Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Vùng đất bãi "Điểm nóng', ngày ấy bây giờ!

Đi dọc bờ sông Đuống (Gia Bình) sẽ chẳng còn ai nhận ra một vùng đất bãi đã từng là “điểm nóng” về đun đốt gạch, ngói thủ công trái phép của tỉnh, nơi quy tụ hàng trăm lò gạch thủ công nghi ngút khói như nung nấu cả một vùng trời giữa những trưa hè của 5 năm về trước. 

Từ chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công, sự đồng thuận của các cấp chính quyền cho đến người dân mà 250 ha vùng “đất khói” một thời giờ đã khoác lên tấm áo mới với những ao cá, vườn cây...…xanh ngút ngàn. Nơi đây đang thu hút sự chú ý của những người làm chính sách nông nghiệp.


Mô hình trang trại tổng hợp quy mô 20 ha của nhóm hộ anh Phạm Văn Nguyện (Đại Lai).
Hành trình phục hóa Về Đại Lai hôm nay, dư âm của những ngày nóng bỏng khi mà cả chính quyền và người dân cùng vào cuộc tháo dỡ lò gạch thủ công trên đất bãi đã không còn đọng lại, người dân địa phương sôi nổi lên kế hoạch, bàn bạc về những phương án cho vụ làm ăn mới. Chủ tịch UBND xã Trần Danh Thuận cho hay: “Thực hiện chủ trương dừng đun đốt gạch ngói thủ công ở ngoài đất bãi để chuyển đổi sang mục đích sản xuất khác, địa phương tuyên truyền vận động bà con thực hiện. Khi ý Đảng- lòng dân đã thông suốt, mới tiến hành san lấp mặt bằng, những nơi cao thì trồng cây rau màu, xây chuồng trại chăn nuôi, nơi thùng vũng thì be bờ tạo thành ao nuôi thả cá. Sau 5 năm chuyển đổi, toàn xã có 50/70 ha đất bãi làm lò gạch được phục hóa, xây dựng những mô hình trang trại tổng hợp, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế. Nói thì đơn giản thế, nhưng để phục hóa 50 ha đất lò gạch thành vườn cây, ao cá là cả một quá trình, nếu không có sự quyết tâm cao, sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân thì khó có thể thực hiện được”. 

 Còn nhớ ngày đầu bắt tay vào chuyển đổi nhiều người hoài nghi “liệu có làm được không?”. Bởi, vùng đất bãi như một công trường ngổn ngang gạch, ngói đổ nát, có những chỗ lồi cao như núi, có chỗ lõm sâu tới gần chục mét là hậu quả của việc đào đất đốt gạch để lại mà không ít người nản lòng. Song quyết tâm không từ bỏ, các hộ hợp sức lại cùng san lấp. Với phương châm tập hợp diện tích của các hộ thành ô thửa lớn rồi giao thầu cho một vài hộ có tiềm lực kinh tế thuê lại làm chủ để xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp. Bao khó khăn, thách thức vẫn không ngăn được quyết tâm của người dân Đại Lai vươn lên bám đất làm giầu. 

Vậy là, giờ đây làng quê nghèo ấy đã bừng lên nhịp sống mới. Nếu như trước đây diện tích đất bãi ven sông sản xuất bấp bênh, hiệu quả kém hơn so với đất trồng lúa trong đồng thì giờ đây lại chứng minh điều ngược lại. Đất bãi đang làm tăng giá trị thu nhập bình quân/ha canh tác, với mức thu hàng trăm triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2-3 lần so với đất trong đồng. Cái hay chính là ở chỗ biến cái khó khăn thành lợi thế. Nếu như cả một vùng bãi phẳng thì việc lấy nước tưới cho cây trồng tốn nhiều công sức, nay lợi dụng những thùng trũng vừa làm ao nuôi cá, vừa là nơi tích nước để tưới cho cây trồng. Mùa quả ngọt đầu tiên Khu chuyển đổi của thôn Huề Đông, xã Đại Lại đang thay đổi đến lạ kỳ. Toàn bộ diện tích đất lò gạch thủ công trước đây, giờ đã hóa thành những khu trang trại trù phú với nhiều cây ăn quả tốt tươi. 

Anh Phạm Văn Nguyện, thôn Huề Đông cùng 2 hộ trong thôn thuê 20 ha đất bãi chuyển đồi từ diện tích đất lò gạch là điển hình để nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm. Thuê diện tích lớn và đầu tư nhiều tiền phát triển trang trại như nhóm hộ anh Nguyện không chỉ riêng ở Đại Lai mà trong huyện Gia Bình cũng chưa nhiều người làm được. Anh Nguyện chia sẻ: “Để đầu tư trang trại chăn nuôi lợn hiện đại, tôi cùng 2 hộ trong thôn góp công, góp của. Khi nhận thuê đất, chúng tôi thuê máy súc, ủi, san lấp mặt bằng mất hơn 1 năm mới xong. 

Có mặt bằng quy hoạch các khu trồng cây ăn quả, rau màu và khu xây chuồng trại, ao nuôi cá. Tổng kinh phí đầu tư đến thời điểm này lên tới 12 tỷ đồng”. Đến nay, anh đã liên kết với tập đoàn CP Group của Thái Lan, nuôi 1.000 con lợn thương phẩm. Ngoài ra trồng 10.000 gốc chuối tiêu hồng, 4.000 cây nhãn và nhiều cây ăn quả, rau màu ngắn ngày khác. Bao công sức xây dựng, vun trồng giờ đang cho mùa quả ngọt.
Diện tích đun đốt lò gạch thủ công trước kia của xã Thái Bảo giờ đã phủ xanh bằng những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Xuôi về thôn Trung Bạn, đi giữa trang trại tổng hợp rộng 12 mẫu của anh Phạm Văn Sơn, chúng tôi được tận hưởng không khí trong trẻo ngọt lành của vườn cây xanh ngát, ao cá mênh mang, trong lòng thêm bao niềm vui. Anh Sơn bộc bạch: “Cũng như hàng nghìn nông dân trong huyện, gia đình tôi chân chất làm ruộng chắt chiu rồi cũng đủ ăn, nhưng có của ăn, của để là rất khó. Để vươn lên làm giàu, sau khi có chủ trương xoá bỏ lò gạch thủ công, gia đình đã mạnh dạn vay vốn, thuê san lấp cải tạo đầu tư trang trại chăn nuôi tổng hợp. 

Ngày đầu còn muôn vàn khó khăn, nhìn vùng đất bãi “lô nhô như ô thầy thuốc”, nhiều lúc cũng thấy nản. Dày công san lấp, những vũng sâu thì cải tạo làm ao còn lại trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Hiện tại trang trại của gia đình anh Sơn có 6 mẫu ao thả cá, nuôi gần 1.000 con vịt, 3 mẫu trồng chuối, hơn 1 mẫu dưa và trồng nhiều cây ngắn ngày, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Anh Sơn khoe: “Cuối năm 2013, tôi thu hoạch vụ cá đầu tiên được 300 triệu đồng; 1,2 mẫu trồng dưa lê, dưa hấu cũng cho thu hoạch 70 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi 50 triệu đồng… tôi dự định sẽ đưa cây bí leo giàn vào sản xuất và làm cây trồng chủ lực”. 

 Không riêng gì Đại Lai, các xã vốn là điểm nóng” về đun đốt gạch, ngói thủ công trái phép của Gia Bình như Vạn Ninh, Thái Bảo, Cao Đức... cũng đang cải tạo thành những khu kinh tế tổng hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Để đất bãi thành... đất vàng Toàn huyện Gia Bình có tổng diện tích đất bãi 880 ha (trong đó 250 ha diện tích lò gạch). Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Sau khi xoá bỏ lò gạch thủ công xong, huyện chỉ đạo các địa phương cải tạo, đầu tư, khai thác vùng đất bãi. 

Thực sự diện tích chuyển đổi bước đầu đã có hiệu quả, song chưa phát huy hết tiềm năng do còn gặp nhiều khó khăn. Một số hộ nhận thầu diện tích đất ngoài bãi có nhu cầu phát triển trang trại VAC với qui mô lớn nhưng do thời hạn thuê ngắn nên rất khó cho việc đầu tư sản xuất lâu dài. Chẳng hạn với những hộ thuê đất công ích, thời hạn chỉ kéo dài 5 năm nếu đầu tư lớn thì chưa thu hồi lại vốn đã hết hạn thuê đất. Với những hộ thuê lại của các hộ có đất sản xuất thời hạn là 20 năm mới có thể đầu tư quy mô. Ngoài vấn đề về thời hạn thuê đất, thì vốn đầu tư sản xuất thiếu, trong khi đó vốn của người dân có hạn, việc tiếp cận với các nguồn vốn vay còn khó khăn, do đất trang trại không có sổ đỏ. Một điều cũng khiến người dân trăn trở đó là chưa có đường điện trong khu chuyển đổi. Hầu hết các hộ đều phải kéo điện từ trong thôn ra bãi, nên nguồn điện rất yếu. Do vậy không thể đưa cơ giới hóa vào sản xuất. 

Anh Phạm Văn Sơn chủ trang trại (Đại Lai) cho biết: Nếu 1 nhà tưới rau thì các nhà khác phải dừng lại, nên không thể đưa các máy nông nghiệp vào sản xuất quy mô. Đến vụ thu hoạch cá, tát ao phải dùng máy bơm nước, các hộ trong khu phải chờ đợi lần lượt... rất mất thời gian”. Ngoài ra, vấn đề về bao tiêu sản phẩm cũng là nỗi lo của người dân khi mỗi vụ thu hoạch đến. Tuy tỉnh có chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp song để vận dụng vào từng trường hợp cụ thể cũng không phải đơn giản. Để biến vùng đất bãi thành vàng, điều mong muốn lớn nhất của người dân đó là rất cần sự trợ giúp từ 3 yếu tố: chủ yếu là phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đến nay hơn 90% tổng dư nợ cho vay thuộc đối tượng này. 

Để khơi dòng vốn tín dụng đến người dân kịp thời, ngân hàng đã phối hợp với các cơ quan, cử cán bộ xuống cơ sở tuyên truyền chương trình cho vay, đối tượng được vay và lãi suất ưu đãi... Hiện tại với tổng dư nợ của ngân hàng là hơn 350 tỷ đồng. Riêng mấy xã ven đê có diện tích đất bãi nhiều như: Cao Đức, Đại Lai, Vạn Ninh, Thái Bảo, Giang Sơn, Song Giang có hơn 1.300 hộ được vay với số vốn gần 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, các hộ đất bãi chủ yếu là vay theo hình thức tín chấp, mức vay còn thấp...

 Chủ trương chuyển đổi đất bãi đun đốt gạch ngói sang sản xuất nông ngVốn, thị trường và các chính sách của Nhà nước dành cho các hộ, nhóm hộ nhận thuê đất lâu năm. Mang tâm sự của những người nông dân thiếu vốn đến chia sẻ với các tổ chức tín dụng, ông Nguyễn Đỗ Chuân, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Gia Bình cho hay: Với đặc thù của ngân hàng hiệp đã được hiện thực hóa. Vùng đất bãi ven sông Đuống bao năm khói bay mịt mù... đã xanh trở lại, nhưng hơn lúc nào hết người dân nơi đây đang rất cần sự quan tâm, tạo điều kiện của những nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, để tạo cú hích mới cho vùng đất bãi này mãi xanh. 
 Phóng sự của Thái Uyên-Hà linh
Theoo baobacninh.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VungTauZ.Com