Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THUỘC DA HIỆU QUẢ NHẤT

Nước thải ngành thuộc da là một trong những nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường. Ngoài ra với tính chất chứa nhiều crom nên nước thải thuộc da càng khó xử lý, cần phải có một quy trình công nghệ tiên tiếng xử lý. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến quý doanh nghiếp một phương án xử lý nước thải thuộc da hiệu quả, hiện đang được áp dụng.

Quy trình xử lý nước thải nghành thuộc da

Dựa vào tính chất thành nước thải công tymôi trường Minh Việt đã áp dụng công nghệ xử lý sau công nghệ xử lý như sau:xu ly nuoc thai nganh thuoc da  Công nghệ xử lý nước thải ngành thuộc da mới 2014


Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải thuộc da

Nước thải từ nhà máy sản xuất thuộc da gồm nước thải từ các công đoạn khác nhau. Trong đó, ở các công đoạn thuộc, trong thành phần nước thải chứa ion Cr6+. Nồng độ ion crom trong nước thải ở các công đoạn này là rất lớn, khó có thể xử lý bằng các phương pháp sinh học cũng như cơ học, vì vậy trước khi xử lý chung cùng với dòng nước thải ở công đoạn khác ta phải xử lý riêng trước.
Qúa trình khử crom 6+
Nước thải từ các công đoạn có chứa crom được chảy về bể gom, trước và sau bể gom ta đặt song chắn rác thô và sông chắn rác tinh nhằm loại căn có kích thước lớn và lớn hơn 5mm. Trong bể phản ứng ta sử dụng Natrisunfua làm tác nhân phản ứng theo phương trình sau:
Cr2O72- + 3S2- + 14H+ —-> 2Cr3+ + 3S0 + 7H2O
Dựa vào phản ứng, việc duy trì ion H+ là rất quan trọng, pH đảm bảo cho quá trình xảy ra là từ 2 – 4, vì vậy ta cần phải điều chỉnh pH thích hợp và phải điều chỉnh thêm H2SO4 vào, sau khi hình thành ion Cr3+ sẽ hình thành kết tủa:
Cr3+ + OH- —> Cr(OH)3
pH cho quá trình này là từ 7-9 nên ta phải thêm kiềm NaOH vào bể. Trong bể phản ứng có lắp đặt cánh khuấy nhằm trộn đều nước thải. Từ bể phản ứng, nước tải chảy qua bể lắng để tách các cặn lắng. Sau đó, nước thải chứa ion cr3+ chảy sang bể điều hòa , xử lý chung cùng nước thải ở các công đoạn khác.

Qúa trình xử lý nước thải

Nước thải ở các công đoạn khác không chứa nhiều ion Cr6+, được tách riêng đến bể gom khác, trước và sau bể gom ta cũng đặt song chắn rác thô và song chắn rác tinh để loại bỏ rác cặn, đảm bảo an toàn cho các công trình thiết bị sau. Từ bể gom, nước thải bơm lên song chắn rác tinh rồi chảy xuống bể vớt tuyển nổi.
Nguyên liệu cho quá trình sản xuất này là da của các động vật, chứa nhiều chất béo, mỡ, ngoài ra lượng dầu mỡ từ việc lau chùi vệ sinh các thiết bị cũng rất lớn. Trước khi vào các công đoạn tiếp theo ta cần giảm lượng dầu mỡ có trong nước thải. Trong bể tuyển nổi, dưới tác dụng của bọt khí li ti, các chất nhẹ hơn nước như dầu mỡ sẽ nổi lên mặt nước, khi đó các chất này sẽ được thu gom bằng thiết bị thu cặn, đặt trên mặt bể. Sau khi tách dầu mỡ nước thải chảy về bể điều hòa, cùng với dòng nước thải chứa ion cr3+ trộn chung.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải, trong bể có lắp đặt hệ thống phân phối khí nhằm trộn đều nước thải, tránh quá trình phân hủy kị khí, đồng thời xử lý một phần các chất dễ phân hủy sinh học. Từ bể điều hòa nước thải được bơm sang bể keo tụ tạo bông. Đây là quá trình xử lý hóa lý, hóa chất phèn nhôm được thêm vào bể nhằm tạo phản ứng keo tụ, liên kết các chất bẩn trong nước tạo thành bông cặn theo phản ứng keo tụ. Từ ngăn phản ứng, nước thải chảy đến ngăn tạo bông, ngăn này có mục đích để các bông cặn mới tạo thành từ phản ứng keo tụ có thể tạo thành các bông có kích thước lớn hơn nhờ hóa chất polymer và để có có thể lắng xuống dưới.
Sau khi tạo thành các bông bùn, nước thải được dẫn qua bể lắng để tách lượng bùn mới hình thành. Bùn sẽ lắng xuống đáy và được dẫn ra bể nén bùn. Nước thải trên bề mặt sẽ được bơm qua bể xử lý sinh học kỵ khí UASB.
Bể UASB ứng dụng quá trình lên men kỵ khí được sử dụng hiệu quả trong trường hợp lượng chất bẩn hữu cơ lớn, BOD,COD >= 2000mg/l. Trong điều kiện kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành metan và CO2 và các chất hữu cơ đơn giản khác theo phương trình phản ứng sau:
CHC + VSVkỵ khí —> CH4 + CO2 + chất hựu cơ đơn giản + khí khác ….
Bể UASB xử lý hữu cơ, giúp làm giảm lượng BOD, COD, hiệu suất từ 60 – 80%. Sau khi xử lý kỵ khí, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể Aerotank để xử lý hiếu khí. Bể Aerotank ứng dụng quá trình sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng. Trong điều kiện hiếu khí, do hệ thống dẫn khí sục liên tục, các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, để sinh trưởng , phát triển tạo thành sinh khối mới, xử lý lượng BOD, COD trong nước thải. Sau khi tạo thành sinh khối mới, nước thải chảy qua bể lắng để tách bùn và nước. Trong bể lắng, bùn thải lắng xuống đáy bể rồi chảy tới bể nén bùn.
Nước thải sau 2 quá trính sinh học làm sạch hữu cơ tiếp tục được lọc qua hệ thống lọc áp lực. bể lọc gồm nhiều tầng vật liệu lọc giúp giữ lại các cặn còn lại trong nước thải , đảm bảo chất lượng nước sạch. Sau quá trình lọc, nước thải chảy về bể khử trùng. Hóa chất chlorine được thêm vào để khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng có trong nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ưu điểm của công nghệ đề xuất:
Công nghệ xử lý nước thải nghành thuộc da của công ty môi trường Minh Việt thiết kế có nhiều ưu điểm nổi bậc sau:
  • Đầu ra nước thải ổn định và luôn đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Chi phí đầu tư hợp lý.
  • Tốn không nhiều diện tích.
  • Vận hành đơn giản.
  • Lượng hóa chất tối ưu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VungTauZ.Com