Breaking News

Tin tức môi trường

TIn tức môi trường

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BỘT CÁ

Công ty môi trường Minh Việt là công ty xử lý nước thải hàng đầu Việt Nam, chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng  công nghệ xử lý nước thải hiện đại,  hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí “Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.

Ngành thủy hải sản nước ta phát triển rất mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi gia nhập các tổ chức Thương mại thế giới, trong đó có ngành nghề sản xuất bột cá. Tuy nhiên theo đó mà ngành đã sinh ra một lượng nước thải sản xuất bột cá tương đối lớn với mức độ ô nhiễm khá cao. Chính vì vậy các Công ty cần phải có hệ thống xử lý nước thải hợp lý để bảo vệ môi trường. Dưới đây là một  trong những hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá mà Công ty chúng tôi đã thực hiện với công suất 50 m3/ngày.

Theo kết quả phân tích nước thải qua thực tế khảo sát ở một số công ty sản xuất bột cá có tính chất tương tự cho thấy, nước thải nhà máy chế biến cá của công ty sinh ra chủ yếu từ quá trình chế biến bột cá và quá trình sinh hoạt nên mang theo hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều muối có khả năng ăn mòn, nhiều Nitơ và Phốtpho, dầu mỡ cá, ngoài ra nước thải có mùi rất khó chịu. Trong nước thải có nhiều các hợp chất hữu cơ khác nhau. Hàm lượng BOD, COD vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Screen Shot 2014 08 08 at 00.20.07 Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột cá

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Nước thải sản xuất bột cá từ nhà xưởng sản xuất theo hệ thống mương dẫn qua hệ thống song chắn rác. Việc bố trí song chắn rác nhằm giữ lại những thành phần rác thô, cặn lơ lửng có kích thước tương đối lớn nhằm tránh những ảnh hưởng cho các công trình phía sau. Sau khi qua hệ thống song chắn rác, nước thải chảy về bể gom – lắng. Bể gom – lắng còn làm nhiệm vụ lắng 1 phần cặn có kích thước lớn trong nước thải. và nhờ sự hoạt động của Vi sinh vật kỵ khí, sẽ phân hủy 1 phần hàm lượng chất hữu cơ phức tạp có trong nước thải.
Từ bể gom – lắng, nước thải sẽ chảy qua bể trung gian. Từ đây, nước thải sẽ được bơm lên thiết bị keo tụ – lắng. Trong thiết bị keo tụ hai ngăn, các hóa chất như PAC, NaOH được cấp vào ngăn khuấy trộn nhanh. Quá trình đông tụ hóa học diễn ra ở pH phù hợp. Các chất hữu cơ phân tán trong nước thải, các chất lơ lửng sẽ đông tụ thành các hạt kích thước bé. Quá trình này xảy ra rất nhanh chóng. Sau đó dòng nước thải sẽ chảy qua ngăn khuấy chậm của hệ thống keo tụ – tạo bông. Trong ngăn này, polimer sẽ được bơm định lượng cấp vào với lưu lượng thích hợp. Các polimer có nhiệm vụ liên kết các hạt rắn kích thước bé thành các bông cặn to, dễ lắng. Các bông cặn này theo dòng nước chảy qua ngăn lắng để phân ly hai pha.
Ở ngăn lắng, dòng nước thải được phân phối vào bể ở ống trung tâm và sau đó phân tán đều ra khắp tiết diện bể và đi từ dưới lên. Dưới tác dụng của trọng lực, các bông tách khỏi dòng chảy, lắng xuống đáy bể. Phần nước trong dâng lên mặt và chảy vào máng thu nước, chảy qua hệ thống xử lý sinh học kỵ khí và hiếu khí. Trong bể kỵ khí, dưới sự hoạt động của vi sinh vật kỵ khí thì các hợp chất hữu cơ phức tạp còn lại sẽ được phân hủy và chuyển hóa thành các dạng hợp chất hữu cơ đơn giản hơn. Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ. Sau khi phân hủy kỵ khí, nước thải sẽ tiếp tục chảy qua bể sinh học hiếu khí. Lúc này, nồng độ BOD và COD đã giảm đáng kể. Dưới sự hoạt động của vi sinh vật hiếu khí kết hợp với quá trình phân phối khí bằng quạt thổi khí nhằm cung cấp nguồn oxy cho vi sinh vật sử dụng để phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ đơn giản thành sinh khối, CO2 và nước. Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua bể lắng nhằm tách bùn sinh học có trong dòng nước thải. Nước thải sẽ được phân phối vào ống lắng trung tâm, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong sẽ chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu nước đổ vào bể trung gian – khử trùng. Tại đây, nước thải sẽ được khử trùng bằng Clorine để tiêu diệt vi sinh. Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được.
Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức B – QCVN 11:2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận. Bùn tách ra từ bể keo tụ – lắng, bùn dư từ bể lắng sinh học và nước rửa bể lọc sẽ được đưa về bể phân hủy bùn kỵ khí. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Designed By VungTauZ.Com