Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

QÚA TẢI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP


Khu công nghiệp (KCN) Trảng Bàng hiện có 64/79 nhà máy đang hoạt động. Trước đây, tổng lượng nước thải trong KCN phát sinh khoảng 4.368 m3/ngày đêm. Trong khi đó, nhà máy xử lý nước thải tập trung trong khu có công suất 5.000 m3/ ngày đêm nên bảo đảm thu gom và xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các nhà máy.


Nhà máy xử lý nước thải ở KCN Phước Đông-Bời Lời.

Tuy nhiên, trong năm nay, khi nhà máy dệt nhuộm của công ty TNHH Trần Hiệp Thành đi vào hoạt động, có lưu lượng nước thải khoảng 4.000 m3/ngày đêm, thì nhà máy xử lý nước thải trong khu công nghiệp Trảng Bàng trở nên quá tải. Do đó, việc nhanh chóng triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 2 ở đây là rất cấp thiết.

Tại KCN Phước Đông - Bời Lời hiện có 3/11 nhà máy đang hoạt động. Tổng lượng nước thải hiện phát sinh khoảng 200m3/ngày đêm. Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 5.000m3/ngày đêm để thu gom toàn bộ nước thải phát sinh từ KCN được xử lý đạt tiêu chuẩn A QCVN 40:2011 trước khi thải ra môi trường. Đồng thời, công ty TNHH Pou Li Việt Nam đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 500m3 ngày và đã được Sở TN&MT Tây Ninh kiểm tra xác nhận.

Tuy nhiên, trong thời gian ngắn sắp tới, khi phân khu dệt nhuộm ở KCN Phước Đông đi vào hoạt động, có lưu lượng nước thải khoảng 45.000 m3/ngày đêm thì hệ thống xử lý nước thải trong khu trở nên quá tải. Do đó, Công ty CP đầu tư VRG – chủ đầu tư hạ tầng Khu liên hợp Phước Đông – Bời Lời cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phân kỳ đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm thu gom và xử lý nước thải từ các nhà máy dệt nhuộm trong KCN đạt tiêu chuẩn quy định.

Về chất thải rắn, các doanh nghiệp trong KCN Trảng Bàng, Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III ký hợp đồng với các đơn vị bên ngoài để thu gom và xử lý. Trong thời gian qua, chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn KCN, Khu chế xuất Linh Trung 3 phần lớn được vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty CP Môi trường xanh (KCN Trảng Bàng), phần còn lại doanh nghiệp hợp đồng với các đơn vị ở Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM vận chuyển đi xử lý. Các đơn vị thu gom chủ yếu là các cơ sở kinh doanh tự phát và kinh doanh phế liệu (thu gom luôn chất thải nguy hại).

Việc xử lý chất thải rắn như trên khiến ngành chức năng khó quản lý số lượng, thành phần rác thải phát sinh tại từng doanh nghiệp.

Theo báo Tây Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VungTauZ.Com