Cả trạm xử lý chỉ có 3 hố chứa rác. |
Hậu quả của quy hoạch thiếu tầm nhìn
Lần theo chỉ dẫn, nhóm phóng viên Báo Hànộimới bám theo con đường 434 tìm vào xã Yên Mông, nơi có khu xử lý rác thải được đầu tư trị giá gần 30 tỷ đồng nhưng bị "đắp chiếu" kể từ ngày khánh thành đến nay.
Dừng xe hỏi đường, bà bán nước mía chỉ tay về chiếc cổng làng, phía trên có dòng chữ: "Làng Văn hóa xóm Mỵ". Tôi cười tếu táo: "Bà cứ trêu tụi con, đường vào khu xử lý rác thải cơ mà?". Bà bán hàng nhìn chúng tôi ra điều thông cảm: "Bà nói thật, chắc cô chú ở xa nên chưa biết đó thôi. Trạm xử lý rác xây giữa làng văn hóa nên suốt 4 năm nay mới "đón" được vỏn vẹn 2 xe rác". Đi lắt léo qua đường làng chừng non cây số, nhìn thấy cánh cổng sắt to của khu xử lý rác thải, chúng tôi sững người, mới tin lời bà bán nước mía nói là thật.
Lần theo chỉ dẫn, nhóm phóng viên Báo Hànộimới bám theo con đường 434 tìm vào xã Yên Mông, nơi có khu xử lý rác thải được đầu tư trị giá gần 30 tỷ đồng nhưng bị "đắp chiếu" kể từ ngày khánh thành đến nay.
Dừng xe hỏi đường, bà bán nước mía chỉ tay về chiếc cổng làng, phía trên có dòng chữ: "Làng Văn hóa xóm Mỵ". Tôi cười tếu táo: "Bà cứ trêu tụi con, đường vào khu xử lý rác thải cơ mà?". Bà bán hàng nhìn chúng tôi ra điều thông cảm: "Bà nói thật, chắc cô chú ở xa nên chưa biết đó thôi. Trạm xử lý rác xây giữa làng văn hóa nên suốt 4 năm nay mới "đón" được vỏn vẹn 2 xe rác". Đi lắt léo qua đường làng chừng non cây số, nhìn thấy cánh cổng sắt to của khu xử lý rác thải, chúng tôi sững người, mới tin lời bà bán nước mía nói là thật.
Sau đó, chúng tôi trao đổi với ông Nguyễn Văn Cần, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Mông thì được biết, khu xử lý và chôn lấp rác thải xã Yên Mông được khởi công xây dựng từ năm 2005, kinh phí đầu tư cho xây dựng và giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 lên tới xấp xỉ 30 tỷ đồng.
Đúng như lời bà lão nói, ba bề của khu xử lý rác thải này tiếp giáp với nhà dân, kế bên là trường mầm non và trường tiểu học của xã Yên Mông. Xây dựng xong đã lâu nhưng chưa đưa vào sử dụng, phần lớn các hạng mục của khu xử lý rác thải đã xuống cấp nghiêm trọng. Khu nhà điều hành xập xệ, cánh cổng sắt hoen gỉ, nhìn trước ngó sau tịnh không một bóng người.
Biết chúng tôi là nhà báo, muốn vào bên trong khu xử lý rác tìm hiểu, một người chăn bò gần đó bảo để ông giúp. Nói rồi, ông cầm máy điện thoại gọi cho ai đó. Chừng hai phút sau, ông quay ra chưng hửng: "Người ta bảo nhà báo thì không được mở cửa!". Không còn cách nào khác, chúng tôi đành tháo giày, trèo qua bức tường cao hơn 2m được đắp bằng đất để tiếp cận khu xử lý. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là cả khu đất rộng 23ha này chưa có một thiết bị nào ngoài ba cái hố rác được đào sẵn.
Đúng như lời bà lão nói, ba bề của khu xử lý rác thải này tiếp giáp với nhà dân, kế bên là trường mầm non và trường tiểu học của xã Yên Mông. Xây dựng xong đã lâu nhưng chưa đưa vào sử dụng, phần lớn các hạng mục của khu xử lý rác thải đã xuống cấp nghiêm trọng. Khu nhà điều hành xập xệ, cánh cổng sắt hoen gỉ, nhìn trước ngó sau tịnh không một bóng người.
Biết chúng tôi là nhà báo, muốn vào bên trong khu xử lý rác tìm hiểu, một người chăn bò gần đó bảo để ông giúp. Nói rồi, ông cầm máy điện thoại gọi cho ai đó. Chừng hai phút sau, ông quay ra chưng hửng: "Người ta bảo nhà báo thì không được mở cửa!". Không còn cách nào khác, chúng tôi đành tháo giày, trèo qua bức tường cao hơn 2m được đắp bằng đất để tiếp cận khu xử lý. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là cả khu đất rộng 23ha này chưa có một thiết bị nào ngoài ba cái hố rác được đào sẵn.
Theo thiết kế, đây là khu xử lý rác thải hiện đại, đạt tiêu chuẩn, tuy nhiên do người dân không đồng thuận nên công trình bị bỏ hoang từ năm 2009 đến nay. Ông Cần lý giải: "Ngày đó, không biết tỉnh tính toán kiểu gì mà khoanh vị trí khu xử lý rác thải nằm ngay sát khu dân cư. Lo ngại môi trường bị ô nhiễm, bà con phản đối dữ lắm. Chính vì thế, ngay khi có xe rác đầu tiên đưa về khu xử lý, dân làng kéo nhau ra chặn, gây mất an ninh trật tự khu vực.
Rõ ràng, việc xây dựng một trạm xử lý rác thải ngay giữa khu dân cư thể hiện công tác quy hoạch của tỉnh Hòa Bình thời điểm trước rất thiếu tầm nhìn. Thiếu ở chỗ, diện tích đất tự nhiên của Hòa Bình lớn, đất đồi bỏ hoang ngay khu vực tiếp giáp khu xử lý rác thải hiện nay còn rất nhiều, nếu chỉ cần dịch vào dăm bảy trăm mét nữa thì hoàn toàn xa khu vực dân cư. Chính vì đầu tư sai dẫn đến nhiều hệ lụy mà việc để tồn tại bãi rác tạm Dốc Búng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là một ví dụ điển hình.
MXD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét