Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

LÒ GẠCH THỦ CÔNG ĐE DỌA SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG

NDĐT- xử lý nước thải Đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn, cách đây hơn hai năm, ngày 25- 5-2012, UBND tỉnh Bắc Cạn đã quy định sản xuất gạch ngói thủ công trên địa bàn chỉ được phép hoạt động từ tháng mười năm trước đến hết tháng hai năm sau, để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, quy định trên thực tế đã không được chấp hành.                
        Người dân thôn Khuổi Mật, xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Cạn thường xuyên phải hít khói lò gạch.
Hiện, tại thôn Phiêng My, xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Cạn, tất cả các lò gạch thủ công đang hoạt động hết công suất, từ xa đã ngửi thấy mùi than cháy, càng đến gần mùi than cháy càng khét lẹt, đặc quánh vần vũ “nhả” ra từ các lò gạch. xử lý chất thải rắn Phiêng My là một thôn nhỏ vùng bán sơn địa ven thị xã Bắc Cạn, chúng tôi đếm sơ qua có đến hơn mười lò gạch thủ công, nhiều lò ngay sát nhà dân.
Được biết, một số chủ lò gạch là người địa phương, còn lại là nơi khác đến thuê mặt bằng, mua đất trên sườn núi làm gạch. Theo người dân sở tại, vào lúc đồng lúa trổ bông, với áp lực của cộng đồng, các lò gạch chỉ ngừng hoạt động khoảng hơn một tháng, thời gian còn lại trong năm, các lò gạch đều hoạt động hết công suất, nhả khói vô tội vạ.
Ông Đàm Văn Dong, ở xã Huyền Tụng, ngao ngán: “Không khí lúc nào cũng vảng vất mùi khói than đá, khó thở, húng hắng ho suốt. Người lớn ban ngày đi làm xa còn đỡ, khổ nhất là người già và trẻ nhỏ quanh quẩn ở nhà, hít khói than suốt ngày, rồi đây bị bệnh phổi hết”. Bà Vi Thị Chấm, cũng ở xã Huyền Tụng, bức xúc: “Khói lò gạch làm cho nhiều diện tích lúa bị táp khi đang trỗ cờ, lúa bị lép nhiều. Ngô cũng không được mẩy, năng suất giảm. Kiến nghị với chủ lò gạch suất mà có ăn thua gì đâu”.
Dọc QL 3, từ xã Cẩm Giàng lên thị trấn Phủ Thông có hàng chục lò gạch dưới cánh đồng, đất nông nghiệp cũng bị đào để đóng gạch, nhiều thửa ruộng cấy lúa, trồng ngô nay trở nên hầm hố, nham nhở. Người dân cho biết, ruộng cao, bị khô hạn nên phải “hạ thấp” để sau này cấy lúa. Nhưng trên thực tế, sau khi lấy hết đất để đóng gạch, ruộng đất trở thành những cái ao, xỉ lò gạch thải ra khắp nơi nên đất đai bị phá hủy.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn chỉ có một nhà máy sản xuất gạch tuy-nen đặt ở xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, nên sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu, mặt khác không thể chở gạch từ đây đi đến các huyện xa từ 60- 90 km vì giá thành tăng cao nên trên địa bàn tỉnh, ở đâu cũng có lò gạch thủ công hoạt động, cung cấp gạch tại chỗ.
Để cung cấp gạch đáp ứng nhu cầu xây dựng, giải quyết hàng nghìn việc làm, sản xuất gạch tại địa phương để hạ giá thành vận chuyển, tỉnh Bắc Cạn cho sản xuất gạch thủ công trong thời điểm từ tháng mười năm trước đến hết tháng hai năm sau là giải pháp tình thế để không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân. xử lý khí thải Tuy nhiên, quy định này không được các chủ lò gạch chấp hành, vì các cơ quan chức năng, chính quyền xã địa phương chưa quan tâm kiểm tra, xử lý; các chủ lò gạch thủ công không nộp phí bảo vệ môi trường.
Về lâu dài, các lò nung gạch thủ công bằng than đá cần phải chấm dứt hoạt động, vì gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ người dân và ảnh hưởng đến sản xuất. Làm được điều đó, tỉnh Bắc Cạn cần có chính sách chuyển đổi nghề nghiệp đối với những lao động sản xuất gạch thủ công; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ở các địa phương chuyển đổi từ sản xuất gạch nung thủ công bằng than đá sang sản xuất các loại vật liệu không nung. Tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nhận thức về sử dụng gạch không nung. Thực hiện các chính sách khuyến khích nhân rộng việc sản xuất gạch không nung với giá thành hợp lý, đáp ứng chất lượng xây dựng mà Sở Xây dựng Bắc Cạn đã thử nghiệm thành công.

THẾ BÌNH-BÁO NHÂN DÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VungTauZ.Com