chúng tôi là thứ nước tinh khiết nhất hành tinh".

Người sáng lập nhà máy bia Cascade nổi tiếng, ông Art Larance chia sẻ về sự kiện có một không hai này: "Các nhà máy bia tại Mỹ đang gặp khủng hoảng vì thiếu nước, chúng tôi không thể sử dụng quá nhiều nước sạch ít ỏi như hiện giờ để nấu bia, vì người dân cần chúng để uống trước đã, thế nên dự án của Hillsboro cũng như toàn bộ bang Oregon sẽ giúp đỡ được không chỉ ngành công nghiệp bia, mà còn rất nhiều ngành nghề khác cần nước sạch".

Tổng thống Barack Obama là người rất thích bia, có thể đến một ngày nào đó ông sẽ thưởng thức sản phẩm bia nước cống của bang Oregon

Sau này, nếu chính quyền bang Oregon đã hoàn toàn cảm thấy tin tưởng về chất lượng nước của Hilsboro, thì rất có thể thương hiệu bia nước cống Portland sẽ ra đời và được bán đại trà ở khắp nơi.
Read more ...

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

KINH HOÀNG PHÁT HIỆN TÔM HÙM TO BẰNG CON NGƯỜI

Các nhà khoa học Morocco đã phát hiện loài tôm hùm tiền sử mới, được cho là tổ tiên động vật giáp xác hiện đại, côn trùng và nhện.
Tôm hùm to hơn một người lớn, sinh sống từ 480 triệu năm trước. (Ảnh: Theo Guardian)
Tôm hùm to hơn một người lớn, sinh sống từ 480 triệu năm trước. (Ảnh: Theo Guardian)
Theo các nhà khoa học, tôm hùm to hơn một người lớn, sinh sống từ 480 triệu năm trước. Cụ thể, chiều dài tôm hùm lên tới 2 m, được khai quật ở Morocco và đặt tên Aegirocassis benmoulae. Trong khi hầu hết các loài cùng họ có miệng tròn, răng sắt nhọn, loài tôm hùm này rất “hiền” như cá voi hiện đại, chỉ lọc nước để kiếm thức ăn phù du.
TS Allison Daley từ ĐH Oxford, Anh cho biết: “Đây có thể là một trong những loài động vật lớn nhất sinh sống vào thời điểm đó. Con vật này làm tròn vai trò sinh thái mà trước đây, các loài động vật khác chưa làm được.
12032015_hoathachtomhum2
Aegirocassis benmoulae là tên được đặt theo thợ săn hóa thạch người Morocca phát hiện ra tôm hùm này, Mohamed Ben Moula. Các hoá thạch ba chiều được bảo tồn tốt giúp các nhà khoa học có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn.
Theo nguồn: thiennhien.net
Read more ...

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Thừa Thiên-Huế: Hơn 519 nghìn euro xây hồ xử lý nước rỉ rác Thuỷ Phương


519 nghìn Euro!

Là số tiền mà tỉnh Thừa Thiên- Huế đầu tư xây đựng hồ xử lý nước rỉ rác Thủy Phương. Sau 2 năm thi công xây dựng, sáng 12/3, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình tại bãi rác Thủy Phương (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy).


Công trình do Tổ chức SIAAP (Nghiệp đoàn Xử lý nước thải vùng Paris - Pháp) và TP Huế đồng tài trợ với tổng chi phí xây dựng 519.163 euro (tương đương 13,5 tỷ đồng), trong đó Tổ chức SIAAP tài trợ 346.107 euro.

Quy mô xây dựng công trình gồm hồ làm thoáng với diện tích 1.916 m2, hồ lắng với diện tích 558 m2, bể lọc thực vật có diện tích 840 m2, nhà điều hành 9 m2. Ngoài ra còn có các thiết bị phục vụ cho hồ xử lý như máy sục khí tại hồ làm thoáng, máy bơm của trạm bơm chính và trạm bơm tuần hoàn, cùng các hạng mục phụ trợ khác...

Trước đó, vào ngày 11/3, UBND TP Huế ký kết thỏa thuận hợp tác với Nghiệp đoàn xử lý nước thải Vùng Paris-Pháp (SIAAP), giai đoạn 2015-2017.

Theo đó, trong năm 2015, SIAAP sẽ hỗ trợ cho TP Huế 100.000 euro thực hiện dự án xử lý nước thải trong hệ thống Kinh thành Huế, chủ yếu là tập trung ở sông Ngự Hà. 2 năm tiếp theo sẽ tiếp tục hỗ trợ khoảng 150.000 euro/năm.

Được biết, việc hỗ trợ của SIAAP đối với TP Huế đã có cách đây hơn 10 năm chủ yếu trong lĩnh vực thoát nước, cải thiện môi trường, cụ thể như dự án xây dựng cống thoát nước ở đường Nguyễn Hoàng, cải tạo hồ Tân Miếu – Võ Sanh, xử lý nước rỉ rác bãi rác Thủy Phương và một số công trình liên quan đến thoát và xử lý nước ở bên trong khu vực Kinh thành Huế.

Và dự kiến trong thời gian tới, các công trình tương tự sẽ được xây dựng để phục vụ cho công cuộc cải tạo môi trường với quy mô trung và lớn ở các địa bàn trên cả nước.
Read more ...

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

PHÁT HIỆN 10 CON VẬT CÓ MÀU SẮC KÌ LẠ

Đột biến gen hoặc căn bệnh nào đó có thể khiến động vật có đặc điểm hay màu sắc khác thường.

Hình ảnh cá heo màu hồng nhạt tương đối phổ biến trên lưu vực sông Amazon. Màu hồng của cá heo do vô số mạch máu nằm ở vị trí gần da một cách bất thường. Ảnh: Shutterstock




Mặt mèo Venus có một nửa lông màu đen và mắt màu xanh lá cây, nửa kia màu vàng với mắt màu xanh da trời. Chủ nhân của Venus không đem nó đi thử nghiệm ADN. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, nó có khuôn mặt kỳ lạ là do biến đổi về mặt di truyền. Ảnh: Venus the Amazing Chimera Cat/Facebook




Sự biến đổi gen đôi khi xảy ra ở tôm hùm, tạo ra một loại protein với lượng quá mức, khiến chúng có lớp vỏ ngoài màu xanh dương rực rỡ. Ảnh: Flickr




Những con hổ có màu trắng do biến thể sắc tố da hiếm của hổ Bengal. Tuy nhiên, quan niệm sai lầm phổ biến là hổ trắng bị bạch tạng. Không giống cá thể bạch tạng, hổ trắng vẫn sản xuất sắc tố melanin. Các nhà sinh vật học gọi nó là "biến thể kiểu hình tự nhiên", một biến thể di truyền trội trong số lượng hổ Bengal. Ảnh: Shutterstock




Piebaldism là căn bệnh hiếm gặp ở động vật, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất các sắc tố melanin tạo nên màu sắc của da. Hiện tượng này khiến ra những con trăn có màu sắc rất lạ do các nhóm sắc tố màu trắng trộn lẫn với màu da bình thường. Ảnh: Shutterstock


Báo "dâu tây" ở trung tâm bảo tồn Madikwe, Nam Phi, có điểm đặc trưng là các đốm màu hoe, do chúng có dư thừa sắc tố đỏ. Ảnh: Shutterstock




Châu chấu màu hồng Katydid là loài quý hiếm. Thân của chúng không có màu xanh lá cây mà có màu hồng. Tuy nhiên điều này khiến chúng nổi bật, dễ bị phát hiện. Ảnh: Flickr




Gấu trúc có bộ lông chủ yếu màu đen và trắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện những cá thể có lông màu nâu thay vì màu đen. NTDTV/YouTube




Một vài cá thể chim cánh cụt có lông hoàn toàn màu đen do chúng mắc bệnh melanism (ngược lại của bạch tạng). Thay vì thiếu sắc tố da, những con vật này chứa các đốm đen bao phủ khắp cơ thể. Ảnh: National Geographic/YouTube




Ngựa vằn có thể có sọc vàng do bệnh amelanism, tương tự như bạch tạng. Ở động vật có vú, các triệu chứng của amelanism và bạch tạng hầu như không thể phân biệt. Ảnh: Flickr


Theo nguồn: thiennhien.net

Read more ...

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

KHOẢNH KHẮC " THÂN MẬT " THÚ VỊ CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT

Thế giới động vật muôn màu đã tạo ra những cảnh tượng hết sức thú vị. Dưới đây là những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc "thân mật" lạ kỳ giữa các loài động vật khác nhau.
Ếch cưỡi bọ cánh cứng ở Sambas, Indonesia. (Nguồn: Rex Features)
Linh dương châu Phi và chim. (Nguồn: Getty Images)

Ốc sên bò lên đầu thằn lằn ở Yogyakarta, Indonesia. (Nguồn: Rex Features)
Dê và ngựa. (Nguồn: Rex Features)
Chú ếch vô tư leo lên người con rắn ở Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Rex Features)
Chú vượn bị mẹ bỏ rơi kết thân với con chó ở North Yorkshire, Anh. (Nguồn: Rex Features)
Thằn lằn cưỡi cóc ở Tanjung, South Borneo, Indonesia. (Nguồn: Rex Features)

Chim và hươu, cảnh tượng trên diễn ra ở công viên Petworth, Sussex, Anh. (Nguồn: Rex Features)
Một con ốc sên trên lưng một con ếch đang ngủ ở Jakarta, Indonesia, vào ngày 22 Tháng 6 năm 2013. (Nguồn: Rex Features)
Mèo và ngựa. (Nguồn: Rex Features)
Ếch dũng cảm leo lên mồm con cá sấu ở Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Rex Features)
Dế leo lên người ếch ở Tangerang, Indonesia. (Nguồn: Rex Features)
Khỉ bám lấy chú vẹt ở San Agustin, Colombia. (Nguồn: Rex Features)
Cặp đôi bạn thân gà-cừu ở Đức. (Nguồn: Rex Features)
Ếch cưỡi ốc sên ở Sambas, Indonesia. (Nguồn: Rex Features)
Chó và gà. (Nguồn: Rex Features)
Theo nguồn: thennhien.net

Read more ...
Designed By VungTauZ.Com