Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Nguồn thải của hệ thống xử lý nước thải Trung tâm thương mại chủ yếu phát sinh từ hai nguồn chính: hoạt động dịch vụ ăn uống và quá trình sinh hoạt của người dân và công nhân viên.
  • Nước thải trong hoạt động dịch vụ có đặc điểm là chứa nhiều dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, các chất lơ lửng, đặc biệt có chứa nhiều cặn rác thực phẩm từ quá trình chế biến thức ăn và quá trình vệ sinh vật dụng.
  • Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của người dân và công nhân viên chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và Phốtpho. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
Lượng chất hữu cơ chiếm 50 – 60% tổng các chất bao gồm các chất hữu cơ thực vật như: protein, lipit, chatqs hoạt động bề mặt từ cặn bã thực vật, rau, hoa, quả, giấy… và chất thải từ hoạt động bài tiết của người và động vật, xác động vật…Lượng chất vô cơ trong nước thải gồm cát, đất sét, axit, bazơ vô cơ… Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nướac nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP:
he thong xu ly nuoc thai sinh hoat trung tam thuong mai Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Trung tâm thương mại
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP:
Nguồn thải phát sinh vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Trung tâm thương mại theo mạng lưới thoát nước chảy vào bể tách mỡ, các thành phần rắn có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy thiết bị, các chất dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt do trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, dưới tác dụng của trọng lực và cơ cấu hướng dòng sẽ nổi lên trên bề mặt, phần nước trong sẽ từ bên dưới chảy sang ngăn trung gian, phần dầu mỡ định kỳ được công nhân vận hành vớt và thải bỏ đúng quy định. Sau đó nước thải chảy sang bể gom, tại đây để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải, nước từ bể gom được bơm chìm bơm sang bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm qua bể phân hủy sinh học trong điều kiện thiếu oxy – bể Anoxic. Quá trình này nhằm loại bỏ một phần các chất hữu cơ trong nước thải đồng thời khử Nitơ từ Nitrat do dòng tuần hoàn từ bể hiếu khí. Bể Anoxic là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P, nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây.Để khử  nitrat hóa thuận lợi, tại bể  Anoxic bố trí bố trí giá thể vi sinh, giúp tăng diện tích bề mặt,đẩy nhanh quá trình phát triển và phân hủy các chất hưu cơ của vi sinh vật.Tiếp đó, nước tự chảy sang bể sinh học hiếu khí (Aerotank), bể có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.
Bể anoxic kết hợp Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3-  thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 8.000 – 10.000 mg MLSS/l. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể Aerotank bằng các máy thổi khí (Airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm.
Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ, vì vậy bể lắng này có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước thải được phân phối vào ống lắng trung tâm và đi theo hướng từ dưới lên. Dưới tác động của trọng lượng phần bùn sẽ được lắng xuống đáy bể; phần bùn lắng được ở đáy bể sẽ bơm tuần hoàn lại bể sinh học nhằm đảm bảo hàm lượng bùn trong bể luôn ổn định, phần bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn. Nước trong sau khi lắng dâng lên trên đi qua ống thu nước chảy sang bể khử trùng.
Trong bể khử trùng hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục bằng bơm định lượng. Sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi  khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận .
Cuối cùng nước thải sẽ được bơm vào thiết bị lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học, tạo độ trong cần thiết cho nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Trung tâm thương mại sau khi xử lý đảm bảo đạt giá trị C cột A – QCVN 14 : 2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
 Thiết bị lọc áp lực sẽ được định kỳ rửa lọc để tách các cặn rắn lâu ngày bám phủ lên bề mặt lớp vật liệu gây tắc lọc, làm giảm hiệu quả xử lý. Nước chứa bùn sau khi rửa lọc sẽ được xả về bể gom để tiếp tục được xử lý.
Phần bùn dư từ bể lắng sinh học sẽ được bơm về bể chứa bùn. Tại đây xảy ra quá trình phân hủy bùn kỵ khí; bùn sẽ được tách nước, nước sau khi tách bùn sẽ chảy về hố gom để xử lý, phần bùn lắng sẽ được phân huỷ kỵ khí và định kỳ được hút bỏ.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VungTauZ.Com