Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG NGUY HẠI

Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Công ty XXXX xử lý chất thải nguy hại, hệ thống xử lý chất lỏng nguy hại tại nhà máy có công suất 30m3/ngày. Hệ thống xử lý chất lỏng nguy hại bao gồm nhiều đơn nguyên không chỉ dùng để xử lý các chất thải nguy hại dạng lỏng thu gom từ các khách hàng, mà hệ thống xử lý còn có thể tiếp nhận lượng nước thải phát sinh từ hoạt động của nhà máy. Tất cả nước thải được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài qua cống thoát nước thải xxxxxxxxx.
Các loại nước thải sau khi được vận chuyển về nhà máy sẽ được tiếp nhận và phân loại chứa trong các bồn chứa riêng cho từng loại. Đây là công đoạn đơn giản nhưng giúp cho việc xử lý ở các công đoạn phía sau được thuận lợi, tiết kiệm được chi phí và tối ưu hóa công nghệ xử lý, bao gồm các loại sau:
  • Nước thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học;
  • Nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng cao;
  • Nước thải nhiễm dầu.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
he thong xu ly chat long nguy hai Hệ thống xử lý chất lỏng nguy hạiHệ thống xử lý chất lỏng nguy hại” width=”729″ height=”798″ />
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Nước thải phát sinh được thu gom về bể chứa nước thải (có 3 ngăn), bể có nhiệm vụ tập trung nước thải, phân chia nước thải thành 3 loại theo tính chất. Ngăn thứ nhất chứa nước thải có thành phần các chất khó phân hủy sinh học và kim loại nặng; Ngăn thứ hai chứa thành phần các chất dễ phân hủy sinh học và Ngăn thứ ba chứa nước thải nhiễm dầu.
Tại Ngăn chứa nước thải có thành chất dễ phân hủy sinh học sẽ được bơm qua Thiết bị keo tụ kết hợp lắng 1, quá trình keo tụ – lắng được thực hiện bằng cách bổ sung hóa chất điều chỉnh pH, chất keo tụ và trợ keo tụ, kết hợp với khuấy trộn thích hợp nhằm keo tụ triệt để chất hữu cơ khó phân hủy, các cặn lơ lửng trong nước thải. Các bông cặn tạo ra từ quá trình keo tụ có kích thước lớn, dưới tác dụng của trọng lực chúng lắng xuống đáy thiết bị và được giữ lại dưới đáy bể lắng và định kỳ xả về bể chứa bùn. Phần nước trong chảy vào máng thu nước phía trên và được dẫn về Bể điều hòa.
Tại Bể điều hòa, máy thổi khí sẽ cấp khí và hòa trộn đồng đều không khí trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải sau khi điều hòa sẽ được dẫn về Bể sinh học kỵ khí. Tại bể sinh học ky khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau :
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể sinh học kỵ khí tự chảy sang Bể sinh học hiếu khí (Aerotank).
Tại Bể sinh học hiếu khí các vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng lượng oxy hoà tan trong nước để phân huỷ các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, oxy được cấp liên tục vào bể bằng sự cấp khí từ máy thổi khí. Quá trình này BOD của nước thải giảm khoảng 80 – 85%.
Nước thải sau xử lý hiếu khí sẽ tiếp tục được dẫn đến Bể lắng để tách bùn sinh học, ở đây phần lớn bùn là các màng sinh học bong ra từ giá thể. Dưới tác dụng của trọng lực, bùn có trong nước thải sẽ được lắng xuống đáy bể. một phần bùn sau khi lắng sẽ được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để đảm bảo lựơng bùn luôn ổn định cho vi sinh vật hoạt động. Phần bùn dư sẽ được bơm về Bể phân hủy bùn.
Nước trong sau khi lắng tại bể lắng sinh học sẽ theo chế độ chảy tràn sang Bể trung gian + khử trùng, tại đây hóa chất khử trùng sẽ được bơm định lượng đưa vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại có trong nước thải, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước. Sau đó nước được bơm qua thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn lơ lửng còn lại trong nước thải, nước sau lọc đươc chảy sang bể kiểm tra, tại bể này sẽ tiến hành lấy mẫu nước phân tích khi đạt yêu cầu xả thải nước sẽ được xả ra cống thải. 

Nếu nước vẫn chưa đạt yêu cầu xả thải thì sẽ được bơm về Bể keo tụ kết hợp lắng 2 để thực hiện quá trình keo tụ các chất khó phân hủy và các kim loại còn xót lại một lần nữa, sau đó được kiểm tra một lần nữa trước khi xả ra môi trường. Tại Ngăn chứa nước thải có thành phần các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học sẽ được bơm qua thiết bị oxi hóa bậc cao, việc áp dụng các quá trình oxy hóa nâng cao cho phép phân hủy các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học hoặc cắt mạch các chất hữu cơ loại khó hoặc không thể phân hủy sinh học thành những hợp chất hữu cơ đơn giản dễ phân hủy sinh học cho giai đoạn kế tiếp của quá trình. Do đó, nước thải khó phân huỷ sinh học được xử lý bằng quá trình oxi hóa nâng cao với tác nhân oxi hóa mạnh. Sau thời gian phản ứng, nước thải được để lắng nhằm lắng lại các cặn sinh ra từ quá trình oxi hóa. 


Nước sau quá trình oxi hóa sẽ được lấy mẫu kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ được đưa về Bể trung gian và bơm lọc sẽ thực hiện quá trình lọc áp lực rồi xả ra môi trường. Nếu kết quả kiểm tra nước chưa đạt tiêu chuẩn xả thải, tùy vào chất lượng nước thải được bơm về Bể keo tụ kết hợp lắng 2 hoặc Bể điều hòa tiếp tục quá trình xử lý. Bùn từ quá trình oxi hóa định kỳ được xả đáy về bể chứa bùn.
Tại Ngăn chứa nước thải nhiễm dầu một phần dầu được thu hồi bằng Thiết bị vớt váng dầu, sau đó nước thải được bơm qua cụm 3 Thiết bị tách pha, tại đây do khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn nước sẽ tách thành hai pha, lớp dầu ở trên được thu hồi và dẫn về Bồn chứa dầu. Phần nước bên dưới, vẫn còn một phần dầu còn tạp lẫn nên được bơm qua Thiết bị tuyển nổi. 

Tại đây với công nghệ tuyển nổi khí hòa tan, phần dầu còn xót lại sẽ tách ra khỏi nước tạo thành lớp váng nổi trên mặt thiết bị. Cơ sở của quá trình tuyển nổi là sự lôi cuốn các hạt lơ lững lên bề mặt các bọt khí phân tán nhỏ, các bọt khí kết dính với các hạt lơ lững trong nước, khi lực nổi của tập hợp này đủ lớn sẽ cùng nhau nổi lên mặt nước. váng dầu sẽ được thu hồi về Bồn chứa dầu. 

Phần nước sau tuyển nổi sẽ được đưa về bồn chứa nước và thực hiện quá trình kiểm tra, nếu chất lượng nước đạt thì được dẫn về Bể trung gian và thực hiện quá trình lọc trước khi xả thải, ngược lại tùy vào chất lượng nước sẽ được dẫn về Thiết bị keo tụ kết hợp lắng 1 hoặc Thiết bị keo tụ kết hợp lắng 2 để tiếp tục quá trình xử lý.
Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức A – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Tại Bể chứa bùn, quá trình ổn định bùn diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng.Từ bể chứa bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VungTauZ.Com