Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI MẤT ĐẤT CANH TÁC


Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thay đổi khí hậu, thách thức về khí hậu vô cùng nghiêm trọng. Mực nước biển dâng cao kéo theo đất ngập mặn : năm 2050, gần 1 triệu dân cư khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải thay đổi nơi ở do lũ, lụt hoặc hạn hán.

Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn năm 2020 và chúng ta cần phải có sự thỏa thuận mới vào năm 2015. Do đó, COP 21 tại Paris được hy vọng tạo ra bước ngoặt quan trọng trong việc chung tay chống biến đổi khí hậu. Nhân Tuần lễ chuẩn bị cho Hội nghị về biến đổi khí hậu Paris 2015, đại diện các tổ chức đến từ Pháp trao đổi với  báo chí xung quanh vấn đề này
Ngài đại sứ Pháp Jean-Noël Poirier và ông Rèmi Genevey, cơ quan phát triển Pháp (AFD)
Ngài đại sứ Pháp Jean-Noël Poirier và ông Rèmi Genevey, cơ quan phát triển Pháp (AFD)

-PV : Chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam có những phối hợp nào trong nỗ lực ngăn chặn được biến đổi khí hậu đe dọa xã hội và nền kinh tế ?
+Ông Rèmi Genevey, cơ quan phát triển Pháp (AFD) : Có một nhóm các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện chính sách biến đổi khí hậu, trong đó AFD tham gia hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực chính sách công trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.
Cụ thể như hỗ trợ Việt Nam trong chính sách trồng rừng ngập mặn để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Để thích nghi với hoàn cảnh của biến đổi khí hậu thì tất cả các cơ quan nhà nước đều phải có những sự thay đổi, sự điều chỉnh trong hoạt động của mình để đáp ứng được những yêu cầu đó. Với những mục tiêu như vậy thì phía Pháp có cuộc vận động trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam để làm sao mọi người và các bộ ngành ý thức được cần phải điều chỉnh hoạt động của mình để đáp ứng được nhu cầu đó.
+Đại sứ Pháp, ông Jean-Noël Poirier: Trong chính sách chung của chúng tôi vấn đề biến đổi khí hậu được ưu tiên trong thời gian tới, sẽ phân bổ cho Châu Á 60% ngân sách dành cho các hoạt động có liên quan đến việc biến đổi khí hậu. Với mức 60% ngân sách ta có thể suy ra rằng có khoảng 100 triệu euro mỗi năm tài trợ cho các dự án để giúp Việt Nam trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Cụ thể dự án nhằm giúp Việt Nam giảm phát thải khí CO2 hay những hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu
-PV : Mục tiêu cụ thể, đặc biệt là về mặt chính sách mà các ông vừa nói trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Pháp cùng hướng tới là gì ?
+Đại sứ Pháp, ông Jean-Noël Poirier: Chúng tôi đặt ra mục tiêu là hướng các cơ quan Việt Nam đề ra và thực hiện những chính sách phù hợp mục tiêu của Nghị định thư Kyoto, những mục tiêu đặt ra tới năm 2020. Để thực hiện những mục tiêu đó chúng tôi cũng có những chương trình cụ thể.
Với Việt Nam, chúng tôi hỗ trợ tạo ra những giống cây trồng mới có thể thích ứng với những vùng có đất ngập mặn. Cùng với việc nước biển dâng cao, lượng đất bị nhiễm mặn cũng như nguồn nước bị nhiễm mặn tại các con sông sẽ ngày càng nhiều hơn.
Do đó, ngoài khai thác các giống cây truyền thống ở vùng chưa bị nhiễm mặn, cũng cần phải có những giống mới thích nghi được với những vùng bị nhiễm mặn. Hay chúng tôi hỗ trợ Việt Nam tái tạo vùng cây ngập mặn, bởi qua việc đó hướng tới mục tiêu đa dạng sinh học, mục tiêu Châu Âu đang hướng đến, đồng thời cũng ngăn nước mặn vào sâu trong đất liền.
Trong lĩnh vực giao thông công cộng, xây dựng các tuyến metro là một trong những nỗ lực để thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua việc hỗ trợ cho Việt Nam như tuyến metro số 3 ở TP Hà Nội với số vốn 500 euro là một con số khá lớn.
Phía Pháp cũng thể hiện mong muốn của mình tham gia vào việc xây dựng những tuyến metro. Thông qua việc xây dựng các tuyến giao thông công cộng, góp phần giảm thiểu sử dụng các phương tiện cá nhân, giảm thiểu được khí CO2 phát thải ra. Điều đó cũng góp phần trong nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu
-PV : Các chuyên gia vẫn cảnh báo ảnh hưởng rõ nhất của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là giảm diện tích canh tác ?
+Ông Rèmi Genevey cơ quan phát triển Pháp (AFD): Rõ ràng Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những tác động của biến đổi khí hậu. Có những tác động từ biến đổi khí hậu đến Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy.
Ví dụ như nước biển dâng, sẽ làm cho một bộ phận các khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng sẽ bị ngập do nước biển dâng. Điều đó sẽ làm giảm bớt diện tích đồng bằng, vùng trồng lúa, trồng cây lương thực để tạo ra lương thực cho Việt Nam. Cho đến hiện nay chúng ta cũng chưa phải đối mặt trực tiếp với nguy cơ đó. Tuy nhiên, trong những hoạt động nỗ lực của chúng tôi với Việt Nam hướng tới việc phòng ngừa được những tác hại của việc đó.
Cụ thể trong việc điều hòa lượng nước của các con sông như sông Mê Công, sông Hồng cũng như việc phòng ngừa hậu quả có thể xảy ra do nước biển dâng ảnh hưởng đến diện tích trồng trọt ở Việt Nam.
Chúng ta cần nhấn mạnh vai trò của thanh niên để giáo dục, bởi thanh niên chính là những người làm chủ đất nước trong tương lai và chúng ta phải có hành động từ rất sớm đối với thanh niên để làm sao có thể đối mặt với thách thức quan trọng này.
Trong tuần đặc biệt này chúng tôi cũng có rất nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đó. Chúng tôi cũng có dự án chưa chính thức nhưng chúng tôi mong muốn chọn được đại diện tiêu biểu của thanh niên Việt Nam để có thể mời họ tham dự hội nghị COP 21 tại Paris vào năm 2015.

Theo báo Doanh Nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VungTauZ.Com